tctuvan

New Member
Mod xin điểm một số những nội dung quan trọng, cần thiết nhân cho người mới


Anh em mới tham gia nên đọc, đảm bảo sau khi tu luyện xong các nội dung mod đưa ra sẽ có thể bắt đầu tham gia Kinh doan chứng khoán mà không sợ thua lỗ

Ai cần tư vấn, hay có câu hỏi nào xin mời đăng trả lời tại topic này, mình xin trả lời!


Học về các chỉ số kỹ thuật đề phân tích cơ bản một mã chứng khoán

Các chỉ số cơ bản trong phân tích chứng khoán


Giáo trình phân tích cơ bản chứng khoán


Ví dụ về phân tích kỹ thuật đầy đủ về 1 mã chứn khoán

Phân tích mã chứng khoán SJS


Cuối chúng, cái quan trọng nhất, hãy chọn cho mình một chiến lược đầu tư đúng đắn, phù hợp với tình hình tài chính, điều kiện, sở thích của bạn

Nên nhớ "Làm giàu không khó" nhưng cũng đồng nghĩa với khả năng "Làm cùng kiệt rất dễ". Nên cần thận trọng...
Con đường không chỉ toàn hoa hồng, nhưng sự thông minh sẽ giúp ta vẫn tiến nhanh.



Các chiến lược đầu tư nổi tiếng


Đầu tư theo Warren Buffett (Mua và Giữ) Mình kết hướng này. Và đây cũng thực là hướng mà thị trường mong muốn, nó sẽ giúp ích cho doanh nghiệp CP.

Warren Buffett - người được xem là NĐT tài chính thành công nhất thế giới cho đến hiện
tại. Ông đã từng là người giàu nhất thế giới, và hiện tại là người giàu thứ ba thế giới
 Ông đặt ra các nguyên tắc và thực hiện theo các nguyên tắc đó
› Đầu tư vào Cty chứ không đầu tư vào CP
› Đầu tư theo giá trị thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định
chọn Cty/CP để đầu tư
› Chọn thời điểm mua
› Không quan tâm (bỏ ngoài tai) một số vấn đề.
› Danh ngôn (W.B)


 Warren Buffett quan niệm rằng CP chỉ là tờ giấy chứng nhận
quyền sở hữu của cổ đông đối với Cty đó. Ông không đầu tư vào
CP, mà đầu tư vào Cty. Nói một cách khác, ông hoàn toàn không
quan tâm đến việc mua đi bán lại CP trong thời gian ngắn. Thay
vào đó, ông áp dụng chiến lược “buy and hold” - mua và giữ -
nghĩa là ông sẽ giữ CP trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ
luôn nếu đó là những Cty ông xác định là chiến lược của mình

 Đầu tư theo giá trị thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn
Cty/CP để đầu tư:
 - Cty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không? Warren Buffett chỉ muốn mua CP
của Cty có lợi thế cạnh tranh cao; hay là Cty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh
chính của nó; hay là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Ông không muốn đầu
tư vào những Cty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá
bán. Ông còn xét xem Cty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị Cty lớn mạnh khác nhảy vào
cạnh tranh hay không. Ông là người sáng chế ra từ “economic moat” ngụ ý Cty đó có lợi thế
cạnh tranh và tạo ra “hàng rào” ngăn cản sự cạnh tranh của các Cty khác.

 - Cty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? Warren Buffett chỉ đầu tư vào các Cty có
mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà ông
biết rất rõ.

 - LN Cty tốt, tăng trưởng ổn định không?


 - Tỷ số nợ trên vốn có thấp không? Tỷ số LN trên nợ có cao
không? Giả sử LN không đạt được mức kỳ vọng, Cty có khả
năng trả được nhũng món nợ đến hạn không?

 - Tỷ lệ LN trên vốn đầu tư có tốt không? Đây là một trong
những chỉ số mà Buffett đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đầu tư
vào những Cty tạo ra mức LN tốt.
 - Chi phí vận hành của Cty có ở mức chấp nhận được hay
không?

 - Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra LN và sự tăng
trưởng?



 - Cty có giữ lại LN để tái đầu tư hay không? Việc Cty chia cổ tức hay không chia cổ tức là
một trong những điểm khác biệt giữa Benjamin Graham và Warren Buffett. Benjamin
Graham cho rằng Cty nên chia cổ tức cho nhà đầu tư. Đối với ông, cổ tức được chia tốt hơn
cổ tức được giữ lại trong Cty. Trong khi đó, Warren Buffett muốn Cty giữ lại LN để tái đầu
tư. Ông cho rằng, nếu như Cty đang làm ra LN tốt - bằng hay cao hơn mức lãi suất mong
muốn - thì Cty nên giữ LN lại để tái đầu tư. Khi đó Cty sẽ trở thành một máy in tiền với tốc
độ ngày càng tăng cao nhờ hiệu ứng tuyệt vời của lãi suất kép.

 - Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức
không? Buffett chỉ đầu tư vào những Cty ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực.

