daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

THÀNH VAUBAN Ở VIỆT NAM, TRƯỜNG HỢP KINH THÀNH HUẾ
Học viên: Trần Ngọc Dôn Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 8580101 Khóa: 34 Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Thành Vauban là một phát minh phòng thủ nỗi tiếng bậc nhất, được đặt theo tên của kỹ sư người Pháp Sebastien Le Prestre de Vauban dưới thời vua Louis XIV. Vauban được xem là một nhân vật có sức lan tỏa nhất thế kỷ XVII tại Châu Âu. Cuộc đời và sự nghiệp của Vauban luôn gắn liền với những bước đường phát triển lịch sử của nước Pháp.
Vauban là một hệ thống thành công sự phòng thủ được cải tiến và thay đổi theo tiến trình đổi mới của thời đại. Tại châu Âu, khi mà công nghệ chiến tranh chưa phát triển, thành Vauban được sử dụng như là một lá chắn quân sự hiệu quả nhất cho các vương triều. Tại Việt Nam, thế kỷ XVIII đã có nhiều hệ thống thành phòng thủ kiểu kiến trúc Vauban được các kỹ sư người Pháp xây dựng dưới yêu cầu của triều Nguyễn. Cho đến ngày hôm nay, hệ thống thành lũy này vẫn được chính quyền Việt Nam gìn giữ một cách thận trọng, điều này chứng tỏ được rằng tính hiệu quả và những lợi ích mà thành Vauban đã mang lại cho các vương triều tại Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử trước đây là không thể phủ nhận được.
Luận văn này tập trung nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển thành của thành Vauban ở nước Pháp, thông qua đó sẽ làm rõ những đặc điểm và chức năng nỗi bật về phòng thủ của hệ thống thành quân sự này. Tiếp đên sẽ làm một nghiên cứu đối chiếu so sánh giữa hệ thống Thành Vauban tại nước Pháp với hệ thống thành Vauban được phát triển tại Việt Nam thông qua trường hợp kinh thành Huế, và cuối cùng sẽ nêu những nhận định và đóng góp của đề tài khi nghiên cứu về thành Vauban.
Từ khóa – Vauban; Thành cổ; Nhà Nguyễn; Kinh thành Huế; Thành quân sự.
VAUBAN: HUE JOINT-STOCK COMPANY
Abstract Summary – Vauban was the most famous defense, named after the French engineer Sebastien Le Prestre de Vauban under Louis XIV. Vauban is considered to be one of the most influential figures of the 17th century in Europe. Vauban's life and career have always been linked to the development of France's history.
Vauban is a successful defense system that has been improved and changed in the course of the modern era. In Europe, when war technology was not developed, Vauban was used as the most effective military shield for dynasties. In Vietnam, the eighteenth century, there were many defensive systems of Vauban architecture built by French engineers under the Nguyen Dynasty. Until today, this fortification system has been carefully preserved by the Vietnamese government, which proves that the effectiveness and benefits that Vauban has brought to the dynasty in Vietnam. In previous historical periods, it is undeniable.
This dissertation focuses on the history of the formation and development of Vauban in France, thereby clarifying the defining features and functions of the military system. Next, we will do a comparative study of the Vauban system in France with the Vauban system developed in Vietnam through the case of the capital city of Hue, and finally, the statements and contributions of the topic of the study of Vauban.
