daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết….................................................. ………………… ..……………..........1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………… ......................................…2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu……………………………… ..................................…2
4. Nguồn tư liệu ………………………………………………… ................................…3
5. Đóng góp của luận án………………………………………… .................................…4
6. Cấu trúc của luận án………………………………………… ...................................…4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu…………………………… ......…………..………5
1.2. Cơ sở lý thuyết …………………………………… ....................…………………11
1.1.1. Một số khái niệm…………………………....................…………………11
1.1.2. Cơ sở lý thuyết……………………………… ...................………………18
1.3. Phương pháp nghiên cứu………………………………...........................…………22
1.4. Khái quát về người Tày ở tỉnh Bắc Kạn.. .....................................................................26
Tiểu kết chương 1
Chƣơng 2: TANG MA TRUYỀN THỐNG
2.1. Một số quan niệm liện quan đến tang ma………………… ...................……….…..32
2.1.1. Quan niệm về thế giới ba tầng và hệ thống thần linh… ...............................32
2.1.2. Quan niệm về hồn vía con người (khoăn) và linh hồn người sau khi
chết (phi khoăn) ................................................................................................................….34
2.1.3. Quan niệm về cõi sống và cõi chết…. ...........................................................36
2.2. Các loại tang ma ........................................................................................................... 37
2.3. Quy tắc ứng xử khi người thân mới tắt thở...................................................................39
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2.4. Tang ma truyền thống............................................................... .....................................40
2.4.1. Tang ma của người chết bình thường............................................................41
2.4.2. Tang ma của thầy Tào.....................................................................................73
2.4.3. Tang ma của người chết không bình thường.................................................78
2.5. Các nghi lễ sau mai táng.................................................... ............................................80
2.6. Tục để tang và một số kiêng kỵ.....................................................................................84
2.7. Vai trò của thầy Tào trong đám tang............................................................................ 88
Tiểu kết chương 2
Chƣơng 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TANG MA
3.1. Nội dung của sự biến đổi.. .............................................................................................91
3.1.1. Biến đổi trong quan niệm và nhận thức.........................................................91
3.1.2. Biến đổi trong việc chuẩn bị và hình thức báo tang .....................................93
3.1.3. Biến đổi của các nghi lễ đám ma....................................................................97
3.1.4. Biến đổi của các nghi lễ sau khi chôn cất....................................................100
3.1.5. Biến đổi trong việc kiêng kỵ.........................................................................101
3.1.6. Biến đổi ở một số lĩnh vực khác liên quan trong tang ma..........................103
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi.......................................................................................104
3.2.1. Tác động từ phát triển kinh tế.......................................................................104
3.2.2. Tác động từ nhận thức của người dân..........................................................106
3.2.3. Tác động từ chính sách – luật pháp..............................................................107
3.2.4. Tác động từ sự giao thoa văn hóa.. ..............................................................109
3.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma của
người Tày .. ..........................................................................................................................112
3.3.1. Một số giá trị văn hóa trong tập quán tang ma cần gìn giữ.. ..................................112
3.3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma .. .....114
Tiểu kết chương 3
Chƣơng 4 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
4.1. Kết quả.. ........................................................................................................................119
4.1.1. Tang ma phản ánh văn hóa vật chất của tộc người .................................................119
4.1.1.1. Lễ vật trong tang ma phản ánh văn hóa truyền thống tộc người.............1194.1.1.2. Trang phục tang lễ biểu hiện bản sắc văn hóa tộc người.........................122
4.1.2. Tang ma phản ánh văn hóa tinh thần của tộc người................................................124
4.1.2.1. Đề cao đạo hiếu, đạo nghĩa của người sống đối với người chết. ............124
4.1.2.2. Tác dụng giáo dục của văn hóa tang ma...................................................125
4.1.2.3. Tang ma củng cố ý thức cố kết trong gia đình và cộng đồng . ...............126
4.1.2.4. Tang ma phản ảnh tín ngưỡng sơ khai của dân tộc Tày..........................130
4.1.2.5. Tang ma bảo lưu các loại hình nghệ thuật dân gian tộc người… ...........133
4.2. Bàn luận… ....................................................................................................................136
4.2.1. Bàn luận về một số quan điểm trong tang ma.. .......................................................136
4.2.2. Ý nghĩa của các nghi lễ trong tang ma….................................................................140
4.2.3. Điểm giống và khác giữa tang ma của người Tày Bắc Kạn với người
Tày ở các tỉnh khác… ……………………………………………………………..142
4.2.4. Những hạn chế, tiêu cực trong tang ma của người Tày ………………………..144
4.2.5. Ảnh hưởng của Tam giáo biểu hiện trong tang ma của người Tày ...................…146
4.2.5.1. Ảnh hưởng của Đạo giáo trong tang ma… ..............................................146
4.2.5.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong tang ma… ..............................................147
4.2.5.3. Ảnh hưởng của Nho giáo trong tang ma ..............................................…150
Tiểu kết chương 4
KẾT LUẬN........................................................................................................................152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ...................................................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................158
DANH MỤC NHÂN CHỨNG CUNG CẤP THÔNG TIN.......................................166
PHỤ LỤC CHỮ VIẾT.....................................................................................................170
PHỤ LỤC ẢNH
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có
dân số 1.626.392 người, là dân tộc có số dân đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh
(73,594 triệu người, chiếm 85,7%) và có số dân đông nhất trong các dân tộc
thiểu số ở nước ta, người Tày có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố và cư trú tập
trung nhất tại một số tỉnh vùng Đông Bắc, trong đó có Bắc Kạn (155.510 người
chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 9,6% tổng số người Tày ở Việt Nam). Sự đa
dạng về địa bàn cư trú của người Tày đã tạo nên những sắc thái văn hóa địa
phương cũng rất đa dạng và phong phú. Một trong những thành tố văn hóa lý
thú, hấp dẫn đó chính là tang ma của người Tày tỉnh Bắc Kạn.
