lanchi8790

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
TÁC ĐỘNG TRÀN CỦA FDI ĐẾN KHU VỰC KINH TẾ TRONG NƯỚC
Lời mở đầu
FDI có thể ảnh hưởng tới nến kinh tế ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá và xã
hội. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước nghèo, kỳ vọng lớn
nhất của việc thu hút FDI chủ yếu là nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Kỳ vọng này
dường như được thể hiện trong tư tưởng của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định
chính sách với 3 lý do chính. Một là, FDI góp phần làm tăng thặng dư của tài sản vốn,
góp phần cải thiện cán cân thanh toán nói chung và ổn định kinh tế vĩ mô. Hai là, các
nước đang phát triển thường có tỷ lệ tích luỹ vốn thấp và vì vậy, FDI được coi là một
nguồn vốn quan trọng để bổ sung đầu tư trong nước nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh
tế. Ba là, FDI tạo cơ hội cho các nước cùng kiệt tiếp cận công nghệ tiên tiến hơn, dễ dàng
chuyển giao công nghệ hơn, thúc đẩy quá trình phổ biến kiến thức, nâng cao tràn của
FDI, góp phần làm tăng năng suất của các doanh nghiệp trong nước và cuối cùng là
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Trên thực tế không phải nước nào cũng
đạt được cùng một lúc hai kỳ vọng này. Một số nước thu hút được dòng vốn FDI khá
lớn nhưng tác động tràn hầu như không xảy ra. Ở kỹ năng quản lý và trình độ lao
động.v.v… Tác động này được xem là tác động một tình thế khác, vốn FDI vào một
nước có thể làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế nhưng đóng góp của nguồn vốn này
vào tăng trưởng là thấp. Cả hai trường hợp trên đều được coi là không thành công với
chính sách thu hút FDI chưa tận dụng triệt để và lãng phí nguồn lực này dưới góc độ
tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là của các nước đang phát triển, thông qua hai kênh tác
động ở trên.
Đề tài: “Tác động tràn của FDI đến khu vực kinh tế trong nước” sẽ
tập trung giải thích và làm rõ tác động gián tiếp của FDI tới tăng trưởng kinh tế.
Kết luận
Trong khoảng gần 20 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành Việt
Nam đã thu được những kết quả khá ấn tượng về thu hút FDI. Cùng với sự tăng
trưởng nhanh về GDP chung của cả nền kinh tế, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng
ngày càng tăng trong GDP. Thành quả trên được đánh giá là lết quả của cải cách
chính sách kinh tế ở Việt Nam thực hiện trong giai đoạn vừa qua, đồng thời kết quả
đó cũng gợi mở về quan hệ hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước
ngoài.
Trong thời gian qua chính sách đầu tư nước ngoài của Việt Nam không kém hấp
dẫn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng hiệu lực và tính thực thi
chính sách thấp làm giảm dòng vốn FDI đăng ký và gây khó khăn cho giải ngân
nguồn vốn này. Dù xét dưới góc độ nào, biến động thất thường về FDI đăng ký sẽ bất
lợi cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh
trong khu vực về thu hút FDI ngày càng gay gắt hơn.
Ngoài ra, ít dự án có quy mô lớn cũng là một dấu hiệu không tốt nếu xét về
chuyển giao công nghệ và phổ biến kiến thức. Các Công ty lớn thường có năng lực về
công nghệ, nên sự hiển diện của các Công ty này ít ra cũng là biểu hiện cho việc đầu
tư sản xuất các hàng hoá vốn có hàm lượng công nghệ cao. Các Công ty lớn còn
mang lại niềm hy vọng cho nước nhận đầu tư có được tác động tràn tích cực từ kênh
chuyển giao công nghệ và kiến thức.
Mức thu nhập cao phản ánh năng suất lao động cao của khu vực có vốn FDI là
một biểu hiện bình thường ở các nước đang phát triển. Năng suất lao động cao từ khu
vực FDI thường mong đợi sẽ lan toả ra các khu vực khác, và thực tế ở một số quốc
gia điều đó đã được kiểm định là có xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt
Nam cũng cần xem xét. Khu vực có vốn FDI tập trung trong các ngành sản xuất
thay thế nhập khẩu, tức được bảo hộ và trong chừng mực nào đó có sức mạnh thị
trường. Do vậy, khả năng sinh ra tác động tràn tích cực hay tác động lan toả chắc
chắn bị hạn chế. FDI tập trung cao trong các ngành được bảo hộ, tập trung vốn có thể
ngăn cản quá trình di chuyển lao động giữa các doanh nghiệp FDI. Như vậy, khả
năng xuất hiện tác động tràn tích cực do di chuyển lao động là rất hạn chế.
Do vậy chính phủ cần tạo môi trường đầu tư thuận lợi tạo điều kiện cho các nhà
đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở Việt Nam nhưng đồng thời cần chú ý tới tác động tràn
của FDI tới khu vực kinh tế trong nước để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn
nữa.
Phần một
LÝ LUẬN CHUNG
I. FDI
1. Các khái niệm:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn đầu tư và
người sử dụng vốn đầu tư là một chủ thể. Có nghĩa là các doanh nghiệp, các cá nhân
người nước ngoài trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, sử dụng vốn đầu tư và vận
hành các kết quả đầu tư nhằm thu hồi vốn đã bỏ ra.
Theo IMF thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tổ chức kinh tế(nhà đầu tư trực
tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục
đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh
nghiệp đặt tại nền kinh tế đó.
Theo luật đầu tư trực tiếp nước ngoài thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ
chức, cá nhân người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản
nào được chính phủ Việt Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng
hay thành lập xí nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo
quy định của luật này.
