Cách làm một bài văn miêu tả
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn
làm văn tả cảnh, người viết cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật rõ hơn theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý rõ hơn khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
- Bầu trời âm u, nhiều mây.
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
- Cây cối rụng lá chờ cành.
- Chim tróc bay đi tránh rét.
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
- Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...).
- Vầng trán.
- Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
- Đôi mắt, miệng.
- Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn...
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi:
- Mắt đen tròn ngây thơ;
- Môi đỏ như son;
- Chân tay mũm mĩm;
- Miệng cười toe toét;
- Nước da trắng mịn;
- Nói chưa sõi...
d) Tả một cụ già:
1Tóc trắng da mồi;
- Cặp mắt tinh anh;
- Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn;
- Giọng nói trầm ấm...
- Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt
lấp lánh khích lệ...
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. các bạn bắt tay vào làm
bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
- Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. các bạn
trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh
người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
- Miêu tả theo không gian:
+ Từ xa tới gần.
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức
tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết
thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hay tranh cãi nhau về điều gì
đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất.
Bài văn mẫu cho các bạn
1. Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. Muốn
làm văn tả cảnh, người viết cần:
- Xác định được đối tượng miêu tả;
- Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;
- Trình bày những điểm quan sát được theo một thứ tự.
2. Bố cục của một bài văn tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả;
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật rõ hơn theo một thứ tự;
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật miêu tả.
3. Cần chú ý rõ hơn khi miêu tả. Ví dụ:
a) Về cảnh mùa đông, có thể nên những đặc điểm
- Bầu trời âm u, nhiều mây.
- Gió lạnh, có thể có mưa phùn.
- Cây cối rụng lá chờ cành.
- Chim tróc bay đi tránh rét.
- Trong nhà, người ta đốt lửa sưởi.
b) Về khuôn mặt mẹ có thể chú ý tới các đặc điểm
- Hình dáng khuôn mặt (tròn, trái xoan...).
- Vầng trán.
- Tóc ôm khuôn mặt hai được búi lên?
- Đôi mắt, miệng.
- Nước da, vẻ hiền hậu, tươi tắn...
c) Tả một em bé chừng 4 - 5 tuổi:
- Mắt đen tròn ngây thơ;
- Môi đỏ như son;
- Chân tay mũm mĩm;
- Miệng cười toe toét;
- Nước da trắng mịn;
- Nói chưa sõi...
d) Tả một cụ già:
1Tóc trắng da mồi;
- Cặp mắt tinh anh;
- Dáng vẻ chậm chạp hoặ nhanh nhẹn;
- Giọng nói trầm ấm...
- Cô giáo đang say sưa giảng bài trên lớp: giọng nói trong trẻo, cử chỉ âu yếm ân cần, đôi mắt
lấp lánh khích lệ...
4. Cần chú ý thứ tự khi miêu tả. Ví dụ:
a) Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:
- Có thể theo thời gian: Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. các bạn bắt tay vào làm
bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, nộp bài cho thầy, cô.
- Có thể theo không gian: Bên ngoài lớp. Trên bảng, cô (thầy) ngồi trên bàn giáo viên. các bạn
trong lớp bắt tay vào làm bài. Không khí cả lớp và tinh thần thái độ làm bài của bạn ngồi cạnh
người viết (hay chính bản thân người viết).
b) Tả sân trường giờ ra chơi:
- Miêu tả theo không gian:
+ Từ xa tới gần.
+ Miêu tả theo thời gian trước, trong và sau khi ra chơi.
Cũng có thể có một cách thứ ba là kết hợp cả không gian và thời gian (Cách này khó và phức
tạp hơn). Trước hết, em hay chọn trật tự miêu tả. Sau đó chọn cảnh sân trường giờ ra chơi để viết
thành đoạn văn.
- Miêu tả theo thứ tự thời gian:
+ Sân trường vắng lặng trong giờ học.
+ Hiệu lệnh trống ra chơi, mọi người ùa ra.