Tang ma là lễ thức cuối cùng trong chu kỳ cuộc đời của một con người trên
cõi trần gian, để bước sang một thế giới mới mà dân gian Tày thường gọi là Mường
Phạ (Mường trời) – một thế giới siêu thực và huyền bí, nhưng lại có trong tâm thức
và đã ăn sâu vào trong tâm thức của đồng bào, trở thành những tập tục truyền thống,
chi phối đời sống xã hội của đồng bào lâu dài và bền bỉ, thậm chí trở thành những
ràng buộc với cộng đồng tộc người.
Tang ma nằm trong đức tin tâm linh nguyên thủy, có mặt trong hầu hết đời
sống văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Theo dòng thời gian hàng chục thế kỷ
đắp bồi, cho đến nay, tang ma vẫn tỏ rõ sức sống bền bỉ, chìm sâu trong tâm thức
của dân tộc, khắc họa trong đó những dấu ấn không thể phai mờ với những hệ thống
biểu tượng rất đa dạng và đậm đà bản sắc nhưng không dễ gì nhận biết đối với con
người đương đại.
Thông qua các lễ thức của đám tang, chúng ta có thể nhận biết được phần nào
bản sắc văn hóa, quá trình lịch sử tộc người; hiểu được thế giới quan, nhân sinh
quan của người Tày, những quan niệm về cõi sống, cõi chết, hệ thống các quy tắc
ứng xử trong gia đình, cộng đồng của người sống dành cho người chết, và giữa
người sống với người sống.2
Nghi lễ tang ma của người Tày không chỉ mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, hàm
chứa những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, những quy tắc ứng xử của gia đình,
cộng đồng, mà điểm nổi bật vẫn là quan niệm về đạo hiếu, đạo nghĩa, việc đền công, báo
đức. Qua những nghi lễ trong tang ma của người Tày, tinh thần cộng đồng làng bản được
thể hiện khá rõ nét; bởi khi một thành viên của một gia đình chết, cả bản mường có
nhiệm vụ giúp đỡ, lo liệu ma chay cho người quá cố. Đây là nét đẹp trong văn hoá truyền
thống của dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói riêng và đồng bào Tày vùng Đông Bắc nói chung.
Tang ma của người Tày Bắc Kạn vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể
hiện nét khác biệt giữa các nhóm Tày địa phương do những hoàn cảnh sống
và điều kiện lịch sử quy định.
Với những lý do trên, chúng tui quyết định chọn vấn đề: “Tang ma của người
Tày ở tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận án của mình. Đồng thời sẽ đóng góp cho việc kế
thừa những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong tập quán tang ma của
người Tày Bắc Kạn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong tiến trình xây dựng
làng bản văn hóa mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.
2. Mục đích nghiên cứu
- Bước đầu tập hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn
đề tang ma của người Tày nói chung, người Tày ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
- Khảo tả tương đối đầy đủ về các loại tang ma, các đối tượng tang lễ khác nhau,
trên cơ sở phân tích vai trò của thầy Tào trong tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
- Tìm hiểu những biến đổi về mặt nội dung nghi lễ, thời lượng, hình thức cũng
như những lễ vật cúng tế trong tang ma của người Tày ở Bắc Kạn.
- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị giúp cho những người làm công tác bảo tồn
di sản văn hóa có những cứ liệu mới, từ đó đưa ra chủ trương sưu tầm, nhằm bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa trong tang ma của người Tày một cách có hiệu quả hơn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án chính là các nghi lễ đưa xác người chết đi
chôn và tiễn hồn người chết về thế giới bên kia.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
- Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Bắc Kạn hiện nay có 8 đơn vị hành chính bao gồm
thị xã Bắc Kạn và 7 huyện (Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân
Sơn, Pắc Nặm, với 123 xã, 4 phường, 6 thị trấn và 1 thị xã). Chúng tui hiểu rằng
không thể có tham vọng khảo sát, nghiên cứu được tất cả các xã, huyện nói trên của
tỉnh Bắc Kạn. Điều đó hoàn toàn không thể thực hiện được, nhất là trong một
khoảng thời gian ngắn. Do đó, để xác lập phạm vi nghiên cứu phù hợp với quy mô
của một luận án tiến sĩ và điều kiện thực tế của bản thân, chúng tui xin giới hạn
phạm vi nghiên cứu như sau:
Phạm vi không gian: Chúng tui chọn nghiên cứu điền dã các loại tang ma ở 4
huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Chợ Mới. Đây là 4 huyện có số lượng
người Tày sinh sống tương đối đông (xem 1.4.2. Đôi nét về lịch sử người Tày) so
với các huyện còn lại, do vậy, thông qua tang ma của 4 huyện này cũng có thể giúp
người đọc nhận dạng khá đầy đủ những nét văn hóa đặc sắc trong tang ma của
người Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
Ngoài 4 huyện trên, luận án còn mở rộng phạm vi khảo sát thêm tang ma của
người Tày ở một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu
nghi lễ tang ma ở các tỉnh trên sẽ được sử dụng cho mục đích đối chiếu, so sánh.
Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu chú trọng khảo tả các loại tang ma diễn ra
trong đời sống của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Nhưng bởi lẽ các vấn đề thuộc
lĩnh vực văn hóa luôn có tính kế thừa truyền thống, do vậy, trong khi khảo tả các nghi lễ
tang ma, tác giả luận án cố gắng chú ý tới cả hai mặt đồng đại và lịch đại của nó, truyền
thống và biến đổi (biến đổi được tác giả giới hạn từ năm 1986 đến nay).
4. Nguồn tƣ liệu
- Nguồn tư liệu chính của luận án được tác giả dựa trên những tài liệu, tư liệu
điền dã dân tộc học mà tác giả đã trực tiếp thu thập trong nhiều năm, qua nhiều đợt
tại các địa bàn sinh sống của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Cao Bằng và huyện
Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên.4
- Kế thừa những kết quả nghiên cứu dù trực tiếp hay gián tiếp về tang ma của
người Tày, người Nùng nói chung đã được công bố của các học giả trong và ngoài
nước để tham khảo, so sánh.
- Các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài đã bảo vệ của các học viên, sinh
viên chuyên ngành văn hóa học, văn hóa dân gian, dân tộc học, tài liệu lưu trữ của
Thư viện quốc gia, Viện Dân tộc học. Đây là những tài liệu có mang tính chất lý
thuyết phục vụ đề tài nghiên cứu
5. Đóng góp của luận án
- Luận án là công trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về các loại tang ma của
người Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
- Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề về biến đổi xã hội và
văn hóa tang ma tại tỉnh Bắc Kạn trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- Luận án chỉ ra những giá trị văn hóa cần phát huy và những nét phi văn hóa tiêu
cực cần hạn chế trong công cuộc xây dựng làng bản văn hóa mới hiện nay.
Từ những kết quả nghiên cứu khảo sát, luận án đã cung cấp nguồn tư liệu
phong phú phục vụ nhu cầu nghiên cứu chính sách văn hóa trong việc bảo tồn văn
hóa và xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng người Tày nói riêng và vùng các dân
tộc thiểu số nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc tộc
người phục vụ phát triển đất nước.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu (4 trang ), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (8 trang), phụ
lục chữ (23 trang), phụ lục ảnh (24 trang), nội dung chính của luận án gồm 147 trang,
được bố cục thành 4 chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và
địa bàn nghiên cứu (27 trang)
Chƣơng 2: Tang ma truyền thống (59 trang)
Chƣơng 3: Những biến đổi trong tang ma (28 trang)
Chƣơng 4: Kết quả và bàn luận (33 trang)
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tang ma là một việc hệ trọng trong chu kỳ đời người trên cõi trần gian, mặc dù
mỗi quốc gia, mỗi tộc người có các cách thức tổ chức nghi lễ khác nhau, nhưng cách
tiếp cận nghiên cứu, cách nhìn nhận, đánh giá về tang ma của các học giả nhìn chung
khá là thống nhất.
Tín ngưỡng dân gian là một thành tố của văn hóa dân gian (Tang ma chính là
những biểu hiện của tín ngưỡng dân gian), xuất hiện từ sớm, rất lâu trước khi người ta
nghiên cứu về nó. Ở Việt Nam, tín ngưỡng dân gian chỉ mới thực sự được nghiên cứu
từ trên 100 năm nay.
Đến đầu thế kỷ XX, tín ngưỡng dân gian thực sự trở thành một đối tượng thu hút
các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học quan tâm, tìm hiểu và giải mã. Đội ngũ những
người để tâm đến mảng đề tài này, điển hình như Phan Kế Bính, Đào Duy Anh,… là
những học giả đi tiên phong trong việc tìm hiểu tang ma qua các lễ nghi, phong tục.
