Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học thủ dầu một hiện nay
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1.Mục tiêu tổng quát: 3
2.2.Mục tiêu cụ thể 3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4.Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu 4
4.1.Đối tượng nghiên cứu 4
4.2.Khách thể nghiên cứu 4
4.3.Phạm vi nghiên cứu 4
5.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 4
5.1.Ý nghĩa lý luận 4
5.2.Ý nghĩa thực tiễn 5
6.Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu 5
6.1.Phương pháp nghiên cứu 5
6.2.Kỹ thuật nghiên cứu 5
6.2.1.Kỹ thuật thu thập thông tin 6
6.2.2.Phương pháp xử lý và dữ liệu phân tích 8
7.Những thuận lợi và hạn chế của đề tài 8
7.1.Thuận lợi 8
7.2.Hạn chế của đề tài 8
8.Kết cấu của đề tài 9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.2.Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng 16
1.2.1.Tiếp cận theo nhu cầu 16
1.2.2.Lý thuyết học tập xã hội 18
1.3.Câu hỏi nghiên cứu 19
1.4.Giả thuyết khoa học 19
1.5.Khung phân tích 20
1.6.Một số khái niệm liên quan 20
1.6.1.Hoạt động tình nguyện 20
1.6.2.Loại hình hoạt động tình nguyện trong giai đoạn hiện nay 21
1.6.3.Kỹ năng 22
1.6.4.Kỹ năng sống 22
1.6.5.Kĩ năng giao tiếp 24
1.6.6.Kĩ năng làm việc nhóm 25
1.6.7.Giáo dục kĩ năng sống 26
CHƯƠNG II – Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 26
2.1.Khái quát về trường Đại học Thủ Dầu Một 26
2.2.Khái quát một số hoạt động tình nguyện chủ yếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một 27
2.3.Đặc điểm mẫu nghiên cứu 28
2.4.Tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay 29
CHƯƠNG III – Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học thủ dầu một hiện nay 36
3.1.Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm 36
3.2.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một. 39
3.2.1.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp 39
3.2.2.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm 44
3.3.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm 49
3.3.1.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp 49
3.3.2.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm 54
PHẦN KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN 63
KHUYẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHẦN PHỤ LỤC 70
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát sinh viên 70
PHỤ LỤC 2: Tiêu chí phỏng vấn sâu 74
PHỤ LỤC 3: Tổng hợp kết quả khảo sát 76
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, kiến thức chuyên sâu, mà còn hướng đến sự phát triển đầy đủ, tạo ra giá trị và năng lực cho mỗi cá nhân. Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực này, trong đó một bộ phận không nhỏ là sinh viên. Nếu không có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức đó và hành động theo cảm tính, thì những đối tượng này rất dễ gặp rủi ro và thất bại trong cuộc sống.
Chính vì vậy trong Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000) Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, và mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy, học kĩ năng sống là quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kĩ năng sống của người học [15].
Hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo đại học cũng như trong sự nghiệp giáo dục nói chung, nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay đã và đang đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng nhiệm vụ không ngừng đổi mới công tác đào tạo, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện về tri thức khoa học, đạo đức, lối sống, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng phó với những đòi hỏi của cuộc sống đang chuyển biến nhanh chóng từng ngày.
Bên cạnh việc cung cấp một lượng kiến thức lớn và chuyên sâu để làm nền tảng tri thức giúp cho người học thành công trong học tập và lao động, thì việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng thuộc về xã hội cũng không kém phần quan trọng trong giáo dục hiện nay. Những kỹ năng này được nhiều nhà chuyên gia trên thế giới nhận định rằng nó vô cùng cần thiết cho sự phát triển một cách toàn diện của người học. “Với IQ người ta tuyển lựa bạn nhưng với EQ người ta đề bạt bạn” [26]. Ngày nay, người ta không chỉ quan tâm đến chỉ số IQ (Intelligence Quotient: Chỉ số thông minh) mà ngày càng chú ý hơn đến chỉ số EQ (Emotional Quotient: Chỉ số thông minh cảm xúc). Bên cạnh đó, sự chủ động trong tiếp cận và giải quyết công việc cũng như sự năng động và nhạy bén trong tiếp cận các vấn đề xã hội luôn được đánh giá cao. Tuy nhiên, những điều này lại là kết quả của một quá trình tích lũy lâu dài và không phải là những điều mà kiến thức lý thuyết có thể đưa lại.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức UNICEF tại Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống hiện nay chỉ mới chú trọng vào việc xây dựng, nội dung này cho các đối tượng là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông mà chưa quan tâm nhiều đến đối tượng bậc Cao đẳng và Đại học. Trong khi thực tế cho thấy sinh viên hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn trong khả năng thích ứng với xu thế chung, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kỹ năng sống cần thiết.
Nhận thấy khiếm khuyết của nền giáo dục đại học Việt Nam về giáo dục kỹ năng sống và trước nhu cầu cao của xã hội, các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo huấn luyện ngắn hạn về kỹ năng sống đã mọc lên như nấm và thu hút khá đông người theo học. Một số trường đại học trước tình hình này cũng đã bước đầu chú trọng hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Và một trong nhiều hình thức nhằm giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, thì việc tăng cường thực hành kỹ năng sống, thông qua việc khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện là một trong những giải pháp được nhiều sự lựa chọn của các trường hiện nay. Tham gia hoạt động tình nguyện mang đến cho sinh viên cơ hội được trải nghiệm thực tế, rèn luyện và vận dụng các kiến thức đã học vào môi trường thực tế, giúp sinh viên khám phá lĩnh vực mà mình thật sự có tài năng và phát triển các kĩ năng mới - thậm chí là làm việc thực sự đúng với ngành nghề đang học.
