chuot_ham

New Member

Download miễn phí Đề tài Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái với hoạt động văn hoá quần chúng tại địa phương





 

Phần mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận 1

Phần Nội Dung 4

Chương I: Cơ sở lý luận 4

1.Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4

1.1 Lịch sử nghiên cứ thái độ 4

1.1.1. Nghiên cứu thái độ trong tâm lý học phương Tây 4

1.1.2. Nghiên cứu thái độ trong tâm lý học Liên Xô (cũ). 5

1.1.3. Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam 7

2. Các khái niệm công cụ của đề tài 7

2.1.Thái độ 7

2.1.1.Khái niệm: 7

2.1.2.Đặc điểm của thái độ 11

2.1.3. Cấu trúc của thái độ 11

2.1.4. Chức năng của thái độ 12

2.1.5. Cơ chế hình thành thái độ 13

2.1.6. Thang đo thái độ 14

2.1.7. Mối quan hệ giữa thái độ và các hiện tượng tâm lý khác 14

2.1.8. Các yếu tố quyết định tới sự hình thành và phát triển thái độ 17

2.2. Khái niệm “hoạt động” 18

2.3.Văn hoá quần chúng 19

2.3.1. Khái niệm: 19

2.3.2. Chức năng của “Văn hoá quần chúng” 20

2.3.3. Mục tiêu của “Văn hoá quần chúng” 21

2.4. Thanh niên 21

2.4.1. Các quan niệm về lứa tuổi thanh niên 22

2.4.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên 23

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

1. Về quá trình nghiên cứu 26

2. Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh với hoạt động VHQC 26

2.1. Thái độ của thanh niên xã Sơn Thịnh với các hoạt động VHQC biểu hiện ở mặt nhận thức 26

2.1.1. Nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh về khái niệm VHQC 27

2.1.2. Nhận thức của thanh niên xã Sơn Thịnh về mức độ cần thiết của hoạt động VHQC với thanh niên địa phương. 29

2.1.3. Nhận thức của thanh niên về mục đích hoạt động VHQC 31

2.2. Thái độ của thanh niên với các hoạt động VHQC thể hiện ở mặt xúc cảm - tình cảm 34

2.3. Thái độ của thanh niên xã SơnThịnh với hoạt động VHQC thể hiện qua hành vi 38

2.3.1. Thực trạng tham gia của thanh niên với hoạt động VHQC 38

2.3.2. Mức độ tham gia hạot động VHQC của thanh niên 42

2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tham gia hoạt động VHQC của thanh niên 45

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

1. Kết luận 50

2. Kiến nghị 50

2.1. Đối với thanh niên 51

2.2. Đối với các cấp lãnh đạo địa phương 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Phiếu trưng cầu ý kiến 53