Sau cách mạng Tháng Tám đến năm 1975, vấn đề nghiên cứu văn hóa các dân tộc
thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái nói chung và tang ma của dân tộc Tày nói riêng đã
được các học giả Việt Nam quan tâm nhiều hơn, nhiều bài viết nghiên cứu về lĩnh vực
này dưới dạng miêu tả phong tục tập quán, lễ nghi đã được công bố trên các tạp chí, sách
báo như Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam của Lã Văn Lô và
Đặng Nghiêm Vạn (1968), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa người Tày và người
Nùng - thông báo dân tộc học tháng 3/1973, Bàn về nếp sống văn hóa ở miền núi của nhà
xuất bản Văn hóa (1974),…
Tình hình nghiên cứu về văn hóa các dân tộc ở Việt Nam tiếp tục được dùy trì
một cách khá đều đặn trong những năm tiếp theo. Phải đến sau năm 1986, khi nước
ta bước vào thời kỳ đổi mới, việc nghiên cứu tang ma mới thực sự khởi sắc và có
bước phát triển rõ rệt, những bí ẩn của đời sống tâm linh được chú ý nhiều hơn. Từ
những biểu hiện cụ thể của nghi lễ, của phong tục tập quán diễn ra hàng ngày, được6
các nhà khoa học đầu tư nhiều tâm sức tìm hiểu, nghiên cứu và giải mã niềm tin sâu
xa mà con người gửi gắm trong tín ngưỡng thờ cúng.
Là một đề tài khá chuyên biệt và luôn đề cập đến cái chết, nên số lượng các
công trình nghiên cứu về nghi lễ tang ma của người Tày nói riêng không nhiều so với
các lĩnh vực khác như ẩm thực, nhà cửa, cưới xin,... Tang ma đóng góp tích cực, làm
phong phú đời sống tinh thần của người Tày, nó đã tồn tại rất lâu trong đời sống của
đồng bào, vì vậy, nó không phải là một vấn đề mới mẻ đối với các nhà khoa học. Ở
đây, chúng tui chủ yếu tiếp cận những công trình đề cập tới nghi lễ tang ma dù là trực
tiếp hay gián tiếp của các cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái ở Việt Nam và
nhất là các tài liệu liên quan đến cư dân Tày vùng Việt Bắc.
Trước hết phải kể đến cuốn sách Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày, Nùng, Thái
ở Việt Nam của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn [42]. Các tác giả đã nghiên cứu khá
sâu về đời sống văn hóa của hai dân tộc Tày – Nùng, trong đó có trình bày về tôn
giáo, tín ngưỡng, ý niệm về hồn Phi, khoăn và cái chết, về sự tồn tại của thế giới
bên kia, những nghi lễ liên quan đến sản xuất,… nhưng các tác giả cũng không có
chuyên mục riêng về tang ma của dân tộc Tày.
Nghiên cứu của các tác giả Lã Văn Lô, Hà Văn Thư Văn hóa Tày - Nùng [43].
Đây thực sự là một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về xã hội, con người và văn
hoá của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam nói chung. Các vấn đề trong đời sống xã
hội được đề cập khá đa dạng, điểm đáng chú ý nhất của công trình này là nguồn tư
liệu thực địa khá phong phú, trong đó các tác giả đã khảo tả tương đối tỉ mỉ về tang
ma với một tiểu mục riêng biệt, miêu tả về 9 nghi lễ chính và 13 lễ nhỏ rất công phu. Tuy
nhiên nhiều đặc trưng văn hoá trong tang ma của từng dân tộc chưa được các tác giả
phân biệt rõ theo từng nhóm địa phương khác nhau.
Năm 1994, Hoàng Quyết và Tuấn Dũng đã sưu tầm và biên soạn cuốn
Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc [67]. Công trình này đã tập trung
nghiên cứu sâu về đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Tày ở khu Việt Bắc,
với những phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tang
ma, cưới hỏi từ xa xưa của người Tày. Song công trình cũng chỉ đề cập đến vấn
đề một cách chung chung của vùng Việt Bắc, trong khi nghi lễ tang của người
Tày ở mỗi địa phương lại có nhiều điểm khác biệt. Vì vậy, những nghiên cứu mang tính
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
chất khái quát như Hoàng Quyết và Tuấn Dũng cần thiết phải bổ sung các nguồn tư liệu
thu thập từ điền dã ở từng địa phương cụ thể.
Tiếp đến phải kể đến cuốn sách Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam do tác giả
Bế Viết Đẳng chủ biên [22]. Các tác giả đã dành một phần riêng 14 trang (213 – 226)
cho việc trình bày những nghi lễ liên quan đến làm ma ở trong nhà cũng như cách
thức mai táng và hình thức để tang của các dân tộc Tày – Nùng (chủ yếu vùng Việt
Bắc). Trong công trình này mặc dù các tác giả đã dành một phần riêng để nghiên cứu,
song chỉ được tiếp cận dưới dạng các thông báo, từ việc điểm qua về người chết, cách
ứng xử với người chết, các lễ thức sau khi chết,… mà chưa có phân tích nghiên cứu
chuyên sâu theo từng dân tộc cụ thể. Do đó, công trình này cũng chỉ mang tính sơ
lược cần được bổ sung.
