Cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn
làm văn tả cảnh, người viết cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật rõ hơn theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý rõ hơn khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
- Bầu trời âm u, nhiều mây.
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
- Cây cối rụng lá chờ cành.
- Chim tróc bay đi tránh rét.
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
- Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...).
- Vầng trán.
- Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
- Đôi mắt, miệng.
- Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn...
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi:
- Mắt đen tròn ngây thơ;
- Môi đỏ như son;
- Chân tay mũm mĩm;
- Miệng cười toe toét;
- Nước da trắng mịn;
- Nói chưa sõi...
d) Tả một cụ già:
1Tóc trắng da mồi;
- Cặp mắt tinh anh;
- Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn;
- Giọng nói trầm ấm...
- Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt
lấp lánh khích lệ...
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. các bạn bắt tay vào làm
bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
- Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. các bạn
trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh
người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
- Miêu tả theo không gian:
+ Từ xa tới gần.
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức
tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết
thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hay tranh cãi nhau về điều gì
đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất.
Bài văn mẫu cho các bạn
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn
làm văn tả cảnh, người viết cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật rõ hơn theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý rõ hơn khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
- Bầu trời âm u, nhiều mây.
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
- Cây cối rụng lá chờ cành.
- Chim tróc bay đi tránh rét.
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
- Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...).
- Vầng trán.
- Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
- Đôi mắt, miệng.
- Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn...
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi:
- Mắt đen tròn ngây thơ;
- Môi đỏ như son;
- Chân tay mũm mĩm;
- Miệng cười toe toét;
- Nước da trắng mịn;
- Nói chưa sõi...
d) Tả một cụ già:
1Tóc trắng da mồi;
- Cặp mắt tinh anh;
- Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn;
- Giọng nói trầm ấm...
- Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt
lấp lánh khích lệ...
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. các bạn bắt tay vào làm
bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
- Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. các bạn
trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh
người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
- Miêu tả theo không gian:
+ Từ xa tới gần.
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức
tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết
thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hay tranh cãi nhau về điều gì
đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất.
Bài văn mẫu cho các bạn
Mùa xuân là mùa chim chóc bay về. Mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, còn các loài hoa thì đua nhau khoe sắc.
Nhưng không phải loại cây nào cũng dễ dàng cảm nhận được mùa xuân. Thế nên mới có chuyện, loài cây kia vì ngủ quên mà sang tới tận tháng ba mới đâm chồi nảy lộc. Vườn nhà
em rộng, lại trồng rất nhiều cây, chính vì thế mà, nhờ quan sát nhiều em mới biết xoan là một trong
những nhiều cây ?nhạy cảm? với mùa xuân hơn cả.
Xoan rụng lá sớm, thường vào lúc mùa thu nên mấy tháng mùa đông nó khoe bộ xương gầy
gộc giữa trời trông như chẳng có chút gì của mầm sống cả. Thân cây mốc meo, khô và nứt nẻ. Có
những đoạn nứt to, vỏ cây bị trẻ con cậy bong ra từng mảng. ở mXi trên cao kia, cây không còn một
chiếc lá nào, chỉ có những cành khô trụi khẳng khiu đang níu giữ một vài chùm quả chín khô chưa
rụng được. Xoan đứng giữa trời đông như một cụ già không có chút nào sức sống.
Thế nhưng chúng ta đâu có biết, xoan đang sống ở bên trong. Cây vẫn cung cấp lên cành nhưng
sống hàng ngày để nuôi muôn triệu mầm non đang hình thành ở bên trong. Thế nên nếu chỉ nhìn
vào hình thức thì chẳng ai có thể đoán được cây đang chuẩn bị cho một vòng đời mới vội vX làm
sao.
Mùa xuân đến đầu tiên bằng những cơn mưa lất phất xen lẫn cái lạnh của mùa đông. Dân gian
ta gọi thứ mưa đó là mưa xuân. Mưa ngấm vào thân gỗ và cứ thế từ đó thân cây mốc meo khô cứng
bỗng ?ẩm sì?. Mưa ?tưới nước cho cây làm mềm phần vỏ và thế là chỉ mấy ngày sau, xoan nảy ra
không biết bao nhiêu mầm lá nhỏ li ti như hạt đỗ. Mầm lá bung nở rất nhanh, chỉ vài ngày đX mọc
ra năm sáu chiếc lá non thế là cây xoan đang khô héo tự nhiên mọc ở đâu ra bao nhiêu ngọn mầm
xanh. Những giọt sương đêm đọng trên lá biếc, sáng ra gặp những tia nằng màu hồng chói rọi,
trông chúng như những viên ngọc nhỏ li ti. Đó là cảnh mà em quan sát được khi cây xoan ngoài
vườn mới trọn một năm trồng.
Loài xoan phát triển rất nhanh. Những ngày đầu năm mới chỉ có vài cành lá phất phơ trước gió
như đang đón xuân rất khẽ khàng thế mà chỉ mới hơn một tháng sau xoan đX chuẩn bị đơm hoa và
chỉ hơn chục ngày sau đó, những cánh hoa xoan đX rơi lả tả đầu ngõ, ngoài sân dày như mưa bụi.
Xoan và hoa xoan không cao quý nhưng nó đẹp một cách giản dị vô cùng. Hình như xoan cũng
giống người: Rất nhạy cảm với mùa xuân. Và còn có một điều khác nữa: Xioan sống ào ạt với mùa
xuân, cũng giống như con người thích dâng hiến cho đất nước khi tuổi đời còn trẻ, khi đang là mùa
xuân đẹp nhất của cuộc đời mình.