+ Có tốp chơi đá cầu, nhảy dây, đá bóng, có tốp chỉ đứng xem, hay tranh cãi nhau về điều gì
đó.
+ Có thể tả màu sắc quần áo, những tiếng cường nói, hò reo và một vài bạn chơi tích cực nhất.
Bài văn mẫu cho các bạn
Quê em ở nông thôn, ngày tết tuy không nô nức, rộn rã, ồn ào nhưng cũng tưng bừng chẳng
kém gì thành phố. Những ngày đầu xuân mới ở quê em, suốt mấy năm nay vì thế mà lúc nào cũng
thấy cảnh cả đất trời lẫn con người hoà hợp gắn bó thân thiết và vui vẻ lắm!
Không khí xuân hầu như bắt đầu từ trong lũ trẻ tụi em vào nửa sau tháng chạp. đến ngày hai
tám hai chín hàng năm thì xóm làng đã vui vẻ lắm rồi! Lũ trẻ con, đứa nào cũng mừng vì được đi
chợ tết, được sắm bao nhiêu đồ mới. Còn người lớn thì mừng vì cuộc sống ngày một khấm khá hơn.
Ngày tết bắt đầu dư dả.
Đêm ba mươi tết, cả làng tụ họp ở nhà văn hoá vui vẻ ôn lại những thành quả đã qua và hồi hộp
chờ đợi năm mới với những ước vọng tốt lành. Nhưng ngày tết chỉ thực sự tưng bừng bắt đầu từ
sáng hôm mùng một.
Ngày tất ở quê em thường năm nào cũng hơi lành lạnh. Không khí buổi sáng đầu năm gợi cho
tất cả mọi người một cảm giác quen quen. Dù trời lạnh nhưng hình như bầu trời lúc nào cũng quang
và sáng. Khoảng giữa buỏi sáng kji bữa cơm thủ tục hội cả gia đình đã xong, mọi người bắt đầu kéo
nhau ra đường và đi chúc tụng. Ngày hôm ấy không kể người già hay trẻ, quen hay lạ,... ai ai cũng
gửi đến nhau những lời chúc chúc tốt lành. Ông bà họ hàng và những người thân quen duợc ưu tiên
thời gian và ưu tiên cho những cho những lời chúc trước. ãong đâu đấy lũ trẻ chúng em bắt đầu tụ
lại ở đám hội đầu làng.
Chỗ ấylà một bãi đất rộng. Giữa có trồng một cây đu rất lớn để chào người làng vad du khác.
Khoảng đất còn lại bày ra bao trò chơi quen thuộc của dân gian.
Những ai mê chọi gà thì chen vào giữa đám đông bên phải. ở giữa bãi, không biết người làng
tuyển từ đâu về rất nhiều gà chọi. Đáng chú ý nhất là những chú gà đã được huấn luyện kì công, ra
trận thi đấu mà quyết tử và dũng mãnh cứ như một võ tướng ngày xưa vậy.
Ai mê đánh cờ thì lại chen vào phía trái. ở đó bày la liệt những bàn cờ tướng, với không biết bao
nhiêu kẻ thù. Những nước cờ, nhất là những đường cờ thế biến hoá không lường cũng hấp dẫn
không kém gì mấy chú gà đang trong cựa sắc bên kia.
Phía trước mặt là bãi chơi dành cho những trò thể thao khoẻ mạnh như bóng chuyền hay cầu
lông. Chỗ ấy cũng tụ họp các anh chị thanh niên đang ngồi ca hát rất vui mừng.
Loáng cái buổi chiều đã qua đi một ngày đầu xuân vui vẻ cũng đã hết. Lũ trẻ sau bữa cơm tối
lại tiếp tục họp ở bãi đất trống đầu làng cười nói nô đùa vui vẻ. Cảm giác đón xuân trên quê em thật
là sung sướng. Làng quê tuy cùng kiệt và giản dị nhưng từ lúc lến lên, chưa bao giờ em thấy không khí
tết lại vắng tiếng vui đùa hay đơn thuần chỉ vắng đi một chút nhịp sống ồn ào và khoẻ mạnh ấy.