 Chọn thời điểm mua:

 Ông không bao giờ vội vã mua những CP có biên độ an toàn không rõ
ràng. Thường thì ông sẽ đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hay
khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được CP
của Cty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Phương pháp đầu tư đơn
giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một trong những người
có tài sản lớn nhất thế giới. Nó cũng giúp ông thoát được tổn thất trong
những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại, ví dụ như giai
đoạn CP các Cty Internet bùng nổ và sụp đổ. Tuy vậy, ông bị một số
người phê bình là quá thận trọng và vì thế đã bỏ qua những cơ hội lớn.

 Không quan tâm :

 Với chiến lược đầu tư nói trên Warren Buffett không quan tâm nhiều đến sự
lên xuống của giá cả thị trường chứng khoán cũng như chu kỳ kinh tế. Nói
đúng hơn ông chỉ quan tâm đến việc lên xuống giá khi ông chọn thời điểm
mua. Khi đã mua rồi, ông không quan tâm đến sự lên xuống của giá nữa.

 Một điểm nữa khá đặc biệt là ông rất ít quan tâm đến việc đa dạng hóa danh
mục đầu tư. Nhiều NĐT đã nghiên cứu và thực hiện thành công các phương
pháp đa dạng hóa danh mục đầu tư tức là chọn nhiều CP của các Cty khác
nhau, ngành khác nhau có tác dụng bổ sung, tương hỗ nhằm đạt được LN cao
nhất có thể trong khi giảm rủi ro đến mức thấp nhất. Warren Buffett không
theo trường phái đa dạng hóa này. Ông cho rằng nếu đã chọn được doanh
nghiệp tốt để đầu tư thì sẽ đạt LN cao và rủi ro thấp. Việc đa dạng hóa danh
mục đầu tư, tức là chọn thêm những CP khác vào danh mục đầu tư sẽ giảm
LN cao tạo ra từ Cty/CP chính yếu.

 Theo ông, nếu “lỡ” đầu tư vào doanh nghiệp có lãi suất thấp hơn kỳ vọng, thì
hãy rút ra càng sớm càng tốt, vì càng để lâu, NĐT càng bị lỗ và vì thế mất cơ
hội đầu tư ở Cty tốt. Còn nếu đã đầu tư đúng Cty làm ăn hiệu quả, thì đừng
rút tiền gốc và cổ tức ra khỏi doanh nghiệp. Càng để lâu bao nhiêu thì LN sinh
ra càng cao bấy nhiêu
 Lời hay ý đẹp :

 “Luật số 1: Đừng bao giờ thua lỗ. Luật số 2: Không được bao giờ quên luật số 1”.
Nguyên tắc này khác hẳn với nguyên tắc cơ bản của các nhà kinh doanh CP thành công:
phải biết chấp nhận thắng và thua.

 “Giá là những gì chúng ta phải trả. Giá trị là những gì chúng ta nhận được”.

 “Nếu là NĐT bạn hãy tập trung vào việc Cty đó sẽ hoạt động kinh doanh như thế nào.
Nếu là nhà đầu cơ, bạn hãy quan tâm đến giá thị trường của nó, và đó không phải là
cách làm hay cuộc chơi của chúng tôi”.

 “Nguyên tắc để làm giàu: Hãy sợ hãi khi những người khác tham lam. Hãy tham lam khi
những người khác sợ hãi”.

 (Theo ông khi số đông “tham lam” sẽ đẩy giá CP lên quá cao, vượt qua giá trị thật. Còn
khi số đông sợ hãi sẽ đẩy giá CP xuống tạo ra những CP có biên độ an toàn, và LN trong
tương lai cao).

 “Thời gian là kẻ thù của những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và là bạn của doanh nghiệp
đang ăn nên làm ra. Nếu doanh nghiệp bạn đầu tư có tỷ suất LN trên vốn chủ sở hữu
20-25%, thời gian là bạn của bạn. Nếu tỷ suất LN của doanh nghiệp thấp hơn mức bạn
mong muốn thì thời gian là kẻ thù của bạn”.


Đầu tư lướt sóng

Đầu tư theo Benjamin Graham

 Giới thiệu: Là một NĐT thành công, Benjamin Graham được xem như “ông thầy
của Wall Street” và cũng là người đi đầu trong chiến lược đầu tư theo giá trị
 Ba tiêu chuẩn chính
› 1/ Chỉ tiêu LN
› 2/ doanh thu (Lượng hàng bán).
› 3/ Chỉ tiêu LN/doanh thu