Công trình Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam của
tác giả Đỗ Thúy Bình [8]. Trong công trình này tác giả đã giới thiệu các quan niệm
khác nhau về linh hồn của các dân tộc Tày, Nùng, Thái, và đều thống nhất cho rằng
nếu hồn lìa khỏi thân thể vĩnh viễn thì người sẽ chết. Bên cạnh việc đi sâu vào mô
tả, liệt kê sáu nghi lễ chính trong tang ma với nhiều thủ tục từ khi con người tắt thở
đến khi mãn tang 3 năm như: Lễ rửa mặt, lễ khâm liệm, lễ đại siêu, lễ nhập quan, lễ
xiên đàn phá ngục, lễ đưa ma, tác giả đã ít nhiều đi vào phân tích cũng như kiến giải
về ý nghĩa của các nghi lễ có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Trong khảo
sát của mình tác giả có đề cập đến trường hợp người chết có con thì con gà cúng
vong linh sẽ được mổ bụng. Còn trường hợp người chết chưa có con, con gà cúng sẽ
làm như thế nào thì tác giả chưa đề cập đến. Song trong các nghi lễ tang ma mà tác
giả cung cấp như lễ rửa mặt, lễ khâm liệm, phần lớn tác giả dành những miêu tả cụ
thể cho người Tày ở Cao Bằng và Hoàng Liên Sơn (nay Yên Bái), nhưng tang ma
của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn rất ít được đề cập. Từ việc điểm qua các nghi lễ tang
ma của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cũng là những luận cứ khoa học có giá trị giúp
chúng tui tiếp cận vấn đề tang ma ở địa phương Bắc Kạn được hoàn thiện hơn.
Cuốn Văn hóa dân gian Tày của các tác giả Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa
Toàn, Vũ Tuấn Anh [39]. Nhiều vấn đề liên quan đến vũ trụ quan và nhân sinh
quan, vấn đề tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán, về ngôn ngữ và văn họa
dân gian,… đã được các tác giả phân tích với rất nhiều tư liệu điền dã phong phú,
chẳng hạn trong quan niệm về thế giới ba tầng người Tày gọi theo thứ tự cõi Trên8
(trời), cõi Giữa (mặt đất) và cõi Dưới (dưới lòng đất). Giữa ba cõi chỉ có một điểm
khác nhau về hình dạng con người. Theo các tác giả, trong mỗi con người chúng ta
có 12 con hồn và 12 con hồn này đậu ở các vị trí khác nhau trong cơ thể. Nếu 12
con hồn ấy đậu ngay ngắn thì con người hoàn toàn khỏe mạnh, ngược lại nếu có
một hồn nào đó tạm thời rời thân thể đi chơi khi đó con người sẽ ốm, phải mời thầy
cúng đến làm lễ gọi hồn về. Trong trường hợp hồn rời bỏ thân thể không quay về
nữa, khi đó người chết biến thành ma. Nhưng các tác giả cũng chưa giải thích rõ vì
sao khi chết người ta không mặc 12 áo, thắt và quấn 12 nút mà thường thấy mặc
quần áo, quấn và thắt 7 đối với nam và 9 đối với nữ. Do đó cần có những
nghiên cứu nghiêm túc để làm sáng tỏ vấn đề này. Đặc biệt, trong công trình này tác
giả đã đi sâu mô tả, liệt kê những ảnh hưởng Tam giáo đến đời sống xã hội của
người Tày nói riêng và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, từng
địa phương, từng ngành ảnh hưởng của Tam giáo có khác nhau, nhưng nhìn chung
không trở thành tôn giáo chính thống của một ngành, một tộc người, một địa
phương nào. Đặc biệt về hình ảnh Đạo giáo ở người Tày theo chúng tui còn rất ít
được nghiên cứu.
Cuốn sách Bản sắc và truyền thống văn hoá các dân tộc tỉnh Bắc Kạn của các
tác giả Hà Văn Viễn và các đồng sự [96] là một công trình nghiên cứu công phu và
cũng là công trình nghiên cứu đầu tiên có tính chất đầy đủ nhất về các vấn đề kinh
tế, văn hóa - xã hội của các dân tộc trên mảnh đất Bắc Kạn từ ngày tái lập tỉnh
(1997) đến nay. Công trình đã giúp người đọc có được cái nhìn khái quát về đời
sống văn hóa cũng như phong tục tập quán của đồng bào nơi đây lâu nay được gói
kỹ bằng các lớp phủ như lễ thức, nghi lễ. Trong công trình này, các tác giả đã trình
bày về nghi lễ tang ma với những đặc trưng và quan niệm riêng của từng dân tộc,
từng vùng, với rất nhiều dẫn chứng, minh họa sinh động. Trong đó, chúng tui đặc
biệt quan tâm đến tang ma của dân tộc Tày, bên cạnh việc mô tả, liệt kê những lễ
nghi, các tác giả ít nhiều đi vào phân tích cũng như kiến giải về ý nghĩa của việc
làm ma của dân tộc Tày. Tuy nhiên, nếu có được một luận giải sâu sắc hơn về các
quan niệm cõi sống cõi chết, các thủ tục cho các loại tang ma như người chết không
bình thường, người chết là thầy cúng thì chắc chắn đây sẽ là một công trình có giá
trị rất lớn về tín ngưỡng tang ma, nhất là đối một tỉnh miền núi như tỉnh Bắc Kạn.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
Nhưng công trình đã góp phần cung cấp nguồn tư liệu quan trọng để tác giả hoàn
thành luận án.
