lonely_duck0407

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế và sự gia tăng nhanh chóng về sức mạnh tổng hợp quốc gia. Trung
Quốc đưa ra cách giải thích cho những thành công đó là nhờ sự vận dụng hiệu
quả chính sách “trỗi dậy hòa bình”. Thành công của Trung Quốc được quốc
tế biết đến như một hiện tượng đặc biệt của thế kỷ 21 với tên gọi “Trung
Quốc trỗi dậy” (the rise of China). Tuy nhiên, trước sự trỗi dậy của Trung
Quốc, các quốc gia trên thế giới có những phản ứng khác nhau, có quốc gia
cho rằng, đây là cơ hội để mở rộng hợp tác phát triển, nhưng cũng có những
quốc gia lại có thái độ hoài nghi và e sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc,
thậm chí, còn xuất hiện luận thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”.
Nhằm đi sâu phản bác lại thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”, thuyết
“Trung Quốc tan rã”, xóa bỏ sự nghi hay của bên ngoài về sự phát triển của
Trung Quốc, đồng thời tìm ra con đường phát triển bền vững cho mình, ban
lãnh đạo thế hệ mới của Trung Quốc rất chú trọng công tác nghiên cứu và
quảng bá cho cái gọi là chính sách “trỗi dậy hòa bình” của mình.
Sau một thời gian được đi sâu nghiên cứu và phát triển, chính sách
“trỗi dậy hòa bình” đã hóa giải được phần nào thuyết “mối đe dọa Trung
Quốc”, nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Các học giả Trung Quốc đã đưa ra
hàng loạt sáng kiến ngoại giao, quân sự, kinh tế để cố chứng minh cho sự
“trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Nhưng rốt cuộc thì trỗi dậy hòa bình có
ý nghĩa gì, về quan niệm, tư tưởng, chính sách trong chiến lược đối ngoại của
Trung Quốc có những thay đổi gì, quan hệ nước lớn sẽ được xử lý như thế
nào, quan hệ an ninh, kinh tế khu vực sẽ được sắp xếp lại ra sao… đều là
những vấn đề trọng đại mà mọi người đều rất quan tâm.
Mặc dù, “trỗi dậy hòa bình” đã sớm được Trung Quốc coi như một
chiến lược phát triển đất nước, chi phối hầu hết các phương diện liên quan
đến quan hệ quốc tế của Trung Quốc từ kinh tế, chính trị, quân sự cho đến văn
hóa, nhưng phạm vi luận văn này chỉ đi sâu tập trung phân tích hai khía cạnh,
đó là sự trỗi dậy về mặt quân sự và kinh tế của Trung Quốc cùng với những
tác động của sự trỗi dậy ấy đối với thế giới và các nước khu vực, trong đó có
Việt Nam.
Nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt nghiên cứu tác động
của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với sự phát triển của các nước luôn là đề tài
nghiên cứu hấp dẫn. Việt Nam là nước láng giềng, chiếm giữ vị trí quan trọng
trong con đường vươn ra Đông Nam Á, đi ra thế giới trong chính sách phát
triển của Trung Quốc nên không tránh khỏi phải chịu nhiều tác động từ sự trỗi
dậy của Trung Quốc. Vì vậy, nghiên cứu sự tác động của sự trỗi dậy của
Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự đối với tình hình thế giới nói chung và
khu vực nói riêng và đặc biệt là đối với Việt Nam là một đề tài nghiên cứu
hấp dẫn và có giá trị thực tiễn cao.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trung Quốc là một nước lớn đang “trỗi dậy”, vì vậy mọi động thái của
Trung Quốc luôn nhận được sự quan tâm của giới học giả trên thế giới, trong
đó sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt quân sự và kinh tế là vấn đề đã và đang
thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, Trung
Quốc và thế giới. Dưới đây là một số sách, báo, tài liệu mà tác giả đã được
tiếp cận khi nghiên cứu và viết luận văn
Tài liệu tiếng Việt
Tại Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết về sự trỗi dậy của Trung Quốc
như: Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt
Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Từ điển Bách khoa, 2013; Sự trỗi dậy
về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, TS. Đỗ
Minh Cao, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2013; Trung Quốc năm 2011-
2012, GS. TS. Đỗ Tiến Sâm, ThS. Chu Thùy Liên đồng chủ biên, NXB Từ
điển Bách khoa, Hà Nội, 2013; Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới,
Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn, NXB Thế giới, 2006; Những sách lược làm
thay đổi Trung Quốc, Trương Hiểu Hà, NXB Văn hóa thông tin, 2005; Trung
Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Văn Hồng, NXB
Thế giới, 2003; Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức,
