sokhanh_laanh.vjpqn
New Member
Download miễn phí Đề tài Sự phát triển của tư bản tài chính trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản ngày nay
MỤC LỤC
I. SỰ HÌNH THÀNH CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH 2
1. Sự tích tụ sản xuất trong công nghiệp dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong công nghiệp 2
2. Sự tích tụ sản xuất và độc quyền hoá trong công nghiệp dẫn đến tích tụ tư bản và độc quyền hoá trong lĩnh vực ngân hàng 2
3. Sự dung hợp giữa tư bản độc quyền trong ngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp dẫn đến hình thành TBTC 3
II. BIỂU HIỆN MỚI CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN CNTB NGÀY NAY 4
1. Sở hữu của tư bản tài chính 4
2. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản độc quyền công và tư bản độc quyền ngân hàng 6
3. Sự thay đổi trong lĩnh vực phát hành chứng khoán và hệ thống tham gia 6
4. Hình thành những tập đoàn tư bản tài chính với tư cách như một hình thái liên minh siêu độc quyền 6
5. Sự tham gia của các chuyên gia quản lý với tư cách là một bộ phận hợp thành của giới đầu sỏ tài chính 7
III. CÁC VẤN ĐỀ CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH NGÀY NAY 7
1. Khủng hoảng tài chính và hệ lụy của nó 7
2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 8
3. Nền kinh tế toàn cầu và các giai đoạn khủng hoảng tài chính 9
3.1. Khủng hoảng tài chính giai đoạn 1929 - 1934 9
3.2. Khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 10
3.3. Thế giới với cuộc khủng hoảng tài chính mới nhất 12
KẾT LUẬN 18
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-06-de_tai_su_phat_trien_cua_tu_ban_tai_chinh_trong_giai_doan_ch_5sopV60mJq.png /tai-lieu/de-tai-su-phat-trien-cua-tu-ban-tai-chinh-trong-giai-doan-chu-nghia-tu-ban-ngay-nay-90883/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1. Sở hữu của tư bản tài chính
Tư bản tài chính theo Lênin “là sự hợp nhất hay sự hòa hợp vào nhau giữa Ngân hàng và công nghiệp – đó là lịch sử phát sinh của tư bản tài chính và là nội dung của khái niệm tư bản tài chính”. Đây là hình thức sử hữu hỗn hợp tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đưa tới. ngày nay tư bản tài chính đã có sự thay đổi và là những thay đổi về mặt cơ cấu, giá trị, cách thức huy động vốn và ngày càng mang tính quốc tế hóa cao. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KHKT – CN, để chiếm lĩnh các kỹ thuật mũi nhọn và xác lập vị trí độc quyền bằng kỹ thuật các tập đoàn cần có lượng vốn cực kỳ lớn, do đó việc huy động vốn phải bằng nhiều hình thức.
Trước nhất, đó là hình thức sáp nhập giữa các xí nghiệp độc quyền, hình thức này ngay nay đã mang tính toàn cầu và ngày càng trở thành cách đầu tư chủ yếu, để trở thành các tập đoàn xuyên quốc gia.
Thứ hai, là các XN đã sử dụng cách phát hành trái phiếu để gom vốn, do ngân hàng đầu tư hay bảo lãnh đề gán kết các XN lại thành những tập đoàn tài chính lớn
Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng thì vai trò của các hình thức phi ngân hàng thực hiện nhiều chức năng khác nhau đã tăng lên trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Đây là một xu hướng vận động mới của ngân hàng hiện đại. Các hình thức phi ngân hàng như việc thành lập các công ty cổ phần kinh doanh tiền tệ ở Mỹ, thi trường tư bản chi vay và chứng khoán mà việc thu hút tiết kiệm, việc cấp vốn của Nhà nước, các doanh nghiệp và dân cư trong nền kinh tế được thực hiện đã tăng lên. Từ đó quan hệ sở hữu cổ phần thay đổi.