Như vậy, rõ ràng việc tăng cường giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống trong những năm đại học cho sinh viên để giúp họ rút ngắn khoảng cách từ biết, hiểu, đến làm việc có năng suất cao một cách chuyên nghiệp, thích nghi nhanh hơn với công việc, hợp tác được với đồng nghiệp… là điều hết sức cấp bách. Và việc biến những kiến thức về kỹ năng sống thành kỹ năng thực thụ đòi hỏi sự thực hành và rèn luyện thường xuyên. Trong rất nhiều hình thức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên hiện nay, thì việc tạo một môi trường trải nghiệm thực tế, chẳng hạn như tham gia hoạt động tình nguyện, nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sống, là điều hết sức cần thiết. Tuy vậy, những quan sát thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên chưa quan tâm nhiều tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đến sự hình hành và rèn luyện kỹ năng sống ở một số trường đại học còn khá cao.
Đào tạo thích ứng với nhu cầu xã hội là con đường tất yếu mà mọi trường Đại học phải đạt tới, trong đó có Đại học Thủ Dầu Một. Với qui mô gần 12.000 sinh viên, Đại học Thủ Dầu Một là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Bình Dương, với định hướng trở thành một trong những trường đại học uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương và trên cả nước. Để thực hiện được sứ mạng đó, bên cạnh công tác đào tạo kiến thức chuyên môn, thì giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên cũng là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thông qua hình thức tham gia hoạt động tình nguyện có phải là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên của trường hiện nay hay không. Và sinh viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một có nhận thấy được sự tác động của việc tham gia tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm không, vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
Chính vì lí do trên, chúng tui quyết định chọn đề tài “Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một hiện nay” với mong muốn là thông qua đó, có thể giúp cho Nhà trường, và đặc biệt là sinh viên có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu những tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay. Việc tham gia được xem xét ở các khía cạnh sau:
Nơi tham gia hoạt động
Các loại hình tham gia hoạt động
Mức độ tham gia
Động cơ tham gia hoạt động
Thứ hai, mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
Thứ ba, đánh giá tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một. Sự tác động được xem xét ở các khía cạnh sau:
+ Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.
+ Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
Thứ tư, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tình nguyện trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.
Nghiên cứu, khái quát và làm rõ một số lý thuyết cũng như khái niệm nhằm làm cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu đề tài. Tìm ra mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm. Từ đó, chỉ ra được sự tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành hai kĩ năng này cho sinh viên.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tình nguyện trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nói riêng, và của sinh viên Bình Dương nói chung.
4. ĐỐI TƯỢNG – KHÁCH THỂ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên hệ chính qui tham gia hoạt động tình nguyện đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài không thể nghiên cứu trên bình diện rộng như tác giả mong muốn. Chính vì thế, đề tài chỉ nghiên cứu:
Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường Đại học Thủ Dầu Một.
Về thời gian:
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.
Về nội dung:
Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu sự tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu có một số đóng góp:
Việc nhận định một cách cụ thể tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Nó không chỉ giúp cho sinh viên trong việc học tập mà còn góp phần lớn trong việc hình thành những kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cần thiết cho sinh viên trong cuộc sống và trên con đường lập nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, đa số sinh viên chưa thật sự xem trọng và chưa nhận thức đúng về vai trò của các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành hai kỹ năng nói trên. Vì vậy, đề tài mong muốn bổ sung vào hệ thống lí luận các tài liệu tham khảo cho sinh viên, nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này.
Bên cạnh đó, trong quá trình ứng dụng lý thuyết công tác xã hội và xã hội học nhằm đối chiếu với thực tiễn đã giúp tác giả có thể hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã được học.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các cấp quản lí, đặc biệt là các tổ chức Đoàn – Hội có cái nhìn tổng quát về sự tác động của các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên, những mong muốn của sinh viên về việc tham gia các hoạt động tình nguyện. Đây là cơ sở để các tổ chức Đoàn – Hội xây dựng các hoạt động tình nguyện phù hợp cho sinh viên, thúc đẩy sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu thực nghiệm xã hội học nên phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thông tin định lượng, cũng như các dữ liệu thống kê sẵn có, đề tài sẽ tìm hiểu các hoạt động tình nguyện chủ yếu mà sinh viên Đại học Thủ Dầu Một tham gia, đồng thời, chỉ ra sự tác động của việc tham gia đó đến việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Từ đó, có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu và dự báo xu hướng biến đổi trong tương lai.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên. Từ đó, đưa ra những đánh giá sát thực về hiệu quả tích cực của các hoạt động tình nguyện mang lại cho việc hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên. Đồng thời, tác giả sẽ có những đề xuất mang tính giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
6.2. Kỹ thuật nghiên cứu
6.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
6.2.1.1. Kỹ thuật thu thập thông tin định lượng
Bằng cách phỏng vấn dựa trên bảng hỏi anket, thông tin định lượng được thu thập sẽ phản ánh được nội dung chính đó tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
Để đảm bảo các thông tin thu thập mang tính đại diện, đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm được tổng số sinh viên toàn trường, cũng như số lượng sinh viên của từng năm học. Nhưng do một số hạn chế về thời gian và kinh phí tổ chức nên chúng tui quyết định tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm kết hợp ngẫu nhiên phân tầng.
Quy trình chọn mẫu được tiến hành như sau:
Bước 1: Coi mỗi khoa của trường Đại học Thủ Dầu Một là một cụm mẫu. Lập danh sách tất cả các khoa làm khung mẫu.