Key words - Vauban; Ancient citadel; Nguyen Dynasty; Hue capital; Military

iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vii GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGHỮ TRONG LUẬN VĂN.....................................ix MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn...............................................1 3. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài..............................................................4 7. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................................4 8. Cấu trúc của luận văn............................................................................................4
CHƯƠNG 1. THÀNH VAUBAN, NỀN VĂN MINH CỦA VÙNG LÃNH THỔ ...6 1.1. dáng của một kỹ sư. ........................................................................................6 1.1.1. Tiểu sử Vauban (sebastien Le Prestre De Vauban). .......................................6 1.1.2. dáng của một kỹ sư................................................................................7 1.2. Vauban trong triều đại vua Louis XIV (1661-1715)................................................9 1.2.1. Vauban, một nhân tài xuất hiện từ cuộc nội chiến Fronde .............................9 1.2.2. Vauban trong triều đại vua Louis XIV. ........................................................10 1.3. Vauban, người canh giữ những thành phố .............................................................15 1.3.1. Vauban và những cuộc tấn công những thành lũy (1652-1672)...................15
1.3.2. Vauban người canh giữ những thành phố - người chỉ huy thành công các cuộc vây hãm .................................................................................................................18 1.4. Pháo đài phòng thủ Vauban....................................................................................21
1.4.1. Vauban, dưới góc nhìn về biên giới nước pháp............................................21 1.4.2. Những công trình phòng thủ quốc gia được đưa vào xây dựng ...................22 1.4.3. Hệ thống phòng thủ của Vauban...................................................................24
1.5. Vauban, từ kỹ sư đến chính trị gia..........................................................................27 1.5.1. Những nguyên nhân thay đổi nhận thức của một kỹ sư quân sự ..................28 1.5.2. Vauban: từ bậc thiên tài trong quân sự đến dân sự.......................................30 1.5.3. Vauban: nhà toán học, nhân khẩu học và thuế khóa.....................................32

v
1.5.4. Vauban: quân nhân, nhà chiến lượt, chính trị gia .........................................33 1.6. Hiểu đúng về Vauban .............................................................................................35 1.7. Tóm tắt đặc điểm thành Vauban ở Pháp ................................................................37 Kết Luận Chương 1 .......................................................................................................50 CHƯƠNG 2. THÀNH VAUBAN TẠI VIỆT NAM. ................................................51 2.1. Lịch sử ra đời kiến trúc thành Vauban ở Việt Nam. ..............................................51 2.2. Đặc điểm kiến trúc thành Vauban ở Việt Nam. .....................................................52 2.3. Kiến trúc thành Vauban dưới sự chuyển giao từ Pháp sang Việt Nam..................54 2.4. Hệ thống phòng thủ kiểu Vauban ở Việt Nam.......................................................55 2.5. So sánh thành Vauban ở pháp và thành Vauban ở Việt Nam ................................64
2.5.1. Những điểm tương đồng ...............................................................................64
2.5.2. Khác nhau .....................................................................................................64 2.6. Thực trạng hệ thống thành Vauban tại Việt Nam...................................................66 2.7. Hệ thống điểm phân bố thành Vauban ở Việt Nam ...............................................68 Kết luận Chương 2.........................................................................................................71 CHƯƠNG 3. TRƯỜNG HỢP THÀNH VAUBAN TRIỀU NGUYỄN TẠI HUẾ: GIÁ TRỊ VÀ GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CHO THỜI ĐẠI MỚI.......................72 3.1. Thành Vauban triều Nguyễn ở Huế........................................................................72