Nguyễn Văn Lập, Thông tấn xã Việt Nam, 2006; Tập bài giảng môn Quan hệ
quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương, Phạm Quang Minh, 2006; Trung Quốc
trỗi dậy hoà bình, Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình, NXB Quân đội nhân
dân, 2007; Trung Quốc trước ngã ba đường, Peter Nolan, NXB Chính trị
quốc gia, 2005… Trong đó, tiêu biểu có những tác phẩm sau đây:
- Cuốn sách Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI của GS. TS. Đỗ
Tiến Sâm và M.L. Titarenko, NXB Từ điển Bách Khoa năm 2009 đã phân
tích những khía cạnh cơ bản của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc,
xem xét, đánh giá những giai đoạn, những vấn đề quan trọng nhất của sự
chuyển đổi cơ cấu chính trị và xã hội, nền kinh tế, chính sách đối nội và đối
ngoại của Nhà nước Trung Quốc. Cuốn sách cung cấp một cái nhìn sâu rộng
và toàn diện về những vấn đề then chốt và những triển vọng của công cuộc
hiện đại hóa của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm của Trung Quốc
trong giải quyết những vấn đề mới xuất hiện của nước này.
- Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho
Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Từ điển Bách khoa, 2013. Cuốn
sách là bức tranh toàn cảnh về sự trỗi dậy trong kinh tế của Trung Quốc,
những chính sách kinh tế và thành quả mà nước này đã đạt được. Bên cạnh
đó, các tác giả cũng đưa ra được những bài học và đề ra phương hướng cũng
như một số biện pháp phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung
Quốc.
- Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho
Việt Nam, Đỗ Minh Cao chủ biên NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2013.
Cuốn sách đã cung cấp những thông tin hữu ích về sự trỗi dậy quân sự của
Trung Quốc như thực trạng, thành tựu và những khó khăn hiện nay của Trung
Quốc trong quá trình trỗi dậy về mặt quân sự và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về
bức tranh quân sự đang được hiện đại hóa của Trung Quốc.
- Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn nổi bật, GS. TS. Đỗ Tiến Sâm, Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2010.
Bài viết đã trình bày và phân tích một số vấn đề nổi bật về Chủ nghĩa xã hội và
xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với thử nghiệm cải cách ở một số địa phương
Trung Quốc.
- Trung Quốc năm 2011-2012, GS. TS. Đỗ Tiến Sâm, ThS. Chu Thùy
Liên đồng chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2013. Cuốn
sách đã tập trung trình bày, phân tích những thành tựu và khó khăn của Trung
Quốc trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh
quốc phòng, quan hệ Việt – Trung và tình hình Đài Loan năm 2011, cũng như
triển vọng phát triển trong năm 2012. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tiến hành
khái quát, phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội của 4 tỉnh biên giới
giáp với Việt Nam là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam.
Tài liệu tiếng nước ngoài
- Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh:
China unpeaceful rise của tác giả John J Mearsheimer đăng trên tạp chí
Current History, 04/2006. The Rise of China and Its Impact on International
Economic Governance, của tác giả Ross Buckley đăng trên mạng ETH Zurich
14/3/2014; China and global economic governance: History matters, của tác
giả Wendy Dobson, Đại học Toronto đăng trên East Asia Forum 13/02/2011:
China’s Energy Security and Geo-Economic Interest in Central Asia, của tác
giả Liyan Hu, Ter-Shing Cheng đăng trên tạp chí Central European Journal of
International & Security Studies, Metropolitan University Prague, Volume 2,
Issue 2 (11/2008); … đều có những nhận định, phân tích về sự trỗi dậy của
Trung Quốc và tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với tình hình khu vực
và thế giới.
Ngoài ra, còn có thể tìm kiếm thêm thông tin từ nguồn tài liệu của
Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu Tham khảo đặc biệt của Bộ Ngoại giao và
các trang báo mạng uy tín như: Nhân dân, Quân đội, Lao động, Tạp chí
Nghiên cứu Biển Đông, Tiền Phong, VOV… với nhiều bài viết về sự trỗi dậy
của Trung Quốc. Thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, quan trọng, xác thực
này, mối quan hệ, sự tác động giữa “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc với
tình hình thế giới và khu vực được phản ánh, đề cập vừa khái quát, sinh động
vừa cụ thể.
