rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3
Gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO là bước ngoặt quan trọng của Việt nam không chỉ về mặt chính trị xã hội mà còn về kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển để hội nhập dù đã đạt được một số thành tựu khả quan nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đang chờ đợi phía trước. Để đảm bảo vai trò tạo vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã ra đời. Ngân hàng thương mại ra đời với vai trò là trung gian tài chính trong việc huy động để tái cấp vốn cho nền kinh tế là quan trọng nhất. Tuy nhiên ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ cho nên bắt buộc phải hoạt động có hiệu quả để vừa đảm bảo mục tiêu an toàn trong hoạt động vừa có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường và qua đó thực hiện có hiệu quả vai trò dẫn vốn của mình. Nằm trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) ở Việt Nam, NHTMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội trực thuộc NHTMCP Đại Dương – Oceanbank với chức năng là trung gian tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Là một Ngân hàng thương mại nên NHTMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội không chỉ kinh doanh thu lợi nhuận mà còn đóng góp một phần vốn điều hoà cho nền kinh tế, vì vậy hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại NHTMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội em đã chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội”. 3
CHƯƠNG I 5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 5
1.1.1 Ngân hàng thương mại. 5
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại 5
1.1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại 6
1.1.2 Vốn của Ngân hàng thương mại 10
1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu 11
1.1.2.2 Vốn huy động. 11
1.1.2.3. Vốn đi vay. 12
1.1.2.4 Vốn khác 12
1.1.3 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. 13
1.1.3.1 Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh 13
1.1.3.2 Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và quy hoạt động của Ngân hàng: 14
1.1.3.3 Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của Ngân hàng trên thị trường tài chính. 15
1.1.3.4 Vốn có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 15
1.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại. 15
1.2.1 Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi của khách hàng. 17
1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán 18
1.2.1.2 Tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội 18
1.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: 18
1.2.1.4 Tiền gửi các ngân hàng khác 19
1.2.2. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá. 19
1.2.2.1. Chứng chỉ tiền gửi. 19
1.2.2.2. Trái phiếu 20
1.2.2.3. Kỳ phiếu. 20
1.2.3 Huy động vốn qua các khoản đi vay 20
1.2.3.1. Vay NHNN (vay ngân hàng Trung ương) 20
1.2.3.2. Vay các tổ chức tín dụng khác 21
1.2.3.2. Vay trên thị trường vốn 21
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại. 22
1.3.1. Nhân tố chủ quan. 22
1.3.2. Nhân tố khách quan. 25
CHƯƠNG II 27
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 27
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội 27
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của Oceanbank – Chi nhánh Hà Nội 27
Các nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật và uỷ quyền, phân cấp của Oceanbank 29
2.1.3. Hoạt động của Oceanbank Hà Nội 29
2.1.3.1. Khái quát về địa bàn hoạt động của Oceanbank Hà Nội. 29
2.1.3.2.Các lĩnh vực hoạt động cụ thể của Oceanbank Hà Nội: 31
2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Oceanbank – Chi nhánh Hà Nội. 33
2.2.1. Quy mô hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. 33
2.2.2. Tình hình sử dụng các hình thức huy động tại Oceanbank Hà Nội 38
2.2.3. Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn 40
2.2.4. Nhận xét về thực trạng huy động vốn của Oceanbank – Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua. 41
2.2.4.1. Những kết quả đạt được 41
2.2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục. 42
CHƯƠNG III 43
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI OCEANBANK – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 43
3.1. Định hướng phát triển của Oceanbank – Chi nhánh Hà Nội trong những năm tiếp theo. 43
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Oceanbank – Chi nhánh Hà Nội. 46
3.2.1. Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn 46
3.2.2. Đẩy mạnh chính sách khách hàng. 48
3.2.3. Gắn liền huy động vốn với sử dụng vốn 50
3.2.4. Đưa ra các chương trình quảng cáo hấp dẫn 50
3.2.5. Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt 51
3.2.6. Ứng dụng hoạt động Marketing vào hoạt động huy động vốn. 51
3.3. Một số kiến nghị 52
3.3.1. Kiến nghị với Oceanbank 52
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 52
3.3.3. Kiến nghị với Nhà Nước 54
KẾT LUẬN 57

LỜI MỞ ĐẦU

Gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO là bước ngoặt quan trọng của Việt nam không chỉ về mặt chính trị xã hội mà còn về kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển để hội nhập dù đã đạt được một số thành tựu khả quan nhưng vẫn còn nhiều khó khăn thách thức đang chờ đợi phía trước. Để đảm bảo vai trò tạo vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã ra đời. Ngân hàng thương mại ra đời với vai trò là trung gian tài chính trong việc huy động để tái cấp vốn cho nền kinh tế là quan trọng nhất. Tuy nhiên ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ cho nên bắt buộc phải hoạt động có hiệu quả để vừa đảm bảo mục tiêu an toàn trong hoạt động vừa có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường và qua đó thực hiện có hiệu quả vai trò dẫn vốn của mình. Nằm trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) ở Việt Nam, NHTMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội trực thuộc NHTMCP Đại Dương – Oceanbank với chức năng là trung gian tài chính đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Là một Ngân hàng thương mại nên NHTMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội không chỉ kinh doanh thu lợi nhuận mà còn đóng góp một phần vốn điều hoà cho nền kinh tế, vì vậy hoạt động huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Thấy được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn, trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại NHTMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội em đã chọn đề tài “Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội”.
Chuyên đề được chia làm 03 chương:
Chương I: Lý luận chung về huy động vốn của Ngân hàng Thương mại.
Chương II: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội.
Chương III: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội.
Em xin chân thành Thank sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo của thầy giáo – PGS.TS Lê Đức Lữ và toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh Hà Nội Ngân hàng TMCP Đại Dương đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.



















CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại.
1.1.1 Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại
Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Trải qua hàng trăm năm đến nay hoạt động của các NHTM đã trở thành một phần không thể thiếu được đối với nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới. Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hay vai trò mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. Vấn đề là ở chỗ các yếu tố trên đang không ngừng thay đổi. Thực tế, rất nhiều tổ chức tài chính – bao gồm cả các công ty chứng khoán, quỹ tương hỗ và công ty bảo hiểm hàng đầu đều đang cố gắng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng đang đối phó với các đối thủ cạnh (các tổ chức tài chính phi ngân hàng) bằng cách mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ về bất động sản và môi giới chứng khoán, tham gia hoạt động bảo hiểm, đầu tư vào quỹ tương hỗ và thực hiện nhiều dịch vụ mới. Cách tiếp cận thận trọng nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, Pháp lệnh ngân hàng ban hành ngày 23/05/1990 xác định: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Luật các tổ chức tín dụng được bổ sung sửa đổi năm 2004, điều 20 định nghĩa: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng” và “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.
1.1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại
a. Mua bán ngoại tệ
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ - một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao.
b. Nhận tiền gửi.
Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động được tiền. Một trong các nguồn quan trọng là nhận tiền gửi (thanh toán và tiết kiệm của khách hàng). Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với cam kết hoàn trả đúng hạn. Trong cuộc cạnh tranh để tìm và giành được các khoản tiền gửi, các ngân hàng đã trả lãi cho tiền gửi như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng sử dụng tạm thời để kinh doanh. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, gần đây nhất là năm 2008 ở Việt Nam lãi suất cao nhất lên đến 19%/năm.
c. Cho vay
* Cho vay thương mại.
3.3.3.2. Tạo lập môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định
Hiện nay, hệ thống luật kinh tế của Việt Nam chưa hoàn chỉnh đặc biệt là những bộ luật căn bản cần thiết trong quan hệ kinh tế hiện nay như luật thương mại, luật kinh tế…. Do đó để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người đầu tư (trực tiếp và gián tiếp qua ngân hàng) và người sử dụng vốn đầu tư cần có một hệ thống pháp luật đồng bộ như: Luật bảo vệ quyền tài sản tư nhân, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật hối phiếu, thương phiếu …..
Việc ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng sẽ tạo niềm tin của dân chúng đồng thời với những quy định khuyến khích của nhà nước sẽ tác động trực tiếp tới việc điều chỉnh quan hệ giữa tiêu dùng và tiết kiệm, chuyển một phần tiêu dùng sang đầu tư, chuyển dần tài sản cất giữ dưới dạng vàng,ngoại tệ hay bất động sản sang đầu tư vào sản xuất kinh doanh hay gửi vốn vào ngân hàng.
3.3.3.3.Tạo lập môi trường tâm lý
Yếu tố tâm lý xã hội trình độ văn hoá của từng dân tộc đất nước cũng có ảnh hưởng trong dân cư, các tổ chức kinh tế nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. Yếu tố tâm lý đòi hỏi ngân hàng phải có tính động viên và khả năng thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Luôn tìm hiểu tâm lý nhu cầu của khách hàng và đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên trong hoạt động của NHTM.
Đó là điều kiện không thể thiếu đựơc để thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động tiền gửi từ ngân hàng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng nhằm thu hút khách hàng về mình càng nhiều. Để đứng vững trong cạnh tranh, các ngân hàng phải có những chính sách khách hàng thích hợp để đưa ra những biện pháp kích thích, gây ảnh hưởng hay thoả mãn những nhu cầu tâm lý của khách hàng nhằm không ngừng thu hút vốn nhàn rỗi vào ngân hàng.

KẾT LUẬN

Công tác huy động vốn của NHTM có vai trò to lớn trong việc quyết định quy mô hoạt động của NHTM và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Việc nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn mang tính cấp thiết cho cả ngân hàng và cho nền kinh tế, vì nó là yếu tố “đầu vào” tác động trực tiếp đến quy mô “đầu ra” sinh lời cho ngân hàng, đồng thời phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Oceanbank là một ngân hàng trẻ, đi lên từ một ngân hàng nông thôn với phạm vi nhỏ hẹp, trải qua 15 năm hình thành và phát triển đến nay đã trở thành một ngân hàng đa năng hiện đại và là một thương hiệu có uy tín, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam với mạng lưới Chi nhánh được mở rộng ở khắp 3 miền Bắc – Trung - Nam. Là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại Dương, Ngân hàng TMCP Đại Dương – Chi nhánh Hà Nội không ngừng vươn lên khẳng định mình. Chi nhánh luôn tiến hành đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với xu thế của khu vực và thế giới. Qua phân tích thực trạng ta thấy được những kết quả đáng tự hào mà Oceanbank Hà Nội đã đạt được sau 02 năm đi vào hoạt động. Để có được kết quả này là do sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, phù hợp với xu thế phát triển của Ban lãnh đạo Ngân hàng cùng với sự cố gắng, tận tâm trong công việc của tập thể cán bộ nhân viên trong Ngân hàng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top