Thứ nhất, chế độ ủy nhiệm do phát hành cổ phiếu có giá trị nhỏ đã làm cho cổ phần gia tộc chuyển thành cổ phẩn của nhiều tổ chức, biến các nhà tư bản cá biệt thành nhà tư bản hỗn hợp, sở hữu cá nhân thành sở hữu của TB hỗn hợp.
Thứ hai, hình thức liên hợp nắm giữ cổ phần làm cho các tập đoàn tài c hính đan xem nhau, thâm nhập vào nhau. Từ sau chiến tranh, với các hình thức liên kết nganh và liên kết dọc giữa các xí nghiệp độc quyền, những cổ đông lớn chiếm độc quyền cổ phần giảm đi, nhiều cổ đông lớn liên kết với nhau để khống chế một công ty, XN độc quyền. Các cổ đông lớn chi phối trong tổ chức tài chính, chúng liên kết với nhau, hình thành kiểu liên kết cùng nhau khống chế các tổ chức tài chính.
Thứ ba số người và các tổ chức tham gia đầu tư cổ phiếu ngày càng nhiều, quyền sở hữu cổ phần ngày càng phân tán
Như vậy, việc phát hành cổ phiếu giá trị nhỏ, chế độ ủy nhiệm, sự đan xen thâm nhập vào nhau của tư bản tài chính đã làm cho số cổ đông tăng lên, lượng chu chuyển ốc phiếu tăng theo. Sự dịch chuyển quyền sở hữu cổ phiếu diễn ra liên tục, tính xã hội hóa của tư bản ngày càng mở rộng. Nhưng sự chênh lệch về quyền sở hữu cổ phiếu do sự khác nhau về loại cổ phiếu gây ra khiến cho đông đảo các cổ đông nhỏ nắm được tình hình sản xuất tiêu thụ và đầu tư của XN, quyền kiểm soát cổ phiếu vẫn thuộc về các cổ đông có lượng cổ phiếu đủ lớn. Sự đan xen vào nhau giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính thông qua sự đan xem cổ phần làm cho bất kỳ một cổ đông độc lập nào cũng không thể có được số cổ phần có ý nghĩa quyết định đối với XN độc quyền, quyền lực bị dàn đều, từ đó chế độ sở hữu kiểu mắt lưới liên kết theo chiều quang ra đời, một hình thức sử hữu tập thể của tư bản độc quyền
2. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản độc quyền công và tư bản độc quyền ngân hàng
Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ở nhiều ngành do vậy, các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới dạng kiểu công –nông – thương – tín – dịch vụ, hay công nghiệp – quân sự - dịch vụ quốc phòng
Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn và phức tạp hơn. Ví dụ: ngân hàng cho công nghiệp vay vốn và đảm bảo tính dụng cho nó kinh doanh, lợi cùng hưởng, rủi ro thua lỗ cùng chịu. hay là ngân hàng mua sắm các phương tiện hiện đại, đắt tiền vổi mới cho các doanh nghiệp thuê. Ngày nay, do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên các tài sản cố định cũng như các trang thiết bị lỗi thời rất nhanh, việc đi thuê phương tiện của tài sản cố định đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư mua sắm khi gia nhập một ngành sản xuất mới.