Bước 2: Trên cơ sở khung mẫu, chọn ra 10 khoa trong hai lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tự nhiên bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng có tỉ lệ (hay còn gọi là mẫu tỉ lệ hay mẫu hạn ngạch) theo tiêu chí là khoa được chọn phải có sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 (hay năm cuối đối với hệ cao đẳng), và sinh viên được chọn phải là sinh viên có tham gia hoạt động tình nguyện (bằng cách sử dụng câu hỏi lọc trong lúc khảo sát) và đang học từ năm 2 trở lên. Theo đó, tỉ lệ được lập dựa trên tổng mẫu là 6:3:1 tương đương với tỉ lệ sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 là 90:45:15.
Việc lựa chọn theo những tiêu chí trên có ý nghĩa rằng, những sinh viên này có thể cung cấp nhiều thông tin nhất cho vấn đề cần tìm hiểu, đáp ứng mục tiêu của cuộc nghiên cứu đề ra.
Với dung lượng mẫu là 150, việc chọn mẫu được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Thứ hai, về hiệu quả. Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, căn cứ trên việc đánh giá sự thay đổi bản thân sinh viên khi tham gia hoạt động tình nguyện. Đối với kỹ năng giao tiếp, sự thay đổi rõ rệt nhất của sinh viên đó chính là sự tự tin khi đứng trước đám đông (tích cực chiếm 56,7%, rất tích cực 11,3%), sự tự tin trong các cuộc trò chuyện (tích cực chiếm 56%, rất tích cực 11,3%), khả năng điều chỉnh cảm xúc khi giao tiếp (tích cực chiếm 52%, rất tích cực 10,7%) và mạnh dạn tiếp xúc với người lạ (tích cực 40,7%, rất tích cực 16%). Đối với kỹ năng làm việc nhóm, sự thay đổi nhiều nhất ở các tiêu chí tuân thủ nội qui khi làm việc nhóm (tích cực chiếm 47,3%, rất tích cực 17,3%), góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm (tích cực chiếm 47,3%, rất tích cực 16,7%) và khả năng tự chịu trách nhiệm khi làm việc nhóm (tích cực chiếm 46,7%, rất tích cực 16,7%).
Từ những cơ sở trên, cho thấy tham gia hoạt động tình nguyện đã mang lại hiệu quả tích cực đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, căn cứ trên sự thay đổi của sinh viên ở một số tiêu chí của hai kỹ năng này. Nếu sự thay đổi đó là tích cực cho thấy được sự tác động tích cực của việc tham gia hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và ngược lại. Tuy nhiên, đối với kỹ năng làm việc nhóm, có sự mâu thuẫn trong đánh giá của sinh viên về tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng này. Có 48,7% sinh viên cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện tác động trung lập, tức là không tích cực cũng không tiêu cực đến sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm, trong khi sinh viên đánh giá sự thay đổi tích cực ở hầu hết các tiêu chí của kỹ năng này. Và đối với kỹ năng giao tiếp, có đủ cơ sở để chứng minh rằng, việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp, chiếm 52%.
Thứ ba, về vai trò. Hầu hết sinh viên trong đối tượng khảo sát đều có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đối với kỹ năng giao tiếp, ba lý do được đưa ra nhiều nhất, đó là giúp xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp chiếm 22,8%, có nhiều cơ hội việc làm và biết cách ứng xử chiếm 21,2%, thể hiện thế mạnh của bản thân chiếm 19,7%. Và sinh viên ở những năm học khác nhau thì có sự nhìn nhận về kỹ năng giao tiếp ở những vai trò khác nhau. Sinh viên năm 2 cho rằng kỹ năng giao tiếp giúp xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp chiếm tỷ lệ 54%, trong khi sinh viên năm 3 thì cho rằng kỹ năng giao tiếp giúp tạo nhiều cơ hội việc làm, chiếm 22,7% và năm 4 thì nhấn mạnh đến vai trò giúp sinh viên phát triển toàn diện nhiều hơn những vai trò khác, chiếm 10,7%. Đối với kỹ năng làm việc nhóm, tăng năng suất và hiệu quả trong học tập và trong công việc là vai trò lớn nhất của kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 24,7%, giúp thể hiện năng lực bản thân và cơ hội việc làm chiếm 21,6% và giúp tăng khả năng nhạy bén trong xử lí công việc là 18,3%. Và không có sự khác nhau giữa sinh viên năm 2 và năm 3 trong nhìn nhận kỹ năng làm việc nhóm giúp tăng năng suất và hiệu quả trong học tập và công việc, trong kaihi sinh viên năm 4 nhấn mạnh đến việc giúp sinh viên tăng khả năng nhạy bén trong xử lí công việc. Sự khác nhau đó xuất phát từ nhu cầu và khả năng phân tích của mỗi cá nhân trong việc học tập kỹ năng. Tuy có sự khác nhau trong nhìn nhận của sinh viên các năm về từng vai trò cụ thể của kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, nhưng có thể thấy, qua từng năm học sinh viên ngày càng có nhận thức rõ ràng và toàn diện hơn về vai trò của hai kỹ năng này.
Bên cạnh đó, các tổ chức hoạt động tình nguyện, nơi mà sinh viên thường tham gia tình nguyện hiện nay cũng rất chú trọng đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp (chiếm 91%) và kỹ năng làm việc nhóm (chiếm 87%) cho sinh viên. Điều đó cho thấy vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành hai kỹ năng này. Phần lớn sinh viên ở các năm học đều cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện có vai trò quan trọng đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Trên cơ sở phân tích các kết quả nêu trên, có đủ cơ sở chứng minh giả thuyết 2 của đề tài là đúng. Theo đó, có thể cho rằng, sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay nhận thức được vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
KẾT LUẬN
Từ kết quả tổng hợp của cuộc nghiên cứu đã phần nào cho thấy sự tác động nhất định của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay. Trên cơ sở xác định rõ mục đích và nội dung nghiên cứu, đề tài đã kiểm chứng được 3 giả thuyết ban đầu mà tác giả đã đặt ra.