Trên đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp tác giả hoàn
thành Luận văn này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của nó
trên phạm vi thế giới, khu vực và liên hệ đến Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tác động của sự trỗi dậy của Trung
Quốc trên hai lĩnh vực kinh tế và quân sự và tác động của nó đến tình hình thế
giới và khu vực, đặc biệt là tác động đối với Việt Nam.
Về không gian, luận văn đề cập tới những tác động Trung Quốc trong
quan hệ với thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt Nam.
Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung
Quốc trong giới hạn thời gian là những năm đầu thế kỷ XXI.
Trong luận văn, cần có sự lưu ý đối với cụm từ “hòa bình trỗi dậy”. Có
ý kiến cho rằng cụm từ này nên đảo lại thành “trỗi dậy hòa bình”. Nguyên gốc
tiếng Hán của cụm từ này là “和平崛起” (hòa bình quật khởi). Nếu dịch cho
đầy đủ và đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt thì cụm từ này phải dịch là “trỗi
dậy một cách hòa bình”. Tuy nhiên, dù sử dụng cụm từ nào đi nữa, thì chúng
vẫn có cùng một ý nghĩa, người đọc cũng không hiểu sai. Để cho ngắn gọn,
tác giả tạm thời sử dụng cụm từ “trỗi dậy hòa bình” trong phạm vi luận văn
này.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Làm rõ sự tác động từ sự trỗi dậy của Trung
Quốc về kinh tế và quân sự đối với thế giới, khu vực ASEAN và Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XXI.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Trình bày về sự trỗi dậy của Trung Quốc trên
lĩnh vực kinh tế và quân sự. Nêu và phân tích những tác động tích cực và tiêu
cực từ sự trỗi dậy Trung Quốc về kinh tế và quân sự trong những năm đầu thế
kỷ XXI đối với thế giới, khu vực, đặc biệt là những tác động đến Việt Nam.
Trên cơ sở đó, rút ra những đề xuất, kiến nghị về chính sách đối phó.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do luận văn có đề cập tới mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc
gia thế giới và các nước trong khu vực ASEAN trong một giai đoạn nhất định
nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở đây là các phương pháp
nghiên cứu quốc tế.
Ngoài ra, luận văn được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương
pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tư liệu, hệ thống
hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho
nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương,
theo thứ tự sau:
Chương 1: “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc
Nêu xuất xứ, định vị về khái niệm “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.
Nêu khái quát về thực trạng, thành tựu đạt được sau quá trình trỗi dậy của nền
kinh tế và quân sự quốc phòng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ
XXI. Đồng thời, chỉ ra những điểm hạn chế, khó khăn trong thực hiện chính
sách “trỗi dậy hòa bình” về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong giai
đoạn hiện nay
Chương 2: Tác động từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đối với
kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam
Nêu cụ thể về những tác động tích cực và tiêu cực xuất phát từ sự trỗi
dậy về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, khu vực và
Việt Nam. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc để
đề xuất một số kiến nghị kiến nghị trong đối sách của Việt Nam với Trung
Quốc về lĩnh vực kinh tế
Chương 3: Tác động từ sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc đối với
an ninh thế giới, khu vực và Việt Nam
Phân tích những ảnh hưởng từ sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc
đối với thế giới, khu vực và Việt Nam. Trên cơ sở tập trung phân tích và làm
nổi bật sức “đe dọa” mạnh mẽ của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á và nhất là đối với Việt Nam, tác giả đề xuất một số kiến
nghị trong đối sách của Việt Nam với Trung Quốc về lĩnh vực quân sự.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu tác động của hiệp định thương mại tự do ASEAN đến nhập khẩu của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Tác động của biến đổi khí hậu tới tăng trưởng và phát triển kinh tế ở Việt Nam đến năm 2050 Khoa học Tự nhiên 0
R Tác Động Của Bất Bình Đẳng Giới Tới Phát Triển Ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Ứng dụng mô hình DEA và mô hình Hồi quy Tobit để kiểm định các nhân tố tác động đến mức độ hiệu quả của các NHTM Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Những xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới - Tác động của những xu hướng này đến Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0
D Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định mua sắm trực tuyến (online shopping) của người tiêu dùng Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố tác động đến quyết định mua hàng trên sàn thương mại điện tử shopee của sinh viên chất lượng cao Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, 2021 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top