Có thể nói, tình hình nghiên cứu về văn hóa nói chung trong đó có phong tục tang
ma ở Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua, có thể khẳng định những đóng góp to lớn về
khối lượng cũng như những giá trị của các công trình nghiên cứu này. Các công trình
này đã phần nào giải mã được các quan niệm về cõi sống cõi chết ẩn sâu dưới các lớp
vỏ của nghi lễ, phong tục, giúp chúng ta hiểu thêm về tâm thức của dân tộc.
Tuy nhiên, những bài viết nêu trên mới nghiên cứu tang ma theo chiều hướng
tiếp cận nhỏ lẻ mà chưa có một nghiên cứu tổng quan và sâu rộng. Mặc dù vậy, phải
khẳng định rằng, những nghiên cứu này đã cung cấp những tư liệu có giá trị để chúng
tui có được cái nhìn toàn diện về tang ma của người Tày ở Bắc Kạn nói riêng.
Đặc biệt, trong một công trình mới xuất bản gần đây (2009) là Tín ngưỡng dân
gian Tày, Nùng của tác giả Nguyễn Thị Yên [102] là một công trình nghiên cứu khá
công phu về tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng. Trong công trình này tác giả đã phân
tích, tổng hợp, phân loại các hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng Tào, Mo, Then,
Pụt,.. trong sự giao lưu tiếp biến giữa các yếu tố văn hóa du nhập và yếu tố bản địa
trong mối liên hệ giao lưu ảnh hưởng qua lại giữa các địa phương, giữa các ngành,
dòng cúng khác nhau. Đặc biệt, tác giả cũng dành một phần khảo cứu riêng về con
đường vào nghề, quá trình hành nghề và những kiêng kỵ của người làm thầy cúng,
mô tả một số nghi lễ phổ biến như đám ma thầy Tào, lễ cấp sắc, lễ mừng thọ,…
được thực hiện bởi các thầy Tào, Mo, Then, Pụt. Có thể nói, đây là một công trình
đặc biệt có giá trị, cung cấp những luận cứ khoa học và những dẫn chứng xác đáng
về tín ngưỡng dân gian Tày – Nùng, giúp chúng tui đối chiếu với nguồn tư liệu khảo
sát điền dã trong quá trình nghiên cứu.
Nếu như ở các công trình nêu trên, tang ma không phải đối tượng nghiên
cứu chính mà chỉ là đối tượng gián tiếp được nhắc đến, đàm luận khi nói tới các
tín ngưỡng dân gian của dân tộc như trong cuốn: Sơ lược giới thiệu các nhóm Tày,
Nùng, Thái ở Việt Nam, Các dân tộc Tày - Nùng ở Việt Nam, Phong tục tập quán dân
tộc Tày ở Việt Bắc,…thì ở một số công trình tang ma đã trở thành đối tượng nghiên cứu
chính như trong bài viết Nghi lễ tang ma của người Nùng huyện Bạch Thông tỉnh Bắc10
Kạn [56] Luận văn Thạc sĩ (2002) trường Đại học Văn hóa Hà Nội, và Tang ma của
người Nùng Phàn Slình ở tỉnh Thái Nguyên [57] Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Nguyễn
Thị Ngân (2011) trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tác giả đã phân
tích khá cặn kẽ các nghi lễ tang ma của từng đối tượng. Tang ma của người chết bình
thường là quá trình thực hành của 34 nghi lễ; tang ma của thầy cúng gồm 42 nghi lễ và
của người chết không bình thường có thêm một số nghi lễ để hóa giải sự rủi ro, cùng
những ứng xử của gia đình, dòng họ, cộng đồng trước, trong và sau khi đưa ma đến khi
mãn tang. Dù làm ma cho đối tượng nào cùng đều nhờ thầy Tào cầu cúng, dẫn độ linh
hồn người chết về với tổ tiên ở trên trời. Trên cơ sở những hiểu biết như vậy, tác giả cũng
đã tập trung đánh giá hiện trạng các nghi lễ tang ma trong đời sống tinh thần của người
Nùng, để từ đó đưa ra những kiến nghị đề xuất phát huy những yếu tố tích cực trong giai
đoạn hiện nay. Về cơ bản nghi lễ tang ma của người Nùng cũng gần giống với nghi lễ
tang ma của người Tày, do đó chúng tui có thể tiếp cận các phương pháp nghiên cứu của
công trình này.
Bài viết Việc tang lễ cổ truyền của người Tày của Hoàng Tuấn Nam [54].