Thứ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn sinh viên đều cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện giúp hình thành kỹ năng sống, và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện với hai kỹ năng này. Tham gia hoạt động tình nguyện hỗ trợ cho việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Và kỹ năng giao tiếp cũng đã giúp rất nhiều cho sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình giao tiếp khi tham gia hoạt động tình nguyện. Nó thể hiện mối quan hệ hỗ trợ phát triển lẫn nhau. Trong khi đó, đối với kỹ năng làm việc nhóm, phần lớn sinh viên cho rằng, kỹ năng này hỗ trợ cho quá trình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đạt được hiêu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra được tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, thông qua đánh giá hiệu quả của tham gia này đến sự hình thành hai kỹ năng nói trên, căn cứ trên đánh giá sự thay đổi của bản thân sinh viên. Khi tham gia hoạt động tình nguyện, sinh viên nhận thấy sự thay đổi tích cực của bản thân ở một số tiêu chí của kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Sự thay đổi này cho thấy hiệu quả tích của việc tham gia hoạt động tình nguyện mang lại trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Và phần lớn sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nhận thấy được tác động tích cực của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà sinh viên, mặc dù đánh giá bản thân đã có những thay đổi tích cực về kỹ năng làm việc nhóm nhưng lại không nhận thấy được tác động tích cực của việc tham gia này đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm.
Điều này giúp làm rõ giả thuyết thứ nhất của đề tài: Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự hình thành kĩ năng giao tiếp của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.
Tuy nhiên, ở giả thuyết thứ hai của đề tài, kết quả nghiên cứu cho thấy, chưa đủ cơ sở để chứng minh rằng “Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự hình thành kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một”. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động đó chỉ dừng lại ở mức độ trung lập, tức là tác động không tích cực cũng không tiêu cực đến sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm.
Thứ hai, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm có vai trò quan trọng và rất cần thiết trong học tập cũng như trong cuộc sống của sinh viên. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp sinh viên mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, xây dựng được nhiều mối quan hệ, biết cách thể hiện thế mạnh của bản thân mình, có nhiều cơ hội việc làm và quan trọng hơn hết là giúp sinh viên phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm giúp sinh viên tăng khả năng nhay bén trong xử lý công việc, có cơ hội học hỏi được cách làm việc của nhiều người, làm việc hiệu quả hơn và có nhiều cơ hội việc làm. Nhận thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự thành công không những trong học tập và còn trong cuộc sống, sinh viên ngày càng chú tâm hơn đến việc rèn luyện và trao dồi kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Và việc đồng hành với sinh viên trong việc nâng cao kỹ năng kỹ năng sống, nhất là hai kỹ năng nói trên là một trong những nội dung quan trọng được các tổ chức hoạt động tình nguyện hiện nay rất chú trọng. Điều này có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự tham gia của sinh viên trong hoạt động tình nguyện. Và sinh viên ngày càng có nhận thức rõ ràng hơn về vai trò quan trọng của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
Điều này giúp làm rõ giả thuyết thứ ba của đề tài: Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay nhận thức đúng đắn vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
Đề tài không tìm thấy sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên nam và nữ, sinh viên học ở những năm học và lĩnh vực khác nhau về tác động cũng như vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học thủ dầu một hiện nay
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 3
2.1.Mục tiêu tổng quát: 3
2.2.Mục tiêu cụ thể 3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4.Đối tượng – Khách thể - Phạm vi nghiên cứu 4
4.1.Đối tượng nghiên cứu 4
4.2.Khách thể nghiên cứu 4
4.3.Phạm vi nghiên cứu 4
5.Ý nghĩa đề tài nghiên cứu 4
5.1.Ý nghĩa lý luận 4
5.2.Ý nghĩa thực tiễn 5
6.Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật nghiên cứu 5
6.1.Phương pháp nghiên cứu 5
6.2.Kỹ thuật nghiên cứu 5
6.2.1.Kỹ thuật thu thập thông tin 6
6.2.2.Phương pháp xử lý và dữ liệu phân tích 8
7.Những thuận lợi và hạn chế của đề tài 8
7.1.Thuận lợi 8
7.2.Hạn chế của đề tài 8
8.Kết cấu của đề tài 9
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn 11
1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu 11
1.2.Hướng tiếp cận và lý thuyết áp dụng 16
1.2.1.Tiếp cận theo nhu cầu 16
1.2.2.Lý thuyết học tập xã hội 18
1.3.Câu hỏi nghiên cứu 19
1.4.Giả thuyết khoa học 19
1.5.Khung phân tích 20
1.6.Một số khái niệm liên quan 20
1.6.1.Hoạt động tình nguyện 20
1.6.2.Loại hình hoạt động tình nguyện trong giai đoạn hiện nay 21
1.6.3.Kỹ năng 22
1.6.4.Kỹ năng sống 22
1.6.5.Kĩ năng giao tiếp 24
1.6.6.Kĩ năng làm việc nhóm 25
1.6.7.Giáo dục kĩ năng sống 26
CHƯƠNG II – Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 26
2.1.Khái quát về trường Đại học Thủ Dầu Một 26
2.2.Khái quát một số hoạt động tình nguyện chủ yếu của Trường Đại học Thủ Dầu Một 27
2.3.Đặc điểm mẫu nghiên cứu 28
2.4.Tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay 29
CHƯƠNG III – Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học thủ dầu một hiện nay 36
3.1.Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm 36
3.2.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một. 39
3.2.1.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp 39
3.2.2.Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm 44
3.3.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm 49
3.3.1.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp 49
3.3.2.Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm 54
PHẦN KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN 63
KHUYẾN NGHỊ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
PHẦN PHỤ LỤC 70
PHỤ LỤC 1: Phiếu khảo sát sinh viên 70
PHỤ LỤC 2: Tiêu chí phỏng vấn sâu 74
PHỤ LỤC 3: Tổng hợp kết quả khảo sát 76
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn nhân lực có tay nghề, kiến thức chuyên sâu, mà còn hướng đến sự phát triển đầy đủ, tạo ra giá trị và năng lực cho mỗi cá nhân. Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực kinh tế - xã hội và giao lưu quốc tế đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, phức tạp ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực này, trong đó một bộ phận không nhỏ là sinh viên. Nếu không có năng lực để ứng phó vượt qua những thách thức đó và hành động theo cảm tính, thì những đối tượng này rất dễ gặp rủi ro và thất bại trong cuộc sống.
