Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại nào, hay bất kỳ quốc gia nào, chất lượng giáo dục
luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của
nó đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Đối với Việt Nam, hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục nói chung và
chất lượng giáo dục đại học nói riêng đang là vấn đề quan tâm của toàn xã
hội. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho chất lượng giáo dục đại
học còn thấp là do những yếu kém trong công tác quản lý trong đó có quản lý
chất lượng.
Quản lý chất lượng tiến hóa cùng quá trình quản lý từ giai đoạn mà
trọng tâm là kiểm soát chất lượng sang đảm bảo chất lượng và quản lý chất
lượng tổng thể. Đối với Việt Nam, quản lý chất lượng trong giáo dục đại học
là xu thế tất yếu của đổi mới quản lý giáo dục nhằm khắc phục những hạn chế
cố hữu của mô hình quản lý chất giáo dục mang tính bao cấp sang mô hình
quản lý chất lượng theo chuẩn mực với các tiêu chuẩn được lượng hóa.
Học viện Kỹ thuật quân sự là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại
học, đồng thời cũng là một trung tâm Khoa học và công nghệ quan trọng của
quân đội, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng
bước hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của
đất nước.
Ngày 23/6/2008, Giám đốc Học viện ban hành quyết định thành lập
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo. Phòng hoạt động
theo thể lệ khuôn khổ và các tiêu chuẩn ấn định, là cơ quan hỗ trợ về đảm bảo
chất lượng cho nhà trường, nắm bắt kịp thời tiêu chuẩn chất lượng, cải tiến và
tăng cường các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Đẩy mạnh thực hành đảm bảo chất lượng bên trong dựa trên chính sách của
Nhà nước và chiến lược của nhà trường, qua đó đảm bảo nâng cao chất lượng
đào tạo và văn hóa chất lượng. Phòng là đầu mối phối hợp với các cơ quan
(trong nhà trường quân đội thì các Phòng, Ban của nhà trường được gọi chung
là cơ quan), khoa, bộ môn hoạt động tự chủ cùng nhau hỗ trợ hướng đến hoạt
động bền vững đảm bảo chất lượng bên trong của Học viện.
Đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Học
viện là một yêu cầu cấp bách, là một phương hướng hoạt động để chấp hành
nghiêm túc Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới. Theo đó, mỗi trường cần
xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) hiệu quả. Không
có một mô hình nào là phù hợp cho tất cả các trường mà nó tùy thuộc vào
việc nhà trường chọn cái nào là phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên các mô
hình này cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản.
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam nói chung và ở Học
viện kỹ thuật quân sự nói riêng chưa quan tâm đến việc tổ chức đánh giá tác
động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong đối với hoạt động đào tạo.
Mặt khác Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo của
Học viện KTQS được thành lập từ năm 2008, từ đó đến nay Phòng đã tổ chức
triển khai rất nhiều hoạt động ĐBCL và đạt được những thành tích nhất định.
Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của hệ thống đảm bảo chất lượng
trong đối với hoạt động đào tạo nói chung và tác động đến hoạt động giảng
dạy của giảng viên nói riêng tại Học viện kỹ thuật quân sự là một đề tài hết
sức cần thiết, nhằm tìm ra những mặt mạnh, mặt còn tồn tại để đưa ra những
khuyến nghị với Học viện. Để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo
chất lượng bên trong, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện kỹ
thuật quân sự.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong tại
Học viện kỹ thuật quân sự.
- Nghiên cứu tác động từ các thành tố của hoạt động đảm bảo chất
lượng trong đến hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên tại Học viện
KTQS như thế nào?(về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và việc
chấp hành các quy chế, quy định trong giáo dục đào tạo của giảng viên).
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng đảm bảo chất lượng trong, đề tài cung
cấp những thông tin tổng thể về hoạt động đảm bảo chất lượng trong tại Học
viện KTQS, những điểm mạnh, điểm tồn tại, những tác động đến giảng viên
để khuyến nghị những chính sách và giải pháp điều chỉnh phù hợp, tạo những
chuyển biến tích cực trong giáo dục và đào tạo của Học viện nói chung và
hoạt động giảng dạy nói riêng.
3. Giới hạn nghiên cứu
Hoạt động đào tạo là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động
của các cơ quan, giảng viên, các cá nhân. Nhưng trong giới hạn của đề tài tác
giả lựa chọn nghiên cứu tác động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong tại
Học viện kỹ thuật quân sự đến hoạt động giảng dạy của giảng viên đang giảng
dạy hệ đại học dân sự dài hạn về:
+ Phương pháp giảng dạy.