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chính vì vậy có rất nhiều quan điểm nghiên cứu vầ nó. Chúng ta có thể điểm qua:
Quan điểm sinh vật học: coi yếu tố đầu tiên xác định tuổi thanh niên là sự tiến hoá của cơ thể. Các quá trình sinh vật của sự trưởng thành quyết định mọi cái khác.
Quan điểm xã hội học: Các nhà xã hội học chú ý trước hết đến tính xã hội hoá và coi mức độ xã hội hoá của cá thể là tiêu chí quyết định sự phát triển.
Quan điểm phâm tâm học: Các nhà phân tâm học quan tâm nhiều đến tính dục, nhân tố chi phối sự phát triển của lứa tuổi này.
Quan điểm tâm lý học: Các lý luận tâm lý học lại tập trung vào những qui luật tiến hoá của tâm lý, ý thức là cái cơ bản quyết định sự phát triển.
Các quan điểm trên đều xét thuần tuý ở một khía cạnh cụ thể mà chưa xét nó trong mối quan hệ biện chứng, như Mác đã từng nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”(Luận cương thứ 6 về Phoiơbach). Chúng tui đồng ý với quan điểm Macxit cho răng cần nghiên cứu và lứa tuổi này một cách phức hợp, để tìm ra mối tác động qua lại giữa chúng và những qui luật bên trong (8,tr65). Trong đó vai trò hoạt động tích cực của chủ thể trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của môi trường xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Trong từ điển tâm lý học, tác giả Nguyễn Khắc Viện đã xác định “Tuổi thanh niên bắt đầu vào lúc dậy thì từ 14-15 tuổi có khi sớm hơn và mốc kết thúc không xác định rõ như bắt đầu vì nhiều yếu tố tâm lý xã hội quyện vào sự trưởng thành sinh lý”(2,tr 375). ở đây ông muốn nhấn mạnh tới yếu tố tích cực xã hội của cá nhân, khi cá nhân có một nhân cách hoàn thiện với đầy đủ những đặc trưng về tâm sinh lý giai đoạn lứa tuổi đó thì chính là điều kiện bước sang một giai đoạn lứa tuổi mới. Chính định nghĩa mà giới hạn thứ nhất là sinh lý và giới hạn cuối cùng là giới hạn xã hội đã chỉ ra tính phức tạp và nhiều mặt của giai đoạn này.
Tuy nhiên qua các nhgiên cứu, tâm lý học lứa tuổi cũng đã xác định được tuổi thanh niên là thời kỳ 14-15 tuổi đến 25 tuổi, trong đó chia làm hai thời kỳ(8,tr 67):
Từ 14,15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (thanh niên học sinh).
Từ 17,18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn 2
Trong đề tài này, do điều kiện, đặc điểm của địa bàn tổ chức nghiên cứu là một xã miên núi khó khăn và đang là thời điểm nông nhàn thanh niên thường đi làm xa nên chúng tui quyết định chọn khách thể giới hạn ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên, độ tuổi 15 đến 19 tuổi.
2.4.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên
Điều chúng tui quan tâm hơn cả việc đánh giá thái độ của thanh niên đó là các yếu tố tâm sinh lý lứa tuôie ddã có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành và phát triển thái độ. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nết đặc trưng về tâm sinh lý lứa tuổi này.
-Về sinh lý: Là thời kỳ dần hoàn thiện sự chín muồi về thể chất. Đa số thanh niên bước vào thời kỳ này đã sau dậy thì nhưng vẫn phải hoàn thành nốt nhiệm vụ và khắc phục tình trạng mất cân đối do sự chín muồi không đồng chế ước. Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên trong của não phức tạp hoá hoạt động phân tích, tổng hợp… của não.
-Về tâm lý:
Theo tác giả Nguyễn Khắc Viện cho rằng: tuổi thanh niên thường không ổn định, là tuổi phân vân trăn trở trước ngả đường. Sự hiểu biết khá sâu rộng nhưng kinh nghiệm cuộc đời còn ít, cho nên dễ có những thái độ và hành động cực đoan, dễ nhiệt tình, dễ bi quan chán nản.(9, tr34)
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho một sự hoàn thiện về mọi mặt mà I.S.Kon gọi là “giai đoạn cuối cùng của xã hội hoá ban đầu”. Chính vì vậy mà đời sống tâm lý rất phong phú, phức tạp và phát triển mạnh ở tất cả các mặt: nhận thức, trí tụe, tình cảm, thế giới quan,tính tích cực xã hội, ý thức và tự ý thức, định hướng giá trị…Đặc trưng nội bật của thanh niên muốn tạo ra cái mới, cái riêng của mình, thể hiện sức mạnh, khả năng bản thân. Họ ít thoả mãn với những gì đã biết và luôn muốn đào sâu suy nghĩ để nắm vấn đề sâu rộng hơn.