Chính vì vậy trong Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người họp tại Senegan (2000) Chương trình hành động Dakar đã đề ra 6 mục tiêu, trong đó mục tiêu 3 nói rằng “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục kĩ năng sống phù hợp”, và mục tiêu 6 yêu cầu “Khi đánh giá chất lượng giáo dục cần đánh giá kĩ năng sống của người học”. Như vậy, học kĩ năng sống là quyền của người học và chất lượng giáo dục phải được thể hiện cả trong kĩ năng sống của người học [15].
Hiện nay, giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng trong đào tạo đại học cũng như trong sự nghiệp giáo dục nói chung, nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay đã và đang đặt ra cho các trường đại học, cao đẳng nhiệm vụ không ngừng đổi mới công tác đào tạo, nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức toàn diện về tri thức khoa học, đạo đức, lối sống, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng ứng phó với những đòi hỏi của cuộc sống đang chuyển biến nhanh chóng từng ngày.
Bên cạnh việc cung cấp một lượng kiến thức lớn và chuyên sâu để làm nền tảng tri thức giúp cho người học thành công trong học tập và lao động, thì việc trang bị cho sinh viên những kỹ năng thuộc về xã hội cũng không kém phần quan trọng trong giáo dục hiện nay. Những kỹ năng này được nhiều nhà chuyên gia trên thế giới nhận định rằng nó vô cùng cần thiết cho sự phát triển một cách toàn diện của người học. “Với IQ người ta tuyển lựa bạn nhưng với EQ người ta đề bạt bạn” [26]. Ngày nay, người ta không chỉ quan tâm đến chỉ số IQ (Intelligence Quotient: Chỉ số thông minh) mà ngày càng chú ý hơn đến chỉ số EQ (Emotional Quotient: Chỉ số thông minh cảm xúc). Bên cạnh đó, sự chủ động trong tiếp cận và giải quyết công việc cũng như sự năng động và nhạy bén trong tiếp cận các vấn đề xã hội luôn được đánh giá cao. Tuy nhiên, những điều này lại là kết quả của một quá trình tích lũy lâu dài và không phải là những điều mà kiến thức lý thuyết có thể đưa lại.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã thực hiện giáo dục kỹ năng sống với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là tổ chức UNICEF tại Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống hiện nay chỉ mới chú trọng vào việc xây dựng, nội dung này cho các đối tượng là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông mà chưa quan tâm nhiều đến đối tượng bậc Cao đẳng và Đại học. Trong khi thực tế cho thấy sinh viên hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn trong khả năng thích ứng với xu thế chung, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do thiếu kỹ năng sống cần thiết.
Nhận thấy khiếm khuyết của nền giáo dục đại học Việt Nam về giáo dục kỹ năng sống và trước nhu cầu cao của xã hội, các doanh nghiệp, các trung tâm đào tạo huấn luyện ngắn hạn về kỹ năng sống đã mọc lên như nấm và thu hút khá đông người theo học. Một số trường đại học trước tình hình này cũng đã bước đầu chú trọng hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Và một trong nhiều hình thức nhằm giáo dục kĩ năng sống cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay, thì việc tăng cường thực hành kỹ năng sống, thông qua việc khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện là một trong những giải pháp được nhiều sự lựa chọn của các trường hiện nay. Tham gia hoạt động tình nguyện mang đến cho sinh viên cơ hội được trải nghiệm thực tế, rèn luyện và vận dụng các kiến thức đã học vào môi trường thực tế, giúp sinh viên khám phá lĩnh vực mà mình thật sự có tài năng và phát triển các kĩ năng mới - thậm chí là làm việc thực sự đúng với ngành nghề đang học.
Như vậy, rõ ràng việc tăng cường giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống trong những năm đại học cho sinh viên để giúp họ rút ngắn khoảng cách từ biết, hiểu, đến làm việc có năng suất cao một cách chuyên nghiệp, thích nghi nhanh hơn với công việc, hợp tác được với đồng nghiệp… là điều hết sức cấp bách. Và việc biến những kiến thức về kỹ năng sống thành kỹ năng thực thụ đòi hỏi sự thực hành và rèn luyện thường xuyên. Trong rất nhiều hình thức giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên hiện nay, thì việc tạo một môi trường trải nghiệm thực tế, chẳng hạn như tham gia hoạt động tình nguyện, nhằm giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng sống, là điều hết sức cần thiết. Tuy vậy, những quan sát thực tế cho thấy, tỷ lệ sinh viên chưa quan tâm nhiều tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đến sự hình hành và rèn luyện kỹ năng sống ở một số trường đại học còn khá cao.