Đây thực sự là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về tang ma và các vấn đề liên
quan đến tang ma của người Tày ở Việt Nam. Các vấn đề trong tang ma được đề
cập khá đa dạng với các tiểu mục Việc thờ cúng tổ tiên, Việc chăm sóc mồ mả, Các
nghi lễ chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, Khi người già ốm, Quan niệm về cái chết, Hội
làng – tổ chức quần chúng phụ trách việc tang, Tiến trình một đám tang,…Có thể
nói đây là công trình đầu tiên cung cấp được cái nhìn khá toàn diện về tang ma của
người Tày ở Việt Nam từ lúc cha mẹ già yếu - ốm đau – qua đời – đến các nghi lễ
tiễn đưa cha mẹ về trời với tổ tiên. Công trình là tập hợp những tư liệu mà tác giả đã
tích lũy được trong nhiều chuyến nghiên cứu, điều tra điền dã trong các làng bản
của người Tày. Hơn nữa bản thân tác giả cũng là một thành viên quan trọng của
cộng đồng ấy. Do đó, những khảo cứu mà tác giả cung cấp càng khẳng định giá trị
khoa học của công trình. Tuy nhiên trong công trình này tác giả chỉ giới thiệu một
cách chung chung những nghi lễ tang ma đối với người chết bình thường, còn tang
ma của các đối tượng như thầy cúng, chết thai sản, chết chém, trẻ con,… nghi thức
tiến hành đám tang như thế nào? có gì khác biệt so với đám tang bình thường
không? thì chưa được tác giả quan tâm nghiên cứu. Những đặc trưng trong văn hóa
tang ma của người Tày Bắc Kạn cũng chưa được luận giải. Vì vậy, trong luận án
2. MỘT SỐ BÀI CÚNG TRONG ĐÁM TANG CỦA NGƢỜI TÀY BẮC KẠN
SỈNH STHAY
“Mời Thánh và sư phụ”
Dang hoi! Dang hoi!
Ai hương pặt thâng nả, ai lạ pặt thâng su, lục bấu sỉnh cần hâư, lan bấu páo pú
hâư cón.
Sỉnh u phang (ngũ phương)
Sỉnh u tỷ (ngũ địa)
Sỉnh lieo (ngũ lệnh)
Sỉnh mừa slíp phi lậu, cẩu thay chướng, quan pặt nưa tàn, quan han nưa thản.
Sỉnh mừa sthay slống cáp, sthay thống lộc, sthay thống chéng, sthay slam sích nả,
sthay hả sích kẻng.
Tài nhỉ thí thong bấu sinh cần hâư đai, bấu nai cần hâư piấu.
Sỉnh mừa sthấn cải hua mường, sthấn luông hua bản, pú thổ công, ông thổ tỳ.
Sỉnh cần mà dặng cốc tắng, mà nẳng hua choòng.
Dặng hua tắng pền boong, nẳng hua choòng pền phấn.
Thay pỉ noọng bản tẩư, nà nưa, thay lục lan bản nưa mà chòi
Lục bấu lẩn, bấu phườn, lan bấu tươn bấu lụ
Lẩn mừa: Việt nam quốc….. huyện….. xạ…..thôn.
Giảo nàn (hiếu nam) Nông văn A… hò giảo tâng, chân dần phu vầy nàn củ:
Nông Văn B chính hồi.
Te mì pỏ cốc thẩu, pỏ chẩu lườn, pi quá dú đây lai, pi chai dú đây tài, khảm pi
nẩy, pi nọc, óc pi nẩy, pi chiêng… Tân mạo niên pi mấư.
Bươn chiêng nhằng dú tì, bươn nhỉ nhằng dú an, khảm bươn slam (người chết
tháng nào đọc tên tháng đó, ví dụ chết tháng ba = bươn slam) mà mỉnh te tốc vằn
khẩy, mỉnh te đảy vằn mầu.
Lạc mạy gia bấu thúc, lục mạy gia bấu đây, chỏi pạng hâư bấu khoa, đa pạng
hâư bấu khát.
Mỉnh te lộm tác ngai, thai tác mỉnh, Piạc mừa pặt kin riêng, piạc mừa thiên kin
bióoc, Mừa hêết lầy đuổi dả, mừa hêết nà đuổi chỏ.
Pện ni á!
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi177
Lục lan te bấu chắc lừa dưởng, bấu khai thôm tằng pia, khai nà tằng khẩu, hua
pây lậu, chẩu pây thưởng lừ đây.
Chắng lồng làng sa sthay, lồng đuây pây sa chướng. Hêết tham cẳm lẩu, cẩu
cẳm tâng, sa tỷ thứ: (thầy Tào tự xưng tên) mà sắp tàn, sa làn mà xao tủ.
Cẳm nẩy tò au muồng mừa phạ, tạ au muồng mừa thiên.
Mừa Hêết lẩy đuổi dả, mừa Hêết nả đuổi chỏ.
Lục báo ỷ chắng slon cháo, báo ón chắng slon tàn, cằm vàn mì sằng lụ.
