daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MÔ HÌNH NUÔI CÁ HỒI VÂN Ở SA PA (LÀO CAI) - MỘT HƯỚNG ĐI KHAI THÁC HIỆU QUẢ NGUỒN “TÀI NGUYÊN LẠNH” Ở VÙNG NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
TÓM TẮT
Cá hồi vân (onchorhynchus mykiss) là một loại cá sinh sống ở vùng có khí hậu ôn đới, nhưng hiện
nay được nuôi thử nghiệm và nhân rộng ở một số vùng thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới, nhất là
các vùng núi cao có điều kiện phù hợp với đặc tính sinh thái của cá hồi vân. Trên cơ sở phân tích
các đặc điểm địa lý tự nhiên của Sa Pa (một địa phương nằm ở vùng núi cao phía bắc Việt Nam),
tác giả có những đánh giá ban đầu về tính thích ứng của loài cá nước lạnh (cá hồi) đối với môi
trường tự nhiên nơi đây, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá hồi vân Sa Pa, những khó khăn cần
khắc phục, những ý kiến trao đổi về biện pháp để đẩy mạnh và nhân rộng mô hình này ra các địa
phương lân cận. Từ những phân tích và đánh giá, tác giả đi đến nhận định: đây là mô hình nuôi cá
hồi vân đầu tiên ở Việt Nam và bước đầu đang mang lại lợi ích không chỉ cho Sa Pa, mà còn tạo ra
một định hướng mới khai thác hiệu quả nguồn “tài nguyên lạnh” ở vùng núi phía bắc Việt Nam.
Từ khóa: Cá hồi vân, Vùng núi phía Bắc Việt Nam ”Tài nguyên lạnh”; Sa Pa
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá hồi vân (onchorhynchus mykiss) là một loại
cá sinh sống ở vùng có khí hậu ôn đới, nhưng
hiện nay được nuôi thử nghiệm và nhân rộng
phát triển ở một số vùng thuộc vành đai khí
hậu nhiệt đới, nhất là các miền núi cao có
điều kiện phù hợp với đặc tính sinh thái của
cá hồi vân. Đặc điểm khí hậu và môi trường
tự nhiên ở các miền núi cao đang được nhiều
quốc gia, trong đó có Việt Nam, tận dụng vào
mục đích nuôi cá hồi và bước đầu mang lại
hiệu quả kinh tế, được chúng tui tạm gọi là
nguồn “tài nguyên lạnh” của vùng nhiệt đới.
Sa Pa là một huyện miền núi có nhiều tiềm
năng du lịch của tỉnh Lào Cai. Vài năm trở lại
đây, Sa Pa được nhiều người biết đến không
chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn với nhiều
di tích, danh lam thắng cảnh đẹp và phát triển
du lịch sinh thái, mà còn được biết đến bởi đã
xây dựng thành công mô hình “Nuôi cá hồi
vân thương phẩm”. Đây là mô hình nuôi cá
hồi vân đầu tiên ở Việt Nam và bước đầu
đang mang lại lợi ích không chỉ cho Sa Pa,
cho Lào Cai mà còn tạo ra một định hướng
mới khai thác hiệu quả nguồn “Tài nguyên
lạnh” ở vùng núi phía bắc Việt Nam.
ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA CÁ HỒI VÂN
Cá hồi là một trong những loài cá được xếp
vào nhóm thủy sản nước lạnh. “Thuỷ sản
nước lạnh” ở đây được hiểu là các loài cá
được sinh sống trong môi trường tự nhiên và
nuôi thả tại các ao, hồ, sông, suối có chứa
nguồn nước lạnh. Các loài “thuỷ sản nước
lạnh” mặc dù không có một giới hạn cụ thể về
nhiệt độ nước được đưa ra, nhưng thường
được mô tả là các loài cá sống tại khu vực có
nhiệt độ nước không vượt quá + 180C đến +
200C và không thấp quá 0 đến + 50C.
Trong các loài thủy sản nước lạnh, cá hồi
được nuôi phổ biến hơn cả vì là loài cá mang
lại giá trị kinh tế cao. Cá hồi bao gồm nhiều
loài khác nhau, có loài chuyên sinh sống ở
thuỷ vực ngọt, có loài chuyên sinh sống ở
thủy vực mặn và có loài sinh ra ở thuỷ vực
ngọt rồi lại theo dòng nước (sông, suối) ra
biển sinh sống, khi phát dục lại quay trở lại
thuỷ vực ngọt nơi đã sinh ra để sinh sản rồi
chết ở đó. Nhìn chung, các loài cá hồi đều có
đặc điểm chung: sinh sống ở khu vực nước
lạnh và có dòng chảy.
Cá hồi vân có nguồn gốc từ khu vực Bắc Mỹ.
Sau đó được du nhập vào nuôi ở châu Âu từ
1890, rồi lan sang một số nước châu Á: Nhật
Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Nêpan,
Apganixtan, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Đây là
loại cá hồi được gia đình hoá và nuôi thành
công sớm nhất trong các loại cá hồi. Hiện
nay, cùng với cá hồi tuyết, cá hồi vân được nuôi rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới,
nhất là các nước có khí hậu ôn đới, cận nhiệt
ở Bắc bán cầu [4].
Đặc tính sinh thái của cá hồi vân có thể khái
quát như sau:
- Về nhiệt độ nguồn nước thích hợp để cá sinh
sống và phát triển. Theo nghiên cứu của các
chuyên gia, cá hồi vân là loài cá ưa lạnh và
nước phải luôn “động”, nhiệt độ nước trong
khi ấp trứng là 3 - 100C (tốt nhất là 9 - 100 C)
và trong giai đoạn ươm cá bột là 7 - 150 C.