Đào tạo thích ứng với nhu cầu xã hội là con đường tất yếu mà mọi trường Đại học phải đạt tới, trong đó có Đại học Thủ Dầu Một. Với qui mô gần 12.000 sinh viên, Đại học Thủ Dầu Một là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Bình Dương, với định hướng trở thành một trong những trường đại học uy tín đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bình Dương và trên cả nước. Để thực hiện được sứ mạng đó, bên cạnh công tác đào tạo kiến thức chuyên môn, thì giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên cũng là một trong những công tác trọng tâm của nhà trường. Tuy nhiên, việc rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thông qua hình thức tham gia hoạt động tình nguyện có phải là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên của trường hiện nay hay không. Và sinh viên của Trường Đại học Thủ Dầu Một có nhận thấy được sự tác động của việc tham gia tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm không, vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này.
Chính vì lí do trên, chúng tui quyết định chọn đề tài “Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một hiện nay” với mong muốn là thông qua đó, có thể giúp cho Nhà trường, và đặc biệt là sinh viên có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu những tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, tình hình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay. Việc tham gia được xem xét ở các khía cạnh sau:
Nơi tham gia hoạt động
Các loại hình tham gia hoạt động
Mức độ tham gia
Động cơ tham gia hoạt động
Thứ hai, mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
Thứ ba, đánh giá tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một. Sự tác động được xem xét ở các khía cạnh sau:
+ Hiệu quả của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.
+ Nhận thức của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một về vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
Thứ tư, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tình nguyện trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cho sinh viên.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.
Nghiên cứu, khái quát và làm rõ một số lý thuyết cũng như khái niệm nhằm làm cơ sở lý luận trong việc nghiên cứu đề tài. Tìm ra mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm. Từ đó, chỉ ra được sự tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành hai kĩ năng này cho sinh viên.
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp một phần nhỏ những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động tình nguyện trong việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nói riêng, và của sinh viên Bình Dương nói chung.
4. ĐỐI TƯỢNG – KHÁCH THỂ - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên hệ chính qui tham gia hoạt động tình nguyện đang theo học tại trường Đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài không thể nghiên cứu trên bình diện rộng như tác giả mong muốn. Chính vì thế, đề tài chỉ nghiên cứu:
Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu tại trường Đại học Thủ Dầu Một.
Về thời gian:
Thời gian thực hiện nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 4 năm 2014.
Về nội dung:
Đề tài chỉ tập trung tìm hiểu sự tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.
5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
5.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu có một số đóng góp:
Việc nhận định một cách cụ thể tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành những kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Nó không chỉ giúp cho sinh viên trong việc học tập mà còn góp phần lớn trong việc hình thành những kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm cần thiết cho sinh viên trong cuộc sống và trên con đường lập nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay, đa số sinh viên chưa thật sự xem trọng và chưa nhận thức đúng về vai trò của các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành hai kỹ năng nói trên. Vì vậy, đề tài mong muốn bổ sung vào hệ thống lí luận các tài liệu tham khảo cho sinh viên, nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về vấn đề này.
Bên cạnh đó, trong quá trình ứng dụng lý thuyết công tác xã hội và xã hội học nhằm đối chiếu với thực tiễn đã giúp tác giả có thể hiểu sâu sắc hơn các lý thuyết đã được học.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các cấp quản lí, đặc biệt là các tổ chức Đoàn – Hội có cái nhìn tổng quát về sự tác động của các hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên, những mong muốn của sinh viên về việc tham gia các hoạt động tình nguyện. Đây là cơ sở để các tổ chức Đoàn – Hội xây dựng các hoạt động tình nguyện phù hợp cho sinh viên, thúc đẩy sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động tình nguyện và rèn luyện kĩ năng cho sinh viên.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài nghiên cứu thực nghiệm xã hội học nên phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng. Thông qua việc thu thập, xử lý và phân tích các thông tin định lượng, cũng như các dữ liệu thống kê sẵn có, đề tài sẽ tìm hiểu các hoạt động tình nguyện chủ yếu mà sinh viên Đại học Thủ Dầu Một tham gia, đồng thời, chỉ ra sự tác động của việc tham gia đó đến việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm cho sinh viên. Từ đó, có cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu và dự báo xu hướng biến đổi trong tương lai.
Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải thích rõ hơn mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động tình nguyện với việc hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên. Từ đó, đưa ra những đánh giá sát thực về hiệu quả tích cực của các hoạt động tình nguyện mang lại cho việc hình thành kỹ năng mềm cho sinh viên. Đồng thời, tác giả sẽ có những đề xuất mang tính giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
6.2. Kỹ thuật nghiên cứu
6.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin
6.2.1.1. Kỹ thuật thu thập thông tin định lượng
Bằng cách phỏng vấn dựa trên bảng hỏi anket, thông tin định lượng được thu thập sẽ phản ánh được nội dung chính đó tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay.
Để đảm bảo các thông tin thu thập mang tính đại diện, đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm được tổng số sinh viên toàn trường, cũng như số lượng sinh viên của từng năm học. Nhưng do một số hạn chế về thời gian và kinh phí tổ chức nên chúng tui quyết định tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu cụm kết hợp ngẫu nhiên phân tầng.
