Jeanelle

New Member
Viện Giám sát Cúm châu Âu mới đây khuyến cáo những người nghi mắc bệnh cúm cần phân biệt rõ các biểu hiện "cảm lạnh và "cúm" theo đúng nghĩa y học.



Theo Giáo sư Koos van der Velden, làm việc tại Viện Giám sát Cúm châu Âu, cúm là một bệnh lý do virus có tên influenza (thể A hay B) gây ra, có thể gọi là "cúm dịch".



Người mắc cúm dịch thường sốt cao đột ngột, kèm theo ho khan dữ dội, nhức đầu, đau nhức cơ toàn thân, cảm giác lạnh và mệt mỏi. Một khi nhiễm cúm, người bệnh sẽ nhanh chóng kiệt sức, không thể đi lại được.



Trong khi đó, cảm lạnh là một phản ứng của cơ thể với thời tiết lạnh mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là bệnh cúm. Người bị cảm lạnh thường có biểu hiện xổ mũi và ho có đờm.



Trên thực tế, bệnh "cúm" nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với chứng "cảm lạnh". So với cúm dịch, chứng cảm lạnh thông thường có diễn biến chậm hơn và không bị biến chứng vào phổi.



Các nghiên cứu của Viện Giám sát Cúm châu Âu còn cho thấy chứng cảm lạnh thường xảy ra vào đầu tháng 9 ở đối tượng là trẻ em, trong khi bệnh cúm dịch lại bắt đầu sớm nhất vào tháng 12 và kéo dài không quá từ 5 đến 8 tuần. Đối tượng dễ mắc bệnh cúm nhất là thanh thiếu niên.



Tuy nhiên, ở độ tuổi này, bệnh cúm thường được chữa trị dễ dàng và không để lại di chứng. Những người ở tuổi trung niên trở lên, mặc dù khó nhiễm bệnh hơn, nhưng khi mắc lại thường là những ca phức tạp, có nguy cơ tử vong rất cao. Chính vì vậy, một khi có các biểu hiện cúm, người bị bệnh cần được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.



Cho đến nay, cách phòng chống cúm dịch hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắcxin, nhưng theo các nhà chuyên môn, hiệu quả tiêm vắcxin cũng không phải là tuyệt đối. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả phòng ngừa của vắcxin cúm giảm nhanh hay chậm tùy theo cơ thể mỗi người.



Chính vì vậy, Giáo sư Velden khuyến cáo không nên tiêm vắcxin quá sớm trước mùa dịch cúm. Ngay cả đối với những người đã tiêm vắcxin phòng cúm vẫn có tới từ 5-40% trường hợp nhiễm cúm do không phát huy được các kháng thể cần thiết.



Đối với các trường hợp này, các bạn sĩ khuyến cáo nên dùng các loại thuốc chống virus đặc trị với liều lượng thích hợp để tránh các biến chứng phức tạp hơn.



Theo Tuổi Trẻ Online
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu sự khác nhau về nhu cầu sử dụng dịch vụ hẹn hò của người việt tại hà nội theo độ tuổi Văn hóa, Xã hội 0
M Khảo sát sự thay đổi mật số vi sinh vật ở các nồng độ Chlorine khác nhau khi xử lý cá Tra nguyên liệu tại nhà máy thủy sản Khoa học Tự nhiên 0
B So sánh sự giống và khác nhau giữa tín dụng đầu tư và xuất khẩu của Nhà nước với tín dụng của ngân hang thương mại Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa thuế, phí và lệ phí. Trình bầy tình hình thu thuế VAT tại một Công ty trách nhiệm hữu hạn Luận văn Kinh tế 0
D Sự khác nhau trong giải thoát luận của triết học ấn độ cổ trung đại Môn đại cương 0
D So sánh sự giống và khác nhau ODA và FDI? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
T Nghiên cứu sử dụng tro than bay trong phân tích dioxin và đánh giá sự khác biệt của dioxin từ nguồn phát thải khác nhau Khoa học Tự nhiên 0
T Sự khác nhau giữa phương pháp quản trị của doanh nghiệp nhật bản và mỹ Quản trị Nhân lực 0
Q So sánh sự giống nhau và khác nhau gữa hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế Luận văn Kinh tế 2
D Sự khác nhau giữa một thằng bé da đen và da trắng khi bị bạo hành Vui Cười Chém Gió 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top