3.1.1. Lịch sử xây dựng...........................................................................................72 3.1.2. Kiến trúc kinh thành Huế..............................................................................74 3.1.3. Đặc điểm kiến trúc Kinh thành Huế ............................................................79 3.1.4. Chức năng sử dụng Kinh thành Huế.............................................................81 3.1.5. Kinh thành Huế và những thay đổi với thời gian .........................................81 3.1.6. So sánh kinh thành Huế với nguyên mẫu thành Vauban ở Pháp..................84
3.2. Vai trò quan trọng của Kinh thành Huế trong bối cảnh đương đại ........................86 3.2.1. Thực trạng bảo tồn và sử dụng thành Vauban Huế ......................................86 3.2.2. Đề xuất bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc kinh thành Huế ......................89
3.3. Các giá trị thành Vauban ở Việt Nam ....................................................................93 3.3.1. Giá trị về kỹ thuật xây dựng .........................................................................93 3.3.2. Giá trị về mặt kiến trúc .................................................................................94 3.3.3. Giá trị về lịch sử............................................................................................95
3.4. Những đóng góp khi nghiên cứu hệ thống thành Vauban tại Việt Nam................96 Kết luận Chương 3.........................................................................................................97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................102 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)

Số hiệu bảng
DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng
Trang
vi
2.1. Bảng so sánh đặc điểm kiến trúc Thành Vauban ở Pháp và 65 Thành Vauban ở Việt Nam
2.2. Bảng thống kê thành Vauban ở Việt Nam đã được công nhận 67 là di sản
2.3. Bảng hệ thống phân bố thành Vauban ở Việt Nam 69
2.4. Bảng so sánh đặc điểm kiến trúc Kinh thành Huế với nguyên 85
mẫu thành Vauban ở Pháp

Số hiệu hình
DANH MỤC CÁC HÌNH Tên hình
Trang
vii
1.1. Sebastien Le Prestre deVauban (1633-1707) 6
1.2. Hệ thống thứ nhất của Vauban 25
1.3. Hệ thống thứ hai của V auban 26
1.4. Hệ thống thứ ba của V auban 26
1.5. Khu vực trước tòa thành 37
1.6. Các bộ phận chính của một pháo đài: 38
1.7. Các bộ phận của outworks 39
1.8. Mặt bằng sườn cánh điển hình. 40
1.9. Mặt cắt ngang một tường thành 41
1.10. Mặt cắt ngang của một hào chiến 42
1.11. Mặt cắt ngang cầu nối 42
1.12. Mặt cắt của một bờ lũy xiên 43
1.13. Mặt cắt ngang đường một đường bao quanh gồm: chiến hào, 43
“tenaille và bờ lũy xiên
1.14. Nơi chứa hỏa lực 44
1.15. Tenaille phức tạp dạng pháo đài 45
1.16. Một demi-lune điểm hình 45
1.17. Mặt bằng của một Hornwork 46
1.18. Mặt bằng của crownwork 46
1.19. Mặt bằng một công sự phòng thủ cao cấp 47
1.20. Mặt bằng điểm hình các hình dáng kiểu thành ở Pháp 48
2.1. Nguyễn Ánh (1762-1820) 51
2.2. Thành Bát Quái –Sài Gòn 52
2.3. Thành cổ Diên Khánh – Khánh Hòa 53
2.4. Sơ đồ thành Thanh Hóa trước năm 1930 55
2.5. Sơ đồ thành Hà Nội năm 1866-1873 56
2.6. Sơ đồ thành Hải Dương 56
2.7. Sơ đồ thành Sơn Tây 57
2.8. Sơ đồ thành Nam Định thời Pháp 57
2.9. Sơ đồ thành cổ Bắc Ninh thời Pháp 58
2.10. Sơ đồ Kinh thành Huế - 1968 59

viii
Số hiệu hình
Tên hình
Trang
2.11. Thành Vauban ở Nghệ An 60
2.12. Sơ đồ thành cổ Quảng Trị 60
2.13. Sơ đồ thành cổ Diên Khánh 61
2.14. Sơ đồ thành Gia Định _ 1867 62
3.1. Kinh đô Huế trước năm 1805 72
3.2. Kinh đô Huế sau năm 1805 (Hình Triệu Phong) 73
3.3. Bản phác họa kinh thành Huế từ mặt sau 73
3.4. Sơ đồ kinh thành Huế 76
3.5. Sơ đồ hoàng thành Huế. 78
3.6. Sơ đồ tử cấm thành 79

ix
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGHỮ TRONG LUẬN VĂN
1. Các khái niệm về thành lũy:
Thành: hàm ý thứ nhát là dùng để chỉ chung cả lỵ sở có thành phòng vệ, nếu là
quốc gia thì có ý chỉ là Kinh đô. Hàm ý thứ hai để chỉ công trình quân sự phòng thủ được xây đắp theo dáng một tường vây kín xung quanh một điểm dân cư quan trọng hay vị trí xung yếu, có một hay nhiều cửa ra vào,
Thành trì: công trình vững chắc độc lập nằm ở mặt trước ít bị hư hại nhất của phần chính vây quanh thành phố để bảo vệ cũng như kiểm soát nó.
Thành Vauban: Thành xây theo kiểu Vauban, một nhà quân sự người pháp, ông còn là một thống chế của nước pháp, là người chịu trách nhiệm xây dựng thành quách. Đã xây dựng nhiều công trình cho nước pháp.
Tường thành: dùng để chỉ vòng thành ngoài cùng, lớp tường bao ngoài của một thành lũy hay pháo đài truyền thống.