Nhiệt độ nước phù hợp cho tăng trưởng của
cá hồi vân là từ 7 - 200 C (tối ưu nhất là 17 -
180 C) và không nên vượt quá 210 C trong một
thời gian dài. Cá hồi vân có thể chịu được
nhiệt độ tới 250C nếu dòng chảy đủ mạnh
nhưng cá ngừng ăn, ngừng tăng trưởng và dễ
bị mắc bệnh (Sedgwick - 1985). Nhiệt độ có
thể gây chết cá là > 26,50 C, nếu nnhiệt độ
dưới 00 C cá ngừng phát triển và có khả năng
bị chết. Đặc biệt, tại khu vực nuôi nếu có
nhiệt độ nước nằm trong khoảng cho phép (3
- 250 C) ít hơn 6 tháng/năm, tốc độ tăng
trưởng của cá hồi sẽ rất kém và sản lượng
không cao (Yamaha – “ nghiên cứu cá hồi
vân” - 1991).
- Về lượng ôxi hoà tan: Cá hồi vân sinh
trưởng và phát triển tốt khi hàm lượng ôxi
hoà tan trong nước lớn hơn 7 mg/l, tốt nhất là
ở mức bão hoà 12 mg/l (Huet - 1975). Do vậy
hàm lượng ôxi hoà tan là một trong những
nhân tố hết sức quan trọng khi chọn thủy vực
nuôi cá hồi vân. Do đó, cá hồi vân thường
được nuôi ở thủy vực có dòng chảy mạnh (đủ
cung cấp ôxi). Khi thiếu ôxi, cá thường mắc
bệnh và bỏ ăn. Độ pH thích hợp cho cá hồi
vân là 7 – 8 (tức độ pH trung tính).
- Về nguồn thức ăn và dinh dưỡng: Ở môi
trường tự nhiên, khi còn nhỏ cá hồi vân ăn
côn trùng, giáp xác nhỏ và là động vật phù du.
Khi trưởng thành ăn côn trùng, động vật thân
mềm, giáp xác và cá con. Vì vậy, cá hồi vân
xếp vào loài ăn động vật và có khả năng gây
ảnh hưởng đến các loài thuỷ sản khác trong
thủy vực. Thức ăn nhân tạo là loại viên khô
có hàm lượng từ 35 – 65% đạm, được trộn
thêm vitamin C và vitamin B1, tỷ lệ cho ăn
là 3,5% - 5% khối lượng cá trong bể, phụ
thuộc vào nhiệt độ nước và mức ôxy hoà
tan. Muối cũng được cấp lấy định kỳ vào bể
để cung cấp thêm các ion kim loại cần thiết
(khi nước bị đục).
- Về khả năng sinh trưởng và phát triển: Cá
hồi vân có tỷ lệ sống trong các giai đoạn cá
bột cao hơn so với các loài các hồi khác.
Trong điều kiện nuôi tốt, từ cỡ cá khi thả là
30g/con, cá có thể đạt trọng lượng bình quân
250 – 300g/con sau 4 tháng; 600 – 1.000g/con
sau 7 tháng và 2.000g/con sau 1 năm. Cá có
thể đạt trọng lượng 3 – 4 kg/con. Đặc biệt từ
giai đoạn từ 500 – 1.500g cá hồi vân tăng
trưởng mạnh, trung bình 10g/ngày (với điều
kiện nuôi tốt). Về khả năng sinh sản, cá hồi
vân đực thành thục sau 2 - 3 năm nuôi, còn
cá cái thành thục ở năm thứ 3. Khi cá đến
kỳ sinh sản, có thể cho sinh sản tự nhiên và
cũng có thể cho sinh sản nhân tạo bằng cách
lấy trứng của cá cái cho thụ tinh với tinh
trùng cá đực.
- Về đặc điểm nguồn nước: Cá hồi vân sống
trong môi trường "nước động": nước suối
chảy, nước sông, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo,
ao… Các nguồn nước này phải sạch, không bị
ô nhiễm và phải đảm bảo các chỉ tiêu: nhiệt
độ nước, độ pH, độ ôxi hoà tan… cho cá hồi
vân sinh sống và phát triển. [4], [5], [7].
Như vậy, cá hồi vân là loài thuỷ sản nước
lạnh có thể nuôi ở Việt Nam nếu nguồn nước
ở Việt Nam có đầy đủ yêu cầu phù hợp với
đặc tính sinh thái trên của cá hồi vân. Và trên
thực tế, Việt Nam có nhiều địa điểm đáp ứng
được yêu cầu đó và nơi phát triển cá hồi vân
đầu tiên đó là Sa Pa (Lào Cai)
ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÙNG NÚI CAO SA PA (LÀO CAI) - ĐỊA
ĐIỂM THÍCH HỢP CHO ĐẶC TÍNH SINH
THÁI CÁ HỒI VÂN SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN
Về lãnh thổ, huyện Sa Pa có tổng diện tích là
67.864 km2 (chiếm 8.24% diện tích tự nhiên
tỉnh Lào Cai), với số dân 43.600 người. Đây
là địa bàn sinh sống của một số dân tộc anh
em: Mông,Tày, Dao, Kinh, Dáy, Phù Lá, Hoa.
Vị trí địa lý cận kề với chí tuyến Bắc và nằm
gọn trên dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ (ở độ
cao 1200 - 1800 m) đã quy định đặc điểm khí
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top