lehieu_2111

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Chủ nghĩa Xã hội khoa học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến gia đình hạt nhân ở Việt Nam. Khảo sát những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến gia đình hạt nhân ở huyện Đông Anh - Hà Nội. Nêu lên một số giải pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, để xây dựng gia đình hạt nhân ngày càng tốt đẹp
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu để nuôi dưỡng, giáo dục
nhân cách con người… Từ xưa đến nay, gia đình luôn được các cá nhân, các
giai cấp, các chế độ xã hội quan tâm. Trong quá trình phát triển của lịch sử,
gia đình có sự tồn tại và biến đổi gắn liền với quá trình vận động, biến đổi của
lịch sử, từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội khác.
Sự chuyển hướng cơ chế quản lý nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã và đang mang đến những thay đổi tích cực cho sự phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước và cho cả từng gia đình, từng con người. Cùng
với những cơ hội đang thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam thì quá trình
đổi mới và hội nhập quốc tế cũng đang tạo cho gia đình Việt Nam nhiều thách
thức, biến động và bất trắc, có nguy cơ xâm hại và làm mai một những giá trị
truyền thống tốt đẹp của gia đình truyền thống. Ở nhiều nơi, nhất là ở những
vùng đang trong quá trình đô thị hóa, gia đình có những dấu hiệu của sự
khủng hoảng, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống đang bị lấn át
bởi sự thao túng của đồng tiền, của lối sống lai căng, thiếu văn hóa. Tình
trạng ly hôn có xu hướng tăng cao, sống chung không kết hôn, tình trạng trẻ
em nghiện hút, tệ nạn mại dâm, tình dục đồng giới, bạo lực gia đình, ngoại
tình…đang tấn công vào gia đình từ nhiều phương diện khác nhau. Có một
thực tế đặt ra, nhiều gia đình đang lúng túng trong việc nuôi dạy, giáo dục con
cái, hướng con cái vào các giá trị cổ truyền thì xem ra lỗi thời, không thích
hợp; hướng con cái vào các giá trị hiện đại thì chưa được xác định rõ ràng…
nhiều gia đình chỉ biết dạy con theo kinh nghiệm của mình, bộ phận khác lại
hướng con cái theo suy nghĩ, lối sống hiện đại đang được du nhập vào nước ta
thông qua quá trình hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, không ít gia đình lại phó
thác việc giáo dục cho nhà trường và xã hội… dẫn đến những hệ quả tiêu cực
cho việc xây dựng gia đình, giáo dục và định hình cho thế hệ trẻ đang lớn lên
và đang hàng ngày, hàng giờ chịu tác động bởi nền kinh tế thị trường, mở cửa
và hội nhập quốc tế. Đông Anh là một trong những huyện ngoại thành Hà Nội
đang chịu ảnh hưởng của những tác động nêu trên. Đứng trước thực trạng về
những tác động của nền kinh tế thị trường với việc xây dựng gia đình mới xã
hội chủ nghĩa – gia đình hạt nhân ở nước ta hiện nay, thông qua ý kiến của
những nhà khoa học, qua nghị quýết của Đảng, tui mạnh dạn nghiên cứu đề
tài: Tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân ở nước ta hiện
nay. Qua khảo sát ở huyện Đông Anh – Hà Nội.
Đây là vấn đề có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn. Nhận thức được những
tác động của kinh tế thị trường tới gia đình, mỗi người, mỗi cá nhân huyện
Đông Anh nói riêng và toàn xã hội nói chung phải làm thế nào để loại bỏ tác
động xấu của nền kinh tế thị trường tới gia đình, để xây dựng một gia đình
thực sự ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Tuy nhiên, gia đình là vấn đề lớn và hết sức khó khăn, vì vậy trong quá
trình nghiên cứu, chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, tui rất mong sự
góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và hoàn
thiện hơn nữa.
2. Tình hình nghiên cứu
Gia đình là một vấn đề không mới nhưng không bao giờ cũ. Đặc biệt, từ
khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dưới tác động hai mặt của nền
kinh tế thị trường thì chủ đề gia đình lại thu hút nhiều người nghiên cứu hơn
nữa. Liên quan đến đề tài của luận văn có thể phân chia các công trình này
thành các nhóm cơ bản sau:
Nhóm vấn đề chung về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam có một
số công trình như:“Gia đình Việt Nam ngày nay” NXB Khoa học xã
hội,1996; “Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới” của GS. Lê
Thi, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002;“Suy nghĩ về việc xây dựng chiến
lược phát triển gia đình hiện nay” của Lê Thị Quý, tạp chí cộng sản, số 30-
2003;“Cuộc sống và biến động của hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay”
của GS. Lê Thi, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007;“Gia đình học” của
Đặng Cảnh Khanh- Lê Thị Quý, NXB. Chính trị- hành chính, Hà Nội, 2009…
Qua các công trình này, các tác giả đã khái quát một cách có hệ thống về sự
biến đổi quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình…trong công cuộc đổi mới
và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Nhóm vấn đề quan hệ giới và sự bất bình đẳng, bạo lực gia đình, có một
số công trình như:“Một số vấn đề về bạo lực gia đình hiện nay” của Lê Thị
Quý, tạp chí khoa học và phụ nữ, số 4-1991;“Bất bình đẳng nam nữ nhìn từ
góc độ lịch sử” của Lê Thị Quý, tạp chí khoa học về phụ nữ, số 32-
1998;“Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới Việt Nam”. NXB. Phụ nữ, Hà
Nội, 1998;“Bạo lực gia đình- bất bình đẳng trong quan hệ giới ” của Lê Thị
Quý, tạp chí khoa học về phụ nữ, số 42- 2000; “Bạo lực gia đình- một sự sai
lệch giá trị”, NXB. Khoa học xã hội, 2007…Qua các công trình này, các tác
giả đã chỉ ra thực trạng, nguyên nhân, ảnh hưởng và hậu quả của sự bất bình
đẳng giữa các thành viên, nạn bạo lực đang diễn biến nghiêm trọng, tác động
xấu đến gia đình và xã hội ở nước ta hiện nay.