Đường hào: cấu trúc thấp nhô trên dốc đứng, nhằm để bảo vệ sườn hào.
Đường có mái che: nằm giữa bờ dốc và hào, đường có mái che là lối đi ngoài trời dành cho việc giám sát vùng phụ cận công sự. Nó bao gồm một ụ nấp bắn và thanh ngang để tránh đạn bắn liên tiếp.
Chiến hào bao vây: Hàng rào liên tục xung quanh vị trí của những người hãm thành, thường là 500 mét từ đường hão lũy, để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực cứu hộ bên ngoài.
Bờ hào ngoài: Sườn dốc được đặt ở bên ngoài, được phủ một mặt gạch hay không có.
Tường vây: phần tường giữa hai ngọn tháp hay hai pháo đài.
Lũy bán nguyệt: Một công trình hai mặt tạo thành một góc nhọn, được đặt ở phía trước của pháo đài để bảo vệ bức tường và phần sườn của pháo đài.
Dốc đứng: Bờ dốc được đặt ở bên trong, được phủ một mặt gạch hay không có
Mặt: mặt tường hay sân của một công trình (pháo đài, lũy bán nguyệt, kính viễn vọng) tạo thành một góc nổi
Sườn (mạn): một phần pháo đài nối phần mặt với tường vây
Công sự sườn: một phương pháp phòng thủ một công trình bằng những trường bắn song song với cách bố trí chung để loại bỏ các điểm mù
Hào: chướng ngại vật tạo thành bằng một cái rãnh nằm phía trước phần chính vay quanh thành phố; nó có thể cạn hay ngập nước.
Mặt trước pháo đài: đường kẻ mà tất cả các bộ phận giao nhau. Nó bao gồm 5 yếu tố: mặt và sườn của hai pháo đài và tường vây kết nối chúng.
Sọt đất công sự: giỏ hình trụ chứa đầy đất, được sử dụng để che những người

x
lính nằm trong đường hầm hào và tạo thành ụ của đường hào.
Lan can có lỗ ném: lan can lồi và kéo dài đển đỉnh của bức tường bị khoét lỗ để
bắn đạn thắng
Ụ góc: phần tròn và cao chiếm một phần thứ ba của pháo đài.
Hào lũy: Đường phòng thủ cô lập một phần của công trình để tạo thành một
điểm kháng cự
Tường bao: Tường để chống đất của bờ thành và được lát gạch
Gọng kìm: kiến trúc thấp nằm ở phía trước tường vây gồm hai mặt tạo thành góc
thụt vào
2. Các khái niệm về kiến trúc quân sự:
Công sự : là công trình quân sự để dùng đảm bảo an toàn cho người và phương tiện vật chất, kho tàng, đảm bảo chỉ huy ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí và phương tiện kỹ thuật, chống các phương tiện sát thương của địch.
Quân sự : hiểu theo nghĩa rộng là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh, quân đội và các lực lượng vũ trang. Hiểu theo nghĩa hẹp là một trong các hoạt động cơ bản của quân đội cùng với các hoạt động khác như chính trị, hậu cần,và kỹ thuật tạo nên sức mạnh chiến đấu của quân đội.
Pháo đài : là những công trình xây dựng và kiến trúc có tính quân sự, được thiết kế cho mục đích phòng thủ trong chiến tranh và làm căn cứ quân sự.
Vọng gác : là công trình được xây dựng ở những vị trí thoáng đãng có tầm quan sat lớn để quan sát, canh gác và chiến đấu.
Pháo đài lồi: Công trình ngũ giác gồm hai sườn, hai mặt và lối vào. Các pháo đài lồi là những phần nhô ra của tường bao vây và được tách ra khỏi nhau bằng các bộ phận lõm vào, các bức tường rèm.
Bom: đạn rỗng đầy thuốc súng và được trang bị một cái ngòi để làm nó phát nổ bằng cách truyền lửa cho đầu đạn
Quảng trường binh chủng: không gian trống ở trung tâm của một chiến lũy để tập hợp quân đội hay ngang tâm các con đường có mái che để xếp những lối ra
Công sự lẻ: trong thuật phòng thủ bằng công sự lâu dài, kiến trúc khép kín, có đại pháo, được xây dựng trên những điểm yếu của vùng phụ cận chiến lũy. Công sự lẻ thường được đặt mìn.