Quy trình chọn mẫu được tiến hành như sau:
Bước 1: Coi mỗi khoa của trường Đại học Thủ Dầu Một là một cụm mẫu. Lập danh sách tất cả các khoa làm khung mẫu.
Bước 2: Trên cơ sở khung mẫu, chọn ra 10 khoa trong hai lĩnh vực xã hội và lĩnh vực tự nhiên bằng phương pháp ngẫu nhiên phân tầng có tỉ lệ (hay còn gọi là mẫu tỉ lệ hay mẫu hạn ngạch) theo tiêu chí là khoa được chọn phải có sinh viên năm 2, năm 3, năm 4 (hay năm cuối đối với hệ cao đẳng), và sinh viên được chọn phải là sinh viên có tham gia hoạt động tình nguyện (bằng cách sử dụng câu hỏi lọc trong lúc khảo sát) và đang học từ năm 2 trở lên. Theo đó, tỉ lệ được lập dựa trên tổng mẫu là 6:3:1 tương đương với tỉ lệ sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 là 90:45:15.
Việc lựa chọn theo những tiêu chí trên có ý nghĩa rằng, những sinh viên này có thể cung cấp nhiều thông tin nhất cho vấn đề cần tìm hiểu, đáp ứng mục tiêu của cuộc nghiên cứu đề ra.
Với dung lượng mẫu là 150, việc chọn mẫu được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Thứ hai, về hiệu quả. Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, căn cứ trên việc đánh giá sự thay đổi bản thân sinh viên khi tham gia hoạt động tình nguyện. Đối với kỹ năng giao tiếp, sự thay đổi rõ rệt nhất của sinh viên đó chính là sự tự tin khi đứng trước đám đông (tích cực chiếm 56,7%, rất tích cực 11,3%), sự tự tin trong các cuộc trò chuyện (tích cực chiếm 56%, rất tích cực 11,3%), khả năng điều chỉnh cảm xúc khi giao tiếp (tích cực chiếm 52%, rất tích cực 10,7%) và mạnh dạn tiếp xúc với người lạ (tích cực 40,7%, rất tích cực 16%). Đối với kỹ năng làm việc nhóm, sự thay đổi nhiều nhất ở các tiêu chí tuân thủ nội qui khi làm việc nhóm (tích cực chiếm 47,3%, rất tích cực 17,3%), góp ý kiến trong các cuộc họp nhóm (tích cực chiếm 47,3%, rất tích cực 16,7%) và khả năng tự chịu trách nhiệm khi làm việc nhóm (tích cực chiếm 46,7%, rất tích cực 16,7%).
Từ những cơ sở trên, cho thấy tham gia hoạt động tình nguyện đã mang lại hiệu quả tích cực đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, căn cứ trên sự thay đổi của sinh viên ở một số tiêu chí của hai kỹ năng này. Nếu sự thay đổi đó là tích cực cho thấy được sự tác động tích cực của việc tham gia hoạt động tình nguyện đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và ngược lại. Tuy nhiên, đối với kỹ năng làm việc nhóm, có sự mâu thuẫn trong đánh giá của sinh viên về tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng này. Có 48,7% sinh viên cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện tác động trung lập, tức là không tích cực cũng không tiêu cực đến sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm, trong khi sinh viên đánh giá sự thay đổi tích cực ở hầu hết các tiêu chí của kỹ năng này. Và đối với kỹ năng giao tiếp, có đủ cơ sở để chứng minh rằng, việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự hình thành kỹ năng giao tiếp, chiếm 52%.
Thứ ba, về vai trò. Hầu hết sinh viên trong đối tượng khảo sát đều có cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đối với kỹ năng giao tiếp, ba lý do được đưa ra nhiều nhất, đó là giúp xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp chiếm 22,8%, có nhiều cơ hội việc làm và biết cách ứng xử chiếm 21,2%, thể hiện thế mạnh của bản thân chiếm 19,7%. Và sinh viên ở những năm học khác nhau thì có sự nhìn nhận về kỹ năng giao tiếp ở những vai trò khác nhau. Sinh viên năm 2 cho rằng kỹ năng giao tiếp giúp xây dựng nhiều mối quan hệ tốt đẹp chiếm tỷ lệ 54%, trong khi sinh viên năm 3 thì cho rằng kỹ năng giao tiếp giúp tạo nhiều cơ hội việc làm, chiếm 22,7% và năm 4 thì nhấn mạnh đến vai trò giúp sinh viên phát triển toàn diện nhiều hơn những vai trò khác, chiếm 10,7%. Đối với kỹ năng làm việc nhóm, tăng năng suất và hiệu quả trong học tập và trong công việc là vai trò lớn nhất của kỹ năng này, chiếm tỷ lệ 24,7%, giúp thể hiện năng lực bản thân và cơ hội việc làm chiếm 21,6% và giúp tăng khả năng nhạy bén trong xử lí công việc là 18,3%. Và không có sự khác nhau giữa sinh viên năm 2 và năm 3 trong nhìn nhận kỹ năng làm việc nhóm giúp tăng năng suất và hiệu quả trong học tập và công việc, trong kaihi sinh viên năm 4 nhấn mạnh đến việc giúp sinh viên tăng khả năng nhạy bén trong xử lí công việc. Sự khác nhau đó xuất phát từ nhu cầu và khả năng phân tích của mỗi cá nhân trong việc học tập kỹ năng. Tuy có sự khác nhau trong nhìn nhận của sinh viên các năm về từng vai trò cụ thể của kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, nhưng có thể thấy, qua từng năm học sinh viên ngày càng có nhận thức rõ ràng và toàn diện hơn về vai trò của hai kỹ năng này.