Kể từ năm 1996 thì khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc nhà
đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất cứ tài sản nào khác để
tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một
nước khác đưa vốn bằng tiền hay bất kỳ một tài sản nào khác vào quốc gia đó để có
được quyền sở hữu và quản lý hay quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia
đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.
Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngoài bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có
nhân tố nước ngoài : chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác
nhau. Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ thể hiện ở sự khác biệt về quốc tịch hoặc
lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước
ngoài mà còn thể hiện ở việc di chuyển tư bản trong đầu tư trực tiếp vượt ra khỏi biên
giới một quốc gia.
Qua đó ta có thể thấy được đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay có hai đặc điểm
nổi bật đó là : có sự di chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu tư trực tiếp
tham gia vào quá trình hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư.
Trong thực tiễn, FDI được thực hiện theo những hình thức khác nhau, trong đó
những hình thức được áp dụng phổ biến bao gồm:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Doanh nghiệp liên doanh
hấp thụ tác động tràn cao hơn so với các doanh nghiệp lớn với một số lý lẽ đã nêu ở
trên giống như đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Trên thực tế có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhỏ phần lớn là doanh nghiệp tư
nhân nên sự xuất hiện tác động tràn dường như do loại hình doanh nghiệp quyết định
chứ không do quy mô. Bằng cách phân loại doanh nghiệp theo cả loại hình sở hữu và
quy mô, nghiên cứu này cho phép kết luận quy mô của doanh nghiệp có tính quyết
định hơn tới hấp thụ tác động tràn chứ không phải là loại hình doanh nghiệp. Kết luận
này có thể có ý nghĩa về mặt chính sách hay phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
sẽ là một sự lựa chọn dưới góc độ tối đa hoá lợi ích mà FDI mang lại.
Điểm đang lưu ý đối với nhóm DNNN có trình độ thấp là các doanh nghiệp mà
không những không có khả năng hấp thụ tác động tràn, nhất là qua kênh phổ biến và
chuyển giao công nghệ, mà còn phải chịu tác động tràn tiêu cực do các doanh nghiệp
FDI tạo ra nói chung và trong ngành chế biến thực phẩm nói riêng. Mặc dù số lượng
doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh chóng trong giai đoạn vừa qua, nhưng trong ngành
công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng, DNNN vẫn chiếm áp đảo
về nhiều chỉ tiêu như giá trị sản lượng, vốn v.v… Theo mẫu điều tra năm 2001, lao
động trong các doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 20%, của doanh nghiệp FDI chiếm
22% và trong khi của DNNN là trên 56%. Vì vậy, chất lượng lao động thấp đang là
bất lợi cho các doanh nghiệp nói chung để có thể thu được tác động tràn tích cực từ
FDI. Kết quả phân tích ở tầm vi mô này dường như trùng với đánh giá cho rằng, trình
độ thấp đang cản trở tác động tích cực của FDI tới tăng trưởng.
Các ước lượng từ XIII - XVI cho biết khả năng đón nhận tác động tràn của
DNNN ở trong vùng đô thị và trung tâm công nghiệp không rõ ràng, trong khi các
DNNN ở ngoài các vùng có khả năng đón nhận tốt hơn. Đối với nhóm ngành chế biến
thực phẩm, các DNNN ở trong các đô thị thậm chí còn chịu tác động tràn gây bất lợi
và làm giảm NSLĐ của doanh nghiệp tuy mức độ tác động không mạnh. Một nguyên
nhân đã nêu ở trên lý giải cho điều này là các doanh nghiệp FDI và DNNN thường tập
trung ở các đô thị và trung tâm công nghiệp lớn. Vì vậy, DNNN trong vùng phải chịu
áp lực cạnh tranh mạnh hơn so với DNNN ngoài vùng trước sự xuất hiện của khu vực
có vốn FDI. Ở khía cạnh khác, các DNNN ngoài vùng tuy nhận tác động tràn tích cực
từ FDI, nhưng mức độ cũng rất thấp so với các doanh nghiệp tư nhân. Do đó có thể
kết luận là đối với DNNN, khả năng đón nhận tác động tràn từ doanh nghiệp FDI
trong cùng một vùng là rất thấp. Do vậy, giả thuyết về tương quan tỷ lệ thuận giữa tác
động tích cực của FDI và khoảng cách ngắn về không gian nhìn chung chỉ được kiểm
chứng ở mức thấp cho nhóm DNNN ở Việt Nam. Kết luận này phần nào phản ánh áp
lực cạnh tranh, nhưng cũng cho thấy một thực tế là thiếu sự liên kết ngang giữa các
doanh nghiệp FDI và DNNN.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Đánh giá tác động của chương trình cao đẳng sư phạm (CĐSP) mới đối với giảng viên CĐSP Luận văn Sư phạm 0
E Nghiên cứu về các tác động của những hoạt động trước khi nghe tới kết quả nghe của học sinh lớp 10 không chuyên trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội Ngoại ngữ 0
G Tác động của Quản trị nguồn nhân lực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng công tác văn thư, lưu trữ của Uỷ ban Dân tộc Văn hóa, Xã hội 0
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Toàn cầu Quản trị Nhân lực 0
G Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro dự án xin vay vốn tại Ngân hàng MB Luận văn Kinh tế 2
B Giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn NSNN qua KBNN Khoa học Tự nhiên 0
K Thực trạng công tác lập dự án tại công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu đoàn Minh Giang Luận văn Kinh tế 2
H Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần cơ khí đúc gang Thanh Sơn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top