Trung đoàn: Một đơn vị bộ binh hay kỵ binh. Trong bộ binh, trung đoàn nói chung bao gồm mười hai đến mười sáu đại đội, mỗi đại đội năm mươi người. Trong kỵ binh, một trung đoàn gồm hai đến bốn phi đội.
Orillons: Phần mở rộng hình tròn hay hình vuông ra khỏi các diện của một pháo đài, được thiết kế để bảo vệ sườn lõm của nó.

xi
Counterguards: là một công sự thấp trước một pháo đài để giải vây quân sự, bao gồm hai bờ thành song song với mặt tiền của pháo đài và bảo vệ chúng khỏi bị tấn công.
Reduit: là công sự tách rời và độc lập với công sự chính.
Breastwork: là thành lũy hay tường tạm thời.
Outworks: là một công sự quy mô nhỏ được xây dựng phía trước vị trí phòng
thủ chủ đạo hay trước pháo đài chính.
Fausse-braie: là bờ lũy thấp và liên tục được đặt ở phía trước của hào thành, trên
gờ dưới chân bờ thành chính.
Tenaille: là cấu trúc được xây dựng khu vực đất yếu, hay trong các hào chiến để
bảo vệ tường thành.
Crownwork: là cấu trúc của công sự được kiểm soát nghiêm ngặt với lối vào. Hornwork: là một pháo đài con bao gồm 2 bán pháo đài nối nhau bằng một lớp
bao che, Nó được kết nối với các công trình ở phía sau của phần cánh dài.
Fleche: là một công sự nhỏ hìh mũi tên, hình thành bởi hai mặt tường nhô ra. Redan: là một công sự nhỏ, được thành lập bởi hai mặt tường nhô ra. Redan
được gắn vào một bức tường phòng thủ, nó cũng có thể được dùng để thay thế như là một pháo đài.
Lunette: là một công sự cao cấp có hình thức như một pháo đài, Nó được đặt trước trên bờ lũy xiên để ngăn chặn tấn công của quân bao vây. Lunette thường sở hữu hào chiến riêng và phòng hộ nghiêm ngặt, nó được đóng trong các phần dốc bởi một lũy đắp và được truy tiếp cận bởi một cây cầu, đó là lý do tại sao người ta có thể coi đó như một công sự tách biệt.

1. Lý do chọn đề tài
1
MỞ ĐẦU
Thành Vauban là một phát minh phòng thủ nổi tiếng bậc nhất, được đặt theo tên của kỹ sư người Pháp Sebastien Le Prestre de Vauban dưới thời vua Louis XIV. Vauban được xem là một nhân vật có sức lan tỏa nhất thế kỷ XVII tại Châu Âu. Cuộc đời và sự nghiệp của Vauban luôn gắn liền với những bước đường phát triển lịch sử của nước Pháp.
Vauban là một hệ thống thành công sự phòng thủ được cải tiến và thay đổi theo tiến trình đổi mới của thời đại. Tại châu Âu, khi mà công nghệ chiến tranh chưa phát triển, thành Vauban được sử dụng như là một lá chắn quân sự hiệu quả nhất cho các vương triều. Tại Việt Nam, thế kỷ XVIII đã có nhiều hệ thống thành phòng thủ kiểu kiến trúc Vauban được các kỹ sư người Pháp xây dựng dưới yêu cầu của triều Nguyễn. Cho đến ngày hôm nay, hệ thống thành lũy này vẫn được chính quyền Việt Nam gìn giữ một cách thận trọng, điều này chứng tỏ được rằng tính hiệu quả và những lợi ích mà thành Vauban đã mang lại cho các vương triều tại Việt Nam trong các giai đoạn lịch sử trước đây là không thể phủ nhận được.