Nhóm vấn đề tiếp cận và nghiên cứu gia đình dưới góc độ văn hóa, đạo
đức có một số công trình như:“Nho giáo và gia đình”, NXB.Khoa học xã hội,
Hà Nội,1995;“Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới”,
NXB.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997;“Văn hóa gia đình và xây dựng gia
đình văn hóa trong thời kì hội nhập quốc tế” của thạc sĩ Trần Thị Tuyết Mai,
tạp chí cộng sản, số 161-2008… Qua các công trình này, các tác giả đã khái
quát được những giá trị văn hóa của gia đình, chỉ ra sự cần thiết phải xây
dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài một số công trình nêu trên còn có các luận án, luận văn nghiên
cứu về gia đình, về đạo đức gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình
như:“Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam hiện nay”
của TS. Lê Ngọc Văn;“Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đến đạo đức gia đình truyền thống ở Việt Nam” của Th.s Nguyễn
Thị Thọ…Tác giả Hồng Hà – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội với
chuyên khảo:“Gia đình trong công cuộc đổi mới hiện nay”. Cuốn “Hôn nhân
gia đình trong xã hội hiện đại” của tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa, nhà xuất bản trẻ
tháng 12/2000; “Văn hóa – giáo dục gia đình” của Thanh Lê trong cuốn “Xã
hội học hiện đại Việt Nam” NXB Khoa học xã hội tháng 1/2001. Tác giả
Nguyễn Thị Khoa( trung tâm khoa học nghiên cứu về phụ nữ) với bài viết “
Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường”, tạp chí Triết học số 4/2002.
Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết với bài viết “ Thách thức đối với gia đình hiện nay
và chính sách hỗ trợ gia đình”, tạp chí Giáo dục lí luận số 19,10/2001…Các
công trình nêu trên chỉ đề cập một cách khái quát hay một số khía cạnh của
gia đình, cho đến nay còn rất nhiều công trình nghiên cứu cơ bản và hệ thống
về gia đình, vị trí và vai trò của gia đình Việt Nam trong thời kì đổi mới và
hội nhập quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích, làm rõ sự tác động của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa đến gia đình hạt nhân ở Việt Nam, luận văn đề xuất
một số giải pháp có tính định hướng nhằm xây dựng gia đình hạt nhân hiện
nay ở nước ta, đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu xây dựng và phát triển của đất
nước.
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn tập trung giải quyết
những nhiệm vụ sau đây:
Luận văn làm rõ những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa đến gia đình hạt nhân ở Việt Nam
Khảo sát những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đến gia đình hạt nhân ở huyện Đông Anh- Hà Nội
Nêu lên một số giải pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực
của kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, để xây dựng gia đình hạt nhân
ngày càng tốt đẹp.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- LêNin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước về vấn đề gia đình, xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa.
Dựa trên những công trình của những học giả khác nhau về vấn đề gia
đình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: phương pháp logic- lịch sử,
phân tích- tổng hợp, đối chiếu- so sánh. Đồng thời sử dụng một số phương
pháp cụ thể, riêng biệt của xã hội học, tâm lý học, đạo đức học trong những
trường hợp tương ứng, cần thiết.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tác động của kinh tế thị trường đến gia đình hạt nhân Việt
Nam.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn làm rõ tác động của kinh tế thị trường
đến gia đình hạt nhân Việt Nam hiện nay. Sở dĩ tui chọn gia đình hạt nhân ở
Việt Nam để nghiên cứu với lý do:
Thứ nhất, gia đình hạt nhân ở Việt Nam ngày càng có xu hướng gia tăng.
Ở Đông Anh, gia đình hạt nhân chiếm 70 đến 75%.
Thứ hai, gia đình hạt nhân thuận tiện cho việc nghiên cứu vì chỉ đề cấp
đến hai mối quan hệ là quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ và con cái. Nếu
nghiên cứu gia đình nói chung, sẽ phải nghiên cứu nhiều mối quan hệ và do
vậy việc nghiên cứu sẽ trở nên phức tạp hơn.
* Giới hạn nghiên cứu: Luận văn khảo sát số liệu và phân tích ở huyện
Đông Anh trong thời kỳ đổi mới đến nay.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Trên quan điểm Macxit luận văn làm rõ và sâu sắc hơn sự tác động của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến việc xây dựng gia
đình hạt nhân ở Việt Nam hiện nay.
Đề xuất một số định hướng nhằm xây dựng gia đình hạt nhân phù hợp
với sự phát triển của gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển xã hội ở
nước ta hiện nay trên cơ sở kế thừa những yếu tố tích cực của gia đình truyền
thống.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập bộ môn chủ nghĩa xã hội khoa học.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
AD ơi, mình cần tài liệu này nhưng không tải được, ad xem giúp mình nhé. Mình cảm ơn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0
D Yếu tố tác động đến văn hóa doanh nghiệp của các công ty du lịch tại việt nam Văn hóa, Xã hội 0
D Hiệp định thương mại song phương Việt Mỹ và những tác động của nó đến kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Sự tác động của các loại hình giải trí đến đời sống thanh niên Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top