Petro Vietnam sẽ phải “chia tay” với tài chính, bất động sản
Vietjet muốn thu về 800 triệu USD từ IPO cuối năm nay
SGD: Quý 4/2014 lãi ròng cao gấp 8 lần cùng kỳ
Gần 40% CEO dưới 40 tuổi ở Việt Nam tuổi Ngọ
Theo Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới được Chính phủ ban hành, Petro Vietnam sẽ không được góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay đầu tư các dự án bất động sản …
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo đó, vốn của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty mẹ) bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại Công ty mẹ, vốn do Công ty mẹ tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Công ty mẹ có trách nhiệm tổ chức hạch toán, theo dõi riêng từng nguồn vốn theo quy định hiện hành.
Nghị định nêu rõ, Công ty mẹ được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài Công ty mẹ. Việc sử dụng tài sản có liên quan đến đất đai để đầu tư ra ngoài Công ty mẹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty mẹ cũng được nêu rõ tại Nghị định, bao gồm: Đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, công ty liên kết; góp vốn vào các Hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; Mua cổ phần hay góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty hợp danh; Mua lại một công ty khác; Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, theo Nghị định, Công ty mẹ không được góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay đầu tư các dự án bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hay công ty đầu tư chứng khoán; trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Công ty mẹ có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái hết số vốn đã đầu tư theo quy định.
Công ty mẹ không được đầu tư hay góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hay người sở hữu chính của doanh nghiệp là vợ hay chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Ban Giám đốc và kế toán trưởng Công ty mẹ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ việc quản lý và sử dụng tài sản của công ty mẹ; chế độ thu chi tài chính; lợi nhuận và trích lập các quỹ; quản lý vốn của công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác...
Vietjet muốn thu về 800 triệu USD từ IPO cuối năm nay
SGD: Quý 4/2014 lãi ròng cao gấp 8 lần cùng kỳ
Gần 40% CEO dưới 40 tuổi ở Việt Nam tuổi Ngọ
Theo Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới được Chính phủ ban hành, Petro Vietnam sẽ không được góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay đầu tư các dự án bất động sản …
Chính phủ vừa ban hành Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Theo đó, vốn của Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Công ty mẹ) bao gồm vốn do Nhà nước đầu tư tại Công ty mẹ, vốn do Công ty mẹ tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Công ty mẹ có trách nhiệm tổ chức hạch toán, theo dõi riêng từng nguồn vốn theo quy định hiện hành.
Nghị định nêu rõ, Công ty mẹ được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của mình để đầu tư ra ngoài Công ty mẹ. Việc sử dụng tài sản có liên quan đến đất đai để đầu tư ra ngoài Công ty mẹ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty mẹ cũng được nêu rõ tại Nghị định, bao gồm: Đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, công ty liên kết; góp vốn vào các Hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới; Mua cổ phần hay góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh, công ty hợp danh; Mua lại một công ty khác; Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
Đặc biệt, theo Nghị định, Công ty mẹ không được góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hay đầu tư các dự án bất động sản, không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hay công ty đầu tư chứng khoán; trừ những trường hợp đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với khoản vốn đã góp, đầu tư tại các lĩnh vực nêu trên không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Công ty mẹ có trách nhiệm lập phương án cơ cấu lại, thoái hết số vốn đã đầu tư theo quy định.
Công ty mẹ không được đầu tư hay góp vốn mua cổ phần của các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hay người sở hữu chính của doanh nghiệp là vợ hay chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột của thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Ban Giám đốc và kế toán trưởng Công ty mẹ.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ việc quản lý và sử dụng tài sản của công ty mẹ; chế độ thu chi tài chính; lợi nhuận và trích lập các quỹ; quản lý vốn của công ty mẹ đầu tư vào doanh nghiệp khác...