Với những giá trị và tầm ảnh hưởng ở tầm cở thế giới của Vauban, vậy thì hệ thống thành này có những đặc điểm cấu tạo như thế nào về hình thức và nội dung? hệ thống thành Vauban do các kỹ sư công binh người Pháp xây dựng ở Việt Nam có gì khác biệt so với với chính quốc? Luận văn này sẽ tập trung vào việc trả lời cho ba câu hỏi chính đó là: Thành Vauban được nghiên cứu và phát minh như thế nào ? Tìm hiểu những đặc trưng của hệ thống thành Vauban tại Việt Nam thông qua trường hợp kinh thành Huế và cuối cùng là hệ thống thành cổ Vauban tại Việt Nam có đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Huế nói riêng và nước Việt Nam nói chung.
2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến luận văn
2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Thành Vauban là được nghiên cứu và phát triển bởi một kỹ sư công binh người Pháp do đó ở nước ngoài đã có rất nhiều các đề tài nghiên cứu liên quan đến hệ thống thành Vauban. Đặc biệt trong đó là nghiên cứu của tác giả: Preface de sean Nouvel. “ Vauban L’intelligence du teritoire”, Nicolas Chaudun, 2007, nội dung cuốn sách này diễn giải một cách khoa học những diễn biến của quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thành Vauban tại Pháp. Kết quả của nghiên cứu này đã đưa ra nhiều kết luận có giá trị về những giải pháp kỹ, mỹ thuật để xây dựng và sử dụng hệ thống thành V auban.
Ngoài ra còn có nhiều tác giả khác với nhiều đề tài nghiên cứu liên quan:

2
[1] Jean-Denis G.G. Lepage, " Vauban and the French Military Under Louis XIV", McFarland & Company, Inc., Publishers, Jefferson, North Carolina, and London.
[2] Christian Pédelahore de Loddis, "Hanoi essais d'analyses comparative en morphologie urbaine", Paris, UP1/UP6, 1982, 100p.
[3] Arnauld Le Brusq, "Echange d'art aux colonies: à propos de quelques architectures vietnamiennes chargées d'histoire", Revue Espaces et Sociétés, in Architecture et habitat dans le champ interculturel , N0 113 et 114, l'Harmattan, 2003.
[4] Collectif, “Hanoi, le cycle des Métamorphoses. Formes architecturales et urbaines”,Cahiers de l' IPRAUS, Editions Recherches, Paris, 2001. 352p.
[5] Philippe Papin, “Histoire de Hanoi”, Librairie Arthème Fayard éditeur, 2001, 404p.
[6] Copin, Henri, "L'Indochine des rommans", Paris/Pondichéry, Kailash, 2000.
[7] Caroline Herbelin, "Architecture et urbanisme en situation coloniale : le cas du Vietnam", ABE Journal [Online], 1 , 2012.
[8] Caroline Herbelin, "Architectures du Vietnam colonial Repenser le métissage", Dossier de presse.
Các công trình của tác giả nước ngoài về chủ đề kiến trúc thành Vauban ở pháp và kiến trúc thuộc địa Pháp tại Việt Nam đều là những nghiên cứu chất lượng, đáng để tham khảo và học tập. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu và so sánh kiến trúc kinh thành Huế với nguyên mẫu thành Vauban ở Pháp thì chưa có tác giả nào đề cập.
2.2. Các nghiên cứu trong nước
Ở trong nước chủ yếu là những bài viết ngắn thiên về mô tả về kinh thành Huế, tuy nhiên có 02 cuốn sách viết về hệ thống thành Vauban, một là: Đỗ Văn Ninh, “thành cổ Việt Nam”, NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 1983. Cuốn sách này đề cập đến Các khái niệm đô thị và đô thị cổ, tiêu chí để xác định một đô thị cổ ở Việt Nam; Lịch sử hình thành và các đặc điểm của đô thị cổ Việt Nam; Các đô thị cổ Việt Nam tiêu biểu; Vai trò của đô thị cổ trong lịch sử và ý nghĩa của việc nghiên cứu đô thị cổ trong giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Cuốn sách thứ 2 là: Tôn Đại-Phạm Tấn Long, “Thành Vauban ở Việt Nam”, NXB Xây Dựng, 2016. Cuốn sách này đề cập đến công trình kiến trúc quân sự thành cổ ở Việt Nam. Một thể loại công trình có vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước, và đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng thành lũy ở Việt Nam. Ngoài ra còn có một số bài báo có liên quan:
[1] Phan Thuận An, "Quy hoạch kiến trúc Kinh thành Huế đầu thế kỷ XIX và giá trị nhân văn bền vững của nó trong lòng đô thị Huế", Tạp chí nghiên cứu và phát triển, số 6, 2016.