› 1/ Chỉ tiêu LN
Thu nhập dòng hay LN sau thuế có thể được xem xét bằng tổng LN
hay xét trên một đơn vị CP (EPS). Một Cty có sự gia tăng về tốc độ
tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau
cao hơn quý trước.
 Một CP tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so
với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít
nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của CP
tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.
 Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những CP có P/E
thấp (P/E: Chỉ số giá chia cho thu nhập của mỗi CP), và cho rằng
những CP có chỉ số này cao là đắt và không nên mua.
 Thực tế cho thấy, những CP tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên
chọn CP của những Cty thua lỗ trước khi Cty đó trở lại trạng thái có
lãi khi các NĐT khác phát hiện ra nó.
 Một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu LN bao gồm: Dựa
vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn
những Cty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần
nhất; lựa chọn Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở
3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn Cty có thu nhập hàng năm tăng
trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.
 EPS có thể được xem xét bằng tổng LN hay xét trên một đơn vị CP.
Một Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ
tăng trưởng EPS của quý sau cao hơn quý trước.
 Một CP tốt là CP có tốc độ tăng trưởng EPS cao hơn so với 3 hay 4
quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25%
so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của CP tốt ít nhất
phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.
 Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những CP có P/E
thấp, và cho rằng những CP có chỉ số này cao là đắt và không nên
mua.
 Thực tế cho thấy, những CP tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên
chọn CP của những Cty thua lỗ trước khi Cty đó trở lại trạng thái có
lãi khi các NĐT khác phát hiện ra nó.
 Một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu LN bao gồm: Dựa
vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn
những Cty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần
nhất; lựa chọn Cty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở
3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn Cty có thu nhập hàng năm tăng
trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.

› 2/ doanh thu (Lượng hàng bán).
 Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một Cty có sức
mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa CP tốt
hãy tìm Cty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu
nhập.
 Một số biểu hiện có thể xem xét khi một Cty gia tăng lượng hàng bán như
nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, Cty giới thiệu sản
phẩm mới hay thâm nhập vào thị trường mới, Cty cải thiện sản phẩm cũ.
 Tiêu chí để xác định Cty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất
có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hay bằng 25% so với quý gần nhất
trước đó
 Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa
những vấn đề. Cty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ
thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường
xuất khẩu.
 Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới cũng làm tăng
thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ
đang xấu đi.
 Cũng cần lưu ý đến việc Cty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế
nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa
thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.
› 3/ Chỉ tiêu LN/doanh thu
LN ròng đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm
của nhà đầu tư, nên tìm những Cty có sự tăng về tỷ lệ LN dòng/doanh
thu. Con số này càng lớn thì Cty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên
trong các hoạt động.
LN ròng có thể là đầu mối chủ yếu tìm CP để mua và nên so sánh chỉ số
này giữa các Cty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ
tiêu này là LN trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu LN sau thuế
luôn đạt 10% trở lên.
Tuy nhiên, cũng cần xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng
truởng thu nhập. Mức tăng về LN ròng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại
trừ có sự thay đổi về chiến lược của Cty khi cắt giảm những dây chuyền
sản xuất không hiệu quả. Nếu LN có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu
cho thấy Cty đang đánh mất lợi thế cạnh tranh.
LN dòng


Đầu tư theo PP CAN SLIM

 Giới thiệu: William J. ONeil là một mẫu NĐT chứng khoán thành công tại Mỹ. Khởi nghiệp bằng nghề kế
toán viên, ông nhanh chóng bị cuốn vào cơn sốt CP trên thị trường chứng khoán, để rồi với những công thức
đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ” tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD LN mỗi
năm từ CP. Hiện William là chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hãng nghiên cứu đầu tư William J. ONeil &
Company do chính ông thành lập
 Các tiêu chuẩn chính
› C: Current Quaterly Earnings Per Share (lãi ròng trên mỗi CP của quý gần
nhất)
› A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lãi ròng hàng năm)
› N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý
mới, mức giá trần mới)
› S: Supply and Demand (nguồn cung và cầu)
› L: Leader and Laggard (CP đầu bảng và CP tụt hậu)
› I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư)

› M: Market Direction (định hướng thị trường)
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Dạ a down dùng em tài liệu Phân tích các kỹ năng quản trị của bill gates này với ạ Sinh viên chia sẻ 3
D Tài liệu tập phân tích câu luyện thi học sinh giỏi tiểu học cấp huyện (có đáp án) Luận văn Sư phạm 0
F Tìm hiểu phương pháp phân form tài liệu Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thiết kế phần mềm quản lý tài liệu lưu trữ của bộ GTVT Luận văn Kinh tế 0
H sử dụng phương pháp thống kê, thu thập tài liệu có liên quan phân tích tổng hợp, phỏng vấn Luận văn Kinh tế 0
C Lập Báo cáo tài chính và phân tích chỉ tiêu về tình hình tài chính của công ty Sản xuất vật liệu xây dựng số II Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
H Xây dựng ứng dụng phân tích ngữ nghĩa trong tìm kiếm tài liệu trực tuyến Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích và thiêt kế cơ sở dữ liệu bằng Microsoft Access trong việc quản lí thu chi tài chính Công nghệ thông tin 0
M Nâng cao hiệu quả phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tài liệu phân cực kích thích ở Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
T Nghiên cứu dự báo triển vọng khoáng sản trên cơ sở phân tích tổ hợp các tài liệu địa vật lý máy bay (Lấy vùng Tuy Hòa làm ví dụ) Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top