Sự thay đổi trong lĩnh vực phát hành chứng khoán và hệ thống tham dự
Các ngân hàng đầu tư đã củng cố thêm vị trí của chúng trên thị trường quốc gia và quốc tế nhờ phát hành chứng khoán và buôn bán chứng khoán với quy mô lớn. Các ngân hàng quản lý vốn của các công ty đầu tư, các quỹ hưu trí và từ thiện, các tổ chức và cá nhân nhà tư bản đã tạo ra khả năng hình thành số cổ phiếu khống chế. VD: cuối năm 1987, công ty tài chính lớn nhất của Mỹ là American Express cùng v ới các ngân hàng lớn đã quản lý 332 tỷ USD trong số 531 tỷ USD vốn kinh doanh của 5 công ty thương mại hàng đầu ở Mỹ
Hình thành những tập đoàn tư bản tài chính với tư cách như một hình thái liên minh siêu độc quyền
Để vươn ra địa bàn thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, toàn cầu hoá kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia thực hiện việc điều tiết các consơn và cônglômêrát, xâm nhập vào nền kinh tế của các quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Xingapo... là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế. Dù biểu hiện dưới hình thức nào, có sự thay đổi cơ chế thống trị ra sao, bản chất của tư bản tài chính cũng không thay đổi
Sự tham gia của các chuyên gia quản lý với tư cách là một bộ phận hợp thành của giới đầu sỏ tài chính
Sự tham gia của các chuyên gia quản lý với tư cách là một bộ phận hợp thành của giới đầu sỏ tài chính. Thực tế hiện nay, các chuyên gia quản lý do chức năng của mình có thể đạt tới sự kiểm soát đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính, các ngân hàng.Ở Mỹ, nhiều chuyên gia quản lý do tham gia vào dịch vụ môi giới cổ phần cho công ty mà đã trở thành những chủ sở hữu của công ty: khoảng 150 chuyên gia quản lý ở Mỹ hiện nay có thu nhập hàng năm trên một triệu đô la. Các chuyên gia quản lý này nằm trong giới kinh doanh và chính trị có ảnh hưởng lớn như bộ phận họp thành của giới chop bu, thuộc vào hàng ngũ đầu sỏ tài chính. Đây chính là tiêu biểu cho một thế hệ nhà tư bản tài chính mới
CÁC VẤN ĐỀ CỦA TƯ BẢN TÀI CHÍNH NGÀY NAY
Khủng hoảng tài chính và hệ lụy của nó
Có thể hiểu khủng hoảng tài chính là trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống lưu thông tiền tệ, tín dụng, đến tài chính nhà nước, biểu hiện chủ yếu ở sự mất ổn định, mất cân đối giữa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng và kéo dài các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng của ngân hàng, kéo theo lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng. KHTC bắt nguồn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hay do chi tiêu vào phúc lợi xã hội quá sức chịu đựng của nền kinh tế, hay đầu tư nhiều mà không có hiệu quả, tất cả đều có thể dẫn đến KHTC. Khủng hoảng thị trường tài chính xảy ra khi những món nợ đến hạn không thu hồi được, do việc cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xem xét khả năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc, do giá chứng khoán cổ phần đột nhiên giảm sút.
Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính xảy ra nặng nề chưa từng có từ 1997 ở Châu Á làm bộc lộ những mặt yếu kém, với sắc thái và mức độ khác nhau ở từng nước, về cơ cấu kinh tế và cơ chế kinh tế. Nó đòi hỏi sự hợp tác, phối hợp hành động ở cả ba cấp: quốc gia, khu vực, toàn cầu; sự đổi mới các thể chế tài chính - tiền tệ quốc tế, bảo đảm sự hợp tác bình đẳng; sự hỗ trợ có hiệu quả nhằm giúp cho nền kinh tế mỗi nước, cũng như nền kinh tế thế giới phát triển bền vững. Việt Nam ít nhiều chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ấy, vì 70% thị trường xuất khẩu của Việt Nam và 70% đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là từ khu vực Châu Á. Tác động ấy biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng chậm lại (GDP năm 1997: 8,8%; năm 1998: 5,8%; đầu năm 1999: thấp hơn). Biện pháp khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới toàn diện và sâu sắc hơn, phát huy mọi nguồn lực, mọi tiềm năng, ra sức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2. Nguyên nhân của khủng hoảng tài chính
Nền kinh tế toàn cầu và các giai đoạn khủng hoảng tài chính
3.1. Khủng hoảng tài chính giai đoạn 1929 - 1934
Vào những năm 1920, nền kinh tế Mỹ vận hành với chủ trương trở thành nhà băng của thế giới, thành nhà sản xuất lương thực, sản xuất đồ dùng cho toàn thế giới nhưng sẽ mua ít nhất có thể những gì mà phần còn lại của thế giới sản x...