3
[2] Phan Thanh Hải, " Phong thủy trong quy hoạch đô thị Huế - một cái nhìn lịch sử", Tạp chí di sản văn hóa, số 3, 2008.
[3] Võ Ngọc Đức - Nguyễn Ngọc Tùng, " Cấu trúc không gian kinh thành Huế", Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, Tập 1, Số 1, 2014.
[4] Võ Ngọc Đức - Nguyễn Ngọc Tùng, " Cấu trúc không gian kinh thành Huế", Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Khoa học Huế, Tập 1, Số 1, 2014.
[5] Võ Ngọc Đức, " Nghệ thuật tạo dựng các lớp không gian kiến trúc trên trục thần đạo Kinh thành Huế", Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 73, Số 4, 2012.
[6] Phạm Quốc Sử, "Một số thành tựu của nhà Nguyễn trong việc tiếp thu tri thức, áp dụng kỹ thuật phương Tây", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Số 3, 2010.
[7] Hoàng Lan Tường, "Sơ khảo về quy hoạch Quốc đô của Việt Nam", Tạp chí Di sản Văn hóa, Số 2, 2003.
[8] Công Phương Khương, "Hệ thống phòng thủ Vauban ở Việt Nam – Trường hợp thành Hà Nội", Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012.
[9] Võ Quang Yến, "Thành Huế xây kiểu Vauban", Xuân thành tiết thu phân 2009, Huế xưa và nay 97, năm 2010.
[10] Phan Thanh Hải, "Về công tác bảo tồn di sản văn hóa Huế", Tạp chí Di sản Văn Hóa, Số 4, năm 2012.
Tất cả các tác giả đã nghiên cứu một cách có bài bản về các hệ thống thành cổ tại Việt Nam. Tuy nhiên các tác giả trong nước không đề cập cụ thể bản chất và quá trình hình thành hệ thống Thành Vauban nguyên mẫu ở nước Pháp. Luận văn này sẽ kế thừa những nghiên cứu ở nước ngoài và giới thiệu lại lần đầu tiên tại Việt Nam lịch sử hình thành và phát triển của thành Vauban, và đặc biệt chứng minh được sự giống và khác nhau của hệ thống thành Vauban khi được các công binh người Pháp tiến hành xây dựng tại đất nước Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Trình bày rõ tiến trình hình thành và phát triển Thành Vauban tại Pháp.
So sánh đối chiếu hệ thống thành Vauban tại Pháp và tại Việt Nam.
Đưa ra những nhận định, những đóng góp khi tiến hành nghiên cứu về chủ đề
thành vauban tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thành Vauban trên thế giới và Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: các công trình xây dựng trong thời gian 1709-1841(cuối thế kỷ

4
XVIII đến giữa thế kỷ XIX).
Về không gian: Thành vauban ở Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
để trả lời cho các câu hỏi đã làm gì và làm như thế nào.
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phỏng vấn ý kiến chuyên gia.
Quan sát ̧ chụp hình, gửi thư.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Khảo sát/phỏng vấn.
Quan sát và ghi chép dữ liệu.
Tập hợp và phân tích giữ liệu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Làm rõ lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thành Vauban tại Pháp để làm
cứ liệu tin cậy giúp cho các tác giả trong nước khi tiến hành các nghiên cứu về thành V auban.
6.2. Ý nghĩa thực tiển
Trình bày được các đặc điểm quan trọng của hệ thống thành Vauban về: cấu trúc, vật liệu, kỹ thuật xây dựng và cả chức năng phòng thủ để làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng hệ thống thành Vauban tại Việt Nam.
Đề xuất giải pháp nâng cao giá trị sử dụng và giá trị đóng góp về kinh tế cho địa phương thông qua trường hợp cụ thể của kinh thành Huế.