+ Những đặc điểm về nhận thức:
Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do sự tích luỹ phong phú kinh nghiệm sống và tri thức, do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập, lao động, xã hội, nhận thức cảm tính cả thanh niên có những nét mới về chất. Cảm giác tri giác đạt tới mức độ tinh nhạy của người lớn. Đặc điểm nổi bật của sự phát triển tri giác, cảm giác trong giai đoạn đầu tuổi thanh niên là có tính ý thức, có mục đích, có hệ thống biểu hiện rõ rệt trong quá trình học tập cũng như trong mọi hoạt động khác. Do nhạy cảm của óc quan sát, giai đoạn này thanh niên dễ phát hiện những đặc điểm của sự vật, hiện tượng, hay nhanh chong bị thu hút vào những hoạt động mới mẻ, hấp dẫn.
Đây là giai đoạn tiếp tục hoàn thiện các năng lực trí tuệ. Theo Piagiê ở tuổi này các em đã đạt được các thao tác trí tuệ bậc cao như người lớn, đó là tư duy hình thức, tư duy logíc. Nhìn chung ở giai đoạn đầu tuổi thanh niên này các em đã có được khả năng tư duy đọc lập, tư duy khái quát. Bên cạnh đó là trí tưởng tượng phong phú, đa dạng dưới nhiều hình thức.
+ Đặc điểm phát triển nhân cách
Khả năng tự ý thức phát triển khá sớm ở con người và được hoàn thiện tưng bước, đến 15-16 tuổi thì phát triển mạnh. Biểu hiện đực trưng là thanh niên nhận thức được các đặc điểm và phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng, ở mức cao hơn là khả năng tự đánh giá về mình theo những chuẩn mực của xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý, đạo đức. Hơn bất cứ tuổi nào, thanh niên tự đánh giá về hình ảnh bản thân một cách tỉ mỉ, nghiêm khắc. Thanh niên luôn khao khát muốn biết họ là người như thế nào?Có năng lực gì?Và để đánh giá cũng như khẳng định hay thể hiện mình trước mọi người thì thanh niên luôn nhiệt tình tham gia vào các hoạt động, tự nguyện nhận những nhiệm vụ khó khăn, tiên phong thực hiện những cách làm mới…
+Sự hình thành thế giới quan:
Thế giới quan là cái nhìn hệ thống, tổng hợp, khái quát về thế giới (tự nhiên và xã hội) của con người. Nó có ý nghĩa chỉ đạo hành động, cách ứng xử của cá nhân trong những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Trong giai đoạn này đã có quá trình tích luỹ một hệ thống tri thức, kỹ năng, lối sống, hành vi…trong nhiều năm, nên đã có khả năng đúc kết những suy nghĩ của mình trong việc nhìn nhận thế giới, Họ đã có những cái nhìn chung nhất đối với những qui luật của tự nhiên và xã hội nhưng chưa đạt được đến mức độ sâu sắc, bền vững.
Cách nhìn nhận về tự nhiên, xã hội, con người của thanh niên giúp họ có những lý giải đối với các hiện tượng trong cuộc sống cũng như định hướng, thúc đẩy họ tích cực tham gia vào hoạt động.
+ Đời sống xúc cảm, tình cảm:
Đời sống xúc cảm, tình cảm ở đầu tuổi thanh niên rất phong phú, đa dạng.Điều đó được qui định bởi các mối quan hệ giao tiếp của thanh niên đang ngày càng được mở rộng ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành sức khỏe sinh sản vị thành niên của học sinh trung học phổ thông Y dược 0
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
I Tìm hiểu về thái độ và tâm lý của khách hàng truyền thống tại công ty CP xuất nhập khẩu giày dép Nam A Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát kiến thức,thái độ thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế Y dược 0
D Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm virus viêm gan B và yếu tố liên quan của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng y tế Đồng Nai năm 2 Y dược 0
C Mâu thuẫn nội tâm của người nhận quà trong việc thay đổi thái độ đối với nhãn hiệu sản phẩm và mối quan hệ sau khi nhận quà Luận văn Sư phạm 0
C Văn hóa ứng xử của người Nhật thể hiện qua thái độ, cử chỉ - hành động và ngôn ngữ Luận văn Sư phạm 0
B Ảnh hưởng của thái độ nghề nghiệp đối với kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy) Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top