+ Nội dung giảng dạy.
+ Việc chấp hành các quy chế, quy định trong hoạt động giảng dạy.
4. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong của Học viện kỹ thuật quân sự
có tác động gì đến việc thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy của
giảng viên?
2. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong tác động gì tới việc chấp hành
các quy chế, quy định trong giáo dục đào tạo của giảng viên?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1.1 Khách thể nghiên cứu:
- Sinh viên, giảng viên và cán bộ tại Học viện kỹ thuật quân sự.
5.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Các thành tố trong hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tác động
gì đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Học viện kỹ thuật quân sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính bao gồm: Tác giả nghiên cứu về lý luận và khảo
cứu tài liệu. Với phương pháp này tác giả sưu tầm tài liệu, phân loại, phân
tích các quan điểm liên quan đến chất lượng, đảm bảo chất lượng trong. Đồng
thời, tiến hành khảo sát lấy ý kiến đối với giảng viên và cán bộ quản lý của
HVKTQS để thấy được những quan điểm và những đánh giá của họ về hoạt
động đảm bảo chất lượng trong tại HVKTQS.
Nghiên cứu định lượng bao gồm: Tác giả dùng phương pháp điều tra
khảo sát sử dụng mẫu phiếu lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của
giảng viên. Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả đã dùng phần mềm SPSS để
đánh giá độ tin cậy, xử lý số liệu của phiếu.
Phiếu lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên gồm
14 câu hỏi được chia thành 2 nhóm chính: Nội dung và phương pháp giảng
dạy; và nhóm chấp hành các quy chế, quy định trong đào tạo. Sau đó dùng
phần mềm SPSS để phân tích phương sai (ANOVA của SPSS- Analyze -
Compare Means-One Way ANOVA) so sánh sự thay đổi các biến số (Nội
dung và phương pháp giảng dạy; việc chấp hành các quy chế quy định của
giảng viên) qua các năm 2010; 2011; 2012 để thấy được thay đổi trong hoạt
động giảng dạy của giảng viên.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời đại nào, hay bất kỳ quốc gia nào, chất lượng giáo dục
luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của toàn xã hội vì tầm quan trọng của
nó đối với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Đối với Việt Nam, hơn bao giờ hết, chất lượng giáo dục nói chung và
chất lượng giáo dục đại học nói riêng đang là vấn đề quan tâm của toàn xã
hội. Một trong những nguyên nhân chính khiến cho chất lượng giáo dục đại
học còn thấp là do những yếu kém trong công tác quản lý trong đó có quản lý
chất lượng.
Quản lý chất lượng tiến hóa cùng quá trình quản lý từ giai đoạn mà
trọng tâm là kiểm soát chất lượng sang đảm bảo chất lượng và quản lý chất
lượng tổng thể. Đối với Việt Nam, quản lý chất lượng trong giáo dục đại học
là xu thế tất yếu của đổi mới quản lý giáo dục nhằm khắc phục những hạn chế
cố hữu của mô hình quản lý chất giáo dục mang tính bao cấp sang mô hình
quản lý chất lượng theo chuẩn mực với các tiêu chuẩn được lượng hóa.
Học viện Kỹ thuật quân sự là một trung tâm đào tạo đại học và sau đại
học, đồng thời cũng là một trung tâm Khoa học và công nghệ quan trọng của
quân đội, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ từng
bước hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH của
đất nước.
Ngày 23/6/2008, Giám đốc Học viện ban hành quyết định thành lập
Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo. Phòng hoạt động
theo thể lệ khuôn khổ và các tiêu chuẩn ấn định, là cơ quan hỗ trợ về đảm bảo
chất lượng cho nhà trường, nắm bắt kịp thời tiêu chuẩn chất lượng, cải tiến và
tăng cường các hoạt động góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Đẩy mạnh thực hành đảm bảo chất lượng bên trong dựa trên chính sách của
Nhà nước và chiến lược của nhà trường, qua đó đảm bảo nâng cao chất lượng
đào tạo và văn hóa chất lượng. Phòng là đầu mối phối hợp với các cơ quan
(trong nhà trường quân đội thì các Phòng, Ban của nhà trường được gọi chung
là cơ quan), khoa, bộ môn hoạt động tự chủ cùng nhau hỗ trợ hướng đến hoạt
động bền vững đảm bảo chất lượng bên trong của Học viện.
Đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của Học
viện là một yêu cầu cấp bách, là một phương hướng hoạt động để chấp hành
nghiêm túc Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn mới. Theo đó, mỗi trường cần
xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) hiệu quả. Không
có một mô hình nào là phù hợp cho tất cả các trường mà nó tùy thuộc vào
việc nhà trường chọn cái nào là phù hợp với mình nhất. Tuy nhiên các mô
hình này cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản.
Hiện nay các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam nói chung và ở Học
viện kỹ thuật quân sự nói riêng chưa quan tâm đến việc tổ chức đánh giá tác
động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong đối với hoạt động đào tạo.
Mặt khác Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo của
Học viện KTQS được thành lập từ năm 2008, từ đó đến nay Phòng đã tổ chức
triển khai rất nhiều hoạt động ĐBCL và đạt được những thành tích nhất định.
Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của hệ thống đảm bảo chất lượng
trong đối với hoạt động đào tạo nói chung và tác động đến hoạt động giảng
dạy của giảng viên nói riêng tại Học viện kỹ thuật quân sự là một đề tài hết
sức cần thiết, nhằm tìm ra những mặt mạnh, mặt còn tồn tại để đưa ra những
khuyến nghị với Học viện. Để từ đó nâng cao chất lượng hoạt động đảm bảo
chất lượng bên trong, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện kỹ
thuật quân sự.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong tại
Học viện kỹ thuật quân sự.
- Nghiên cứu tác động từ các thành tố của hoạt động đảm bảo chất
lượng trong đến hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên tại Học viện
KTQS như thế nào?(về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và việc
chấp hành các quy chế, quy định trong giáo dục đào tạo của giảng viên).
- Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng đảm bảo chất lượng trong, đề tài cung
cấp những thông tin tổng thể về hoạt động đảm bảo chất lượng trong tại Học
viện KTQS, những điểm mạnh, điểm tồn tại, những tác động đến giảng viên
để khuyến nghị những chính sách và giải pháp điều chỉnh phù hợp, tạo những
chuyển biến tích cực trong giáo dục và đào tạo của Học viện nói chung và
hoạt động giảng dạy nói riêng.
3. Giới hạn nghiên cứu
Hoạt động đào tạo là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động
của các cơ quan, giảng viên, các cá nhân. Nhưng trong giới hạn của đề tài tác
giả lựa chọn nghiên cứu tác động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong tại
Học viện kỹ thuật quân sự đến hoạt động giảng dạy của giảng viên đang giảng
dạy hệ đại học dân sự dài hạn về:
+ Phương pháp giảng dạy.
+ Nội dung giảng dạy.
+ Việc chấp hành các quy chế, quy định trong hoạt động giảng dạy.
4. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong của Học viện kỹ thuật quân sự
có tác động gì đến việc thay đổi nội dung và phương pháp giảng dạy của
giảng viên?
2. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong tác động gì tới việc chấp hành
các quy chế, quy định trong giáo dục đào tạo của giảng viên?
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
5.1.1 Khách thể nghiên cứu:
- Sinh viên, giảng viên và cán bộ tại Học viện kỹ thuật quân sự.
5.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động giảng dạy của giảng viên.
- Các thành tố trong hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong tác động
gì đến hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Học viện kỹ thuật quân sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính bao gồm: Tác giả nghiên cứu về lý luận và khảo
cứu tài liệu. Với phương pháp này tác giả sưu tầm tài liệu, phân loại, phân
tích các quan điểm liên quan đến chất lượng, đảm bảo chất lượng trong. Đồng
thời, tiến hành khảo sát lấy ý kiến đối với giảng viên và cán bộ quản lý của
HVKTQS để thấy được những quan điểm và những đánh giá của họ về hoạt
động đảm bảo chất lượng trong tại HVKTQS.
Nghiên cứu định lượng bao gồm: Tác giả dùng phương pháp điều tra
khảo sát sử dụng mẫu phiếu lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của
giảng viên. Dựa trên kết quả khảo sát, tác giả đã dùng phần mềm SPSS để
đánh giá độ tin cậy, xử lý số liệu của phiếu.
Phiếu lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên gồm
14 câu hỏi được chia thành 2 nhóm chính: Nội dung và phương pháp giảng
dạy; và nhóm chấp hành các quy chế, quy định trong đào tạo. Sau đó dùng
phần mềm SPSS để phân tích phương sai (ANOVA của SPSS- Analyze -
Compare Means-One Way ANOVA) so sánh sự thay đổi các biến số (Nội
dung và phương pháp giảng dạy; việc chấp hành các quy chế quy định của
giảng viên) qua các năm 2010; 2011; 2012 để thấy được thay đổi trong hoạt
động giảng dạy của giảng viên.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links