stoplove_over

New Member
Link tải miễn phí luận văn

LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Quan hệ về chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại và giao lưu văn hoá giữa hai nước đã có từ lâu đời và đã trở thành mối quan hệ truyền thống bền vững. Tuy nhiên, qua các thời kỳ lịch sử cũng có những biến động về chính trị - xã hội làm ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước nhưng chưa bao giờ làm mất đi quan hệ kinh tế đó, trái lại hoạt động kinh tế, thương mại giữa hai nước ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển, phù hợp với xu thế hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế chính trị của hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam.
Hoạt động biên mậu của hai nước do có nhiều thuận lợi về địa lý cũng đã hình thành và phát triển từ rất lâu trong lịch sử quan hệ kinh tế - thương mại của hai nước. Sự phát triển quan hệ thương mại Việt – Trung nói chung và quan hệ biên mậu nói riêng phù hợp với lợi ích của hai nước, phù hợp với xu hướng của thời đại và xu hướng tăng cường hợp tác trong khu vực. Có thể nói đẩy mạnh quan hệ thương mại qua biên giới Việt - Trung đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần làm tăng thu ngân sách, nâng cao đời sống nhân dân, làm thay đổi bộ mặt KTXH và văn hoá của nhân dân hai bên vùng biên giới. Mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh tế thương mại biên giới Việt - Trung đã mang lại những thành công to lớn, đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh của kinh tế cửa khẩu biên giới, góp phần vào công cuộc CNH – HĐH của mỗi nước, song bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Việc xây dựng hành lang kinh tế Bắc – Nam trong phạm vi hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã có tác động to lớn đến quan hệ thương mại của hai nước theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Để đẩy mạnh hoạt động thương mại trên khu vực biên giới này, trong những năm qua, cả hai nước đã có nhiều cải cách trong chính sách thương mại, cũng như đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương trong khuôn khổ hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng và ASEAN – Trung Quốc.
Ý tưởng hành lang kinh tế Bắc Nam được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đưa ra trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) cùng với hai hành lang kinh tế khác nhằm mục đích tạo ra mối liên kết phát triển, đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại giữa các nước trong khu vực GMS. Đến tháng 5/2004, ý tưởng hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” là sáng kiến của Thủ tướng Việt Nam nêu lên trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc và nhận được sự đồng tình của Thủ tướng Trung Quốc, trong đó hai hành lang kinh tế này trùng với hai nhánh của hành lang kinh tế Bắc - Nam (GMS). Mục đích chủ yếu của hai hành lang kinh tế Việt – Trung này là thúc đẩy hợp tác giữa các tỉnh biên giới miền Bắc Việt Nam với các tỉnh Tây Nam Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, du lịch…
Nhận thức được vai trò to lớn và tính cần thiết của việc đẩy mạnh hợp tác biên mậu giữa hai nước thông qua sự phát triển của các hành lang kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của hai nước nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc” nhằm đánh giá những tác động của hai hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, nằm trong khuôn khổ hợp tác GMS và hợp tác “hai hành lang, một vành đai kinh tế” Việt – Trung, tới quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc trên cả hai mặt thành tựu và hạn chế, để đưa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại trên khu vực hai hành lang kinh tế này.
Nội dung của đề tài nghiên cứu bao gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của hành lang kinh tế đến thương mại quốc tế.
Chương II: Đánh giá tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong GMS đến thương mại Việt Nam – Trung Quốc.
Chương III: Các khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy thương mại quốc tế trong hành lang kinh tế Bắc Nam.
Em xin chân thành Thank sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các cán bộ nghiên cứu trong Ban Các vấn đề quốc tế, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn và các anh chị trong Ban đóng góp ý kiến để em tiếp tục hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

pingping

New Member
Re: [Free] Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Link tải free cho các bạn:
Tác động của hành lang kinh tế Bắc – Nam trong Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mekong mở rộng tới thương mại Việt Nam – Trung Quốc
Code:
http://download.doko.vn/thesis/229518/1ea1a7824ea64a3078e4d30995d45f11/doko.vn-229518-Tac-dong-cua-hanh-lang-kinh-te-Bac-Nam.doc
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 Khoa học Tự nhiên 0
R Tác Động Của Bất Bình Đẳng Giới Tới Phát Triển Ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top