Pi pháp lục sằng sluông, sằng cao công táy pỏ, mọi việc lục ngò pỏ, mọi lò lục
ngòi sthay, lục ngòi chướng hêết làng, lan ngòi sthay Hêết mạnh Hêết nắm.
Sỉnh cần mà chắp tềnh bẩu, mà pậu tềnh hua, pháp bấu thâng chỏ thưởng,
chưởng bấu thâng sthay hưa, phù bấu thâng sthay chỏi.
Tỷ thư tức lặm nọc, chỏ sthay tóc lặm đâng, chắng chử pháp lầu hôm, chắng
chử lầu hôm, chắng chử lồm lầu kén, chỏ lầu chắng khay lò, chỏ lầu quén tò muồng,
muồng đây bấu tốc tỷ lỏ, muồng miạc bấu tổ tỷ tàng
Tải nhỉ thí thong:
Pú thổ công, ông thổ tỳ, Công sào hua bản.
Lồm lá bấu mà chai, sảng lài bấu mà khảm.
Mà quá lằm thư pết, thư cáy cỏi òa, thưa thư mu, thư ma cỏi chắn.
Tò au muồng mừa phạ, tạ au muồng mừa thiên.
Tỉ mì kin, mì khai, tỉ mì lai mì dự.
Tổng thiên đây bấu mà, nà thiên đây bấu tẻo.
Lồng lảng lục sỉnh sthay, lồng đuây lục sỉnh chẩu, sỉnh chướng.
Mà chắp tềnh bẩu, mà pậu tềnh hua.
Chòi lục Hêết pạng hâư cụng khoa, đa pạng hâư cụng khát.
Pháp lầu thiểm bặng kêm, phù lầu kềm bặng đắng.
Tự nẩy pây nả, cạ nẩy pây nưa (đọc họ tên người chết)… Xiên pi mạy luông
bấu khẩu bản, phàn tài mạy vản bấu khẩu lườn, phúc đây đảy mà tốc, lộc đây đảy
mà thú, khuốp pi nặm tha bấu tốc, vạn đại nặm mục bấu luây.
Hâu cạ lầu hết lình, chắng đảy thình mì tiểng.
Dằm đảy an, dàng đảy ỏn mêm cón.
Lương Thị Hạnh
(Sưu tầm)178
BÀI CÚNG NGƢỜI MẤT NGÀY TRÙNG TANG
(sồng thang)
Dang hoi!, dang hoi!
Ai hương pặt thâng nả
Ai lạ pặt thâng su
Sthây bấu sỉnh cần hâư đú
Chướng bấu páo pú hâư cón
Sỉnh tông phang sồng slang
Nàn phang sồng slang
Sli phang sồng slang
Pờ phang sồng slang
Chông giang sồng slang
Mời cần óc chòng ản chin ngài.
Mời cần óc chòng tài chin lẩu (tức thẻn âu khỏm ngai).
Thóc hài khẩu nẳng phục.
Lụp mạt khẩu nẳng bôm.
Khẩu nẳng bôm mạy muồi.
Khẩu nẳng phục lài va,....
Pện nì á!
Bấu lẩn cần bấu tươn
Bấu phườn cần bấu lụ.
Lẩn mừa den khao, hay den pỉ (họ tên người chết).
Pi quá dú đang lai.
Pi chai dú đang tài.
Khảm pi nảy, pi nọc.
Óc pi nảy pi chiêng (năm mất), Bính tuất niên pi mâứ,
Chiêng nhỉ âm nhằng dú lì.
Khảm bươn thí mà (tháng chết) mình te tốc vằn khẩy, đảy vằn mầu.
Lạc mạy gia bấu thúc.
Lục mạy gia bấu đây.
Mỉnh te lộm tách ngài.
Mỉnh te thai tách mỉnh.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D tang ma của người tày ở xã châu sơn, huyện đinh lập, tỉnh lạng sơn Văn hóa, Xã hội 0
D Những biến đổi văn hóa trong phong tục cưới xin và tang ma của người Sán Dìu trên địa bàn huyện Phú Văn hóa, Xã hội 2
F Tang ma của người Tày ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng Văn hóa, Xã hội 0
T Đánh giá tác dụng lâm sàng của viên Độc hoạt tang ký sinh trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối Y dược 0
G Ứng dụng mô hình tang Luping - Olofnilsson để khảo sát sự khuếch tán CI- trong bê tông và nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia đến quá trình này Khoa học Tự nhiên 0
T Dạy học Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ-Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng Luận văn Sư phạm 0
M yếu tố tâm lý kìm hãm hành động khai báo sự thật của bị can trong các vụ án tang trữ, lưu hành tiền giả ở Hà Nội và phương pháp tác động tâm lý trong hỏi cùng loại bị can này Luận văn Luật 1
M Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam Luận văn Luật 2
L Thiết kế qtcn gia công chi tiết tang quấn xích Khoa học kỹ thuật 2
M Ai biết làm các mòn ăn Phù Tang thì dậy mình mới nhé.Thanks Ẩm thực 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top