7. Đóng góp mới của luận văn
Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của thành Vauban tại Pháp
So sánh những điểm giống và khác nhau giữa thành Vauban tại Pháp và Việt Nam.
Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị sử dụng kinh thành Huế trong giai đoạn mới.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cơ sở khoa học và thực tiễn, kết quả đạt được và những tồn tại.
Phần 2: Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Thành Vauban, nền văn minh của vùng lãnh thổ.
Việc kè ốp tường thành là động tác quen thuộc trong việc kè sông, kè đê để chống xói lỡ. Người ta không cần một chất kết dính nào cũng có thể xếp một cách vững chắc những viên đá, viên gạch tạo thành bức tường thành dài hàng trăm mét. Mưa gió sẽ đưa cát chêm kín vào chỗ trống, vì vậy tường thành sẽ có sức bền hàng thế kỷ. Việc đóng cọc chống lún, trải cây chống lầy để đắp những đoạn thành qua những bãi lầy. Cách xếp những tảng đá lớn hàng chục tấn lên cao để xây tường và cổng cuốn vòm là một kỹ thuật độc đáo vẫn còn lưu truyền đến ngày nay.
Thành Vauban ở Việt Nam chính là sự kết hợp giữa thành cổ Việt Nam và thành Vauban Pháp, về mặt kỹ thuật đây là tiến bộ trong việc xây dựng thành tại Việt Nam. 3.3.2. Giá trị về mặt kiến trúc
3.3.2.1. Về quy hoạch.
Hệ thống thành vauban ở Việt Nam được xây dựng tại những vị trí quan trọng như liên kết với các vùng đô thị, cảng biển, giao thông đường thủy, hướng xây dựng thành thường theo hướng Bắc - Tây Bắc, Nam - Tây Nam theo đó đảm bảo được sự thịnh vượng. Hệ thống thành Vauban ở Việt Nam là bảo sao hoàn hảo của kiểu Vauban điểm hình, nhưng dù thế nào đi chăng nó cũng thích nghi và phù hợp với địa hình Việt Nam. Trước khi áp dụng vào Việt Nam được cải tiến cho phù hợp với trình độ con người Việt Nam. Trước tiên là nhãn quan nhạy bén của ông cha ta khi thiết kế xây dựng cấu trúc phù hợp với các yêu cầu của thuật đại lý phong thủy cổ truyền, chúng được xây dựng tại những địa điểm thuận lợi nơi mà có các đường nét khác thường của thiên nhiên trong phong thủy chẳng hạn như chọn một ngọn núi làm bình phong, một hướng thích hợp cho việc mở thành, một dòng nước chảy qua với ý nghĩa tụ thủy.
Chẳng hạn như việc xây dựng kinh thành Huế của triều Nguyễn lấy ý tưởng quy hoạch dựa trên nguyên tắc phong thủy được kế thừa trọn vẹn của các thời kỳ trước và vận dụng nhuần nhuyễn đã nâng lên một tầm cao mới. Khi biết vận dụng hài hòa giữa âm dương ngũ hành với các yếu tố cảnh quan tự nhiên mang đậm ý tưởng biểu tượng. Như khi xây dựng kinh thành trên nền cũ đô thành Phú Xuân và được mở rộng về 4 phía và vẫn theo trục "tọa cần, hướng tốn", lấy núi Ngự Bình làm tiền án, hai hồn đảo Cồn Hến (Bộc Thanh) và Dã Viên làm thế tây ngai "tả long hữu hổ", sông hương với vai trò "hoàng thủy", hệ thống thủy đạo chảy xung quanh kinh thành tạo thế cuộc với cái thế "tứ thủy triều quy".
3.3.2.2. Về kiến trúc.
Hệ thống thành Vauban ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong việc xây dựng thành lũy chống giặc ngoại xâm. Biết tận dung tri thức tiến bộ phương Tây trong xây dựng thành lũy nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của dân tộc, điều

95
đó chứng tỏ ông cha ta đã tiếp thu kỹ thuật xây dựng của Pháp một cách sáng tạo, linh hoạt thể hiện trình độ, nhãn quan nhạy bén của con người