hoangoclan20337

New Member
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "tui ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "tui ghét người". Cậu bé hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nứt nở. Cậu không hiểu được từ trong khu rừng lại có người ghét cậu.



Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy thét thật to: “tui yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "tui yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió ắt gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".

(theo "Qùa tặng cuộc sống", NXB Trẻ, 2002)

Trong câu chuyện trên, người mẹ đã nói với con về một định luật trong cuộc sống, anh (chị) có đồng ý với nhận định đó không? Hãy nêu suy nghĩ của mình.

DÀN Ý


I. Mở bài:



- Trong cuộc sống mỗi chúng ta đều tồn tại cái thiện và cái ác, có khi nào một ai đó làm điều ác mà đêm về không gặp ác mộng, có ai đó làm việc tốt xong mà không thầm cảm giác vui vẻ, hạnh phúc trong lòng.



- Hãy nhớ rằng cho điều gì sẽ nhận được điều đó, ai gieo gió thì sẽ gặp bão, ta thù gét người thì người cũng sẽ thù gét ta, ta yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương ta.



- Đưa ra câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu”



II. Thân bài:



1. Giải thích câu chuyên:




- Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.



- Khi con người trao tặng người khác tình cảm gì thì cũng nhận lại tình cảm đó.



- Đây là mối quan hệ nhân quả và là quy luật có tính tất yếu của cuộc sống.



2. Bình luận




a. Giải thích định luật cuộc sống




- Cho điều gì sẽ nhận điều ấy.



- Mối quan hệ cho và nhận rất phong phú bao gồm cả vật chất và tinh thần..



- Mối quan hệ này không phải lúc nào cũng ngang bằng nhau trong cuộc sống: Có khi ta cho nhiều nhưng nhận ít và ngược lại.



- Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người nào thì nhận lại của người đó, mà nhiều khi nhận ở người mình chưa hề cho.



- Khi cho, cái mình nhận có khi là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống.



- Nếu làm điều gì không tốt, ích kỉ, vụ lợi hay hành động vì động cơ xấu sẽ phải nhận những gì đã gieo. Đó là sự không thanh thản trong tâm hồn, hay những hành động không tốt do người khác đáp lại. Như vậy, chính mình hại mình.



- Thương yêu, tốt với người sẽ được người yêu thương, đối xử tốt.



b. Chứng minh định luật cho và nhận bằng dẫn chứng (lồng các dẫn chứng vào)




c. Bình luận vấn đề




- Đây là ý kiến đúng và có ý nghĩ sâu sắc.



- Nó hướng con người đến cuộc sống tốt, cao đẹp, giàu yêu thương, có trách nhiệm trước ứng xử bản thân với cộng đồng.



- Tuy nhiên đôi khi cho và nhận không phải lúc nào cũng tương ứng nhưng không vì thế mà tính toán trong cuộc sống. Sống tốt phải là bản chất tự nhiên, không gượng ép.



- Hận thù lúc nào cũng kéo theo hận thù, bạo động lúc nào cũng sinh ra bạo động. Chỉ có tình yêu mới làm phát sinh tình yêu. Chính vì thế hãy lấy tình yêu để đáp trả thù hận. Tiếng vọng cao đẹp nhất của một nghĩa cử yêu thương lúc nào cũng là tiếng vọng của sự bình an trong tận đáy tâm hồn chúng ta.



d. Ý nghĩa câu chuyện:




- Câu chuyện khuyên chúng ta :



+ Con người phải biết cho cuộc đời này những điều tốt đẹp nhất : đó là sự yêu thương, trân trọng, cảm thông giúp đỡ lẫn nhau chứ không phải cho nhận vì mục đích vụ lợi…



+ Con người cần biết cho nhiều hơn là nhận lại ; phải biết cho mà không trông chờ đáp đền.



- Vấn đề dặt ra trong câu chuyện là bài học lớn về một lối sống đẹp : sống nhân ái, luôn bao dung và yêu thương với cuộc đời.



III. Kết bài:



- Rút ra bài học cho bản thân.