Bên cạnh đó, các tổ chức hoạt động tình nguyện, nơi mà sinh viên thường tham gia tình nguyện hiện nay cũng rất chú trọng đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp (chiếm 91%) và kỹ năng làm việc nhóm (chiếm 87%) cho sinh viên. Điều đó cho thấy vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành hai kỹ năng này. Phần lớn sinh viên ở các năm học đều cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện có vai trò quan trọng đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Trên cơ sở phân tích các kết quả nêu trên, có đủ cơ sở chứng minh giả thuyết 2 của đề tài là đúng. Theo đó, có thể cho rằng, sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay nhận thức được vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
KẾT LUẬN
Từ kết quả tổng hợp của cuộc nghiên cứu đã phần nào cho thấy sự tác động nhất định của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay. Trên cơ sở xác định rõ mục đích và nội dung nghiên cứu, đề tài đã kiểm chứng được 3 giả thuyết ban đầu mà tác giả đã đặt ra.
Thứ nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn sinh viên đều cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện giúp hình thành kỹ năng sống, và đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động tình nguyện với hai kỹ năng này. Tham gia hoạt động tình nguyện hỗ trợ cho việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Và kỹ năng giao tiếp cũng đã giúp rất nhiều cho sinh viên thuận lợi hơn trong quá trình giao tiếp khi tham gia hoạt động tình nguyện. Nó thể hiện mối quan hệ hỗ trợ phát triển lẫn nhau. Trong khi đó, đối với kỹ năng làm việc nhóm, phần lớn sinh viên cho rằng, kỹ năng này hỗ trợ cho quá trình tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên đạt được hiêu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã chỉ ra được tác động của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm, thông qua đánh giá hiệu quả của tham gia này đến sự hình thành hai kỹ năng nói trên, căn cứ trên đánh giá sự thay đổi của bản thân sinh viên. Khi tham gia hoạt động tình nguyện, sinh viên nhận thấy sự thay đổi tích cực của bản thân ở một số tiêu chí của kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Sự thay đổi này cho thấy hiệu quả tích của việc tham gia hoạt động tình nguyện mang lại trong việc hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Và phần lớn sinh viên Đại học Thủ Dầu Một nhận thấy được tác động tích cực của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà sinh viên, mặc dù đánh giá bản thân đã có những thay đổi tích cực về kỹ năng làm việc nhóm nhưng lại không nhận thấy được tác động tích cực của việc tham gia này đối với sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm.
Điều này giúp làm rõ giả thuyết thứ nhất của đề tài: Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự hình thành kĩ năng giao tiếp của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một.
Tuy nhiên, ở giả thuyết thứ hai của đề tài, kết quả nghiên cứu cho thấy, chưa đủ cơ sở để chứng minh rằng “Việc tham gia hoạt động tình nguyện đã tác động tích cực đến sự hình thành kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên Đại học Thủ Dầu Một”. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động đó chỉ dừng lại ở mức độ trung lập, tức là tác động không tích cực cũng không tiêu cực đến sự hình thành kỹ năng làm việc nhóm.
Thứ hai, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm có vai trò quan trọng và rất cần thiết trong học tập cũng như trong cuộc sống của sinh viên. Có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp sinh viên mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, xây dựng được nhiều mối quan hệ, biết cách thể hiện thế mạnh của bản thân mình, có nhiều cơ hội việc làm và quan trọng hơn hết là giúp sinh viên phát triển toàn diện hơn. Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm giúp sinh viên tăng khả năng nhay bén trong xử lý công việc, có cơ hội học hỏi được cách làm việc của nhiều người, làm việc hiệu quả hơn và có nhiều cơ hội việc làm. Nhận thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với sự thành công không những trong học tập và còn trong cuộc sống, sinh viên ngày càng chú tâm hơn đến việc rèn luyện và trao dồi kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Và việc đồng hành với sinh viên trong việc nâng cao kỹ năng kỹ năng sống, nhất là hai kỹ năng nói trên là một trong những nội dung quan trọng được các tổ chức hoạt động tình nguyện hiện nay rất chú trọng. Điều này có ý nghĩa trong việc thúc đẩy sự tham gia của sinh viên trong hoạt động tình nguyện. Và sinh viên ngày càng có nhận thức rõ ràng hơn về vai trò quan trọng của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
Điều này giúp làm rõ giả thuyết thứ ba của đề tài: Sinh viên Đại học Thủ Dầu Một hiện nay nhận thức đúng đắn vai trò của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kĩ năng giao tiếp và kĩ năng làm việc nhóm.
Đề tài không tìm thấy sự khác biệt trong đánh giá của sinh viên nam và nữ, sinh viên học ở những năm học và lĩnh vực khác nhau về tác động cũng như vai trò của việc tham gia hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: giáo dục trách nhiệm tình nguyện cho sinh viên, mục tiêu của việc các hoạt động tình nguyện, cách nhìn nhận của mọi người về hoặt động tình nguyện, hoạt động tình nguyện ở sinh viên, ý nghĩa của hoạt động tình nguyện với sinh viên sư phạm, việc hoạt động tình nguyện ở học sinh sinh viên hiện nay, Kĩ năng sống của sinh viên – con đường hình hành và rèn luyện”, tham gia hoạt động của trường có quan trọng không, tham gia tình nguyện của sinh viên, sinh viên và các hoạt động tình nguyện, một số khó khăn khi tham gia hoạt động tình nguyện, đề tài về hoạt động tình nguyện, Nhận thức của sinh viên trong tham gia hoạt đọng đoàn, rủi ro của việc tahm gia các hoạt động ở đại học