- Cuộc sống trao trả cho chúng ta những gì chúng ta ban phát. Cuộc sống là một tấm gương phản chiếu những hành động của chúng ta. Nếu muốn được yêu thương, thì phải biết thương yêu, nếu muốn được đối xử tử tế thì phải sống tử tế, nếu muốn được cảm thông và kính trọng thì phải biết thông cảm và tôn trọng, nếu muốn được người khác khoan dung và độ lượng với mình thì chính bản thân phải sống khoan dung và hào hiệp. Quy luật này áp dụng cho mọi khía cạnh đời sống.Nguồn: St

 

Arno

New Member
Từ thuở lọt lòng cho đến trưởng thành, mỗi chúng ta được nuôi dưỡng bằng cậu chuyện của bà và mẹ. Những câu chuyện ấy không chỉ làm ta thích thú, mà còn tưới mát tâm hồn trẻ thơ, từ đó gieo trồng hạt giống tương lai. “Cô bé bán diêm” gieo tình yêu thương. “Thánh Gióng” gieo lòng yêu nước và dũng cảm. “Bó hoa tặng mẹ” gieo lòng hiếu thảo… Và hôm nay, ta bắt gặp câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu”, kể về những lần cậu bé hét to vào rừng sâu và được rừng vọng lại. Vậy, câu chuyện có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng nhau bàn bạc để rút ra bài học quý báu cho cuộc sống…



Với tất cả nỗi bực tức, cậu bé đã hét to “tui ghét người” và rừng đã vọng lại “tui ghét người”, cậu bé hoảng sợ. Nhưng khi cậu hét lên “tui yêu người” với tất cả tình yêu thương, rừng đã trìu mến đáp lại. Có lẽ cậu bé không hiểu vì sao lại như thế vì cậu còn quá nhỏ. Nhưng trong tâm hồn non nớt ấy bắt đầu ươm mầm khái niệm trao đi và nhận lại...



Con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót, con người cho nhau tình yêu và cao hơn nữa là đức hy sinh. Khi yêu, con người sẵn sàng hy sinh tất cả mà không đòi hỏi gì. Cụ Bơ-men (Chiếc lá cuối cùng – O Henri) hy sinh mạng sống của mình để cho Giôn-xi được sống. Nàng Xtefchia (Con hủi) hy sinh mạng sống, tuổi xuân cho tình yêu được sống. Điều gì đã thúc đẩy họ hành động như vậy? Với Xtefchia là dành cho người nàng yêu Valđemar. Còn với cụ Bơ-men, Giôn-xi chỉ là người cùng nghề họa sĩ, sống cùng căn hộ, không thân thiết. Nhưng vì thương yêu cô gái trẻ tội nghiệp, một mình cụ đã chống chọi giữa đêm khuya mưa bão vẽ nên chiếc lá để cho trái tim Giôn-xi được đập mạnh mẽ. Đổi lại, trái tim cụ Bơmen đã ngừng đập. Cả cuộc đời mình, cụ chỉ mong có một tác phẩm để đời, chính chiếc lá cuối cùng đã giúp cụ toại nguyện.



Cậu bé trong câu chuyện không cần đợi tiếng vọng của rừng bởi vì trong tâm hồn cậu đang có mưa. Mưa tưới mát đất tâm hồn, làm cho cây cối đâm chồi nảy lộc. Cậu bé đã nhận lại tất cả, nhận làn gió mát cuốn trôi bao giận hờn, bực tức; nhận tiếng chim reo vui đón chào hạnh phúc… Như vậy, “cho” đã trở thành khát vọng sống mãnh liệt, là hành động thôi thúc... Bởi vì “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” – Tố Hữu...



tui sẽ chọn cách sống cống hiến. tui cống hiến tài năng và sức trẻ để gây dựng đất nước, kinh nghiệm cho lớp trẻ mai sau… Để rồi khi nhắm mắt xuôi tay, tui sẽ mỉm cười hài lòng trong khi mọi người khóc.



Người ta nói “cho và nhận” chứ không nói “nhận và cho”. Bởi vì sống thì cứ “cho” đi, đừng mong “nhận” lại. Nếu ai “cho” đi để mong “nhận” lại thì đó chỉ là sự “trao đổi”, không phải là san sẻ yêu thương...



Cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn, con người hàng ngày vẫn làm việc, lao động và “cho” – “nhận”. Hy vọng rằng, mọi người cứ “cho” đi mà không chờ “nhận” lại. Bởi vì khi “cho” là “nhận”. Thời gian rồi cũng sẽ qua mau, có những thứ sẽ phai mờ nhưng hãy tin tôi, điều gì đã “cho” sẽ mãi trường tồn như câu chuyện “tiếng vọng của rừng”. Bởi vì nó đã được khắc sâu trong tim, chảy trong huyết mạch để nhắc nhở nhau rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”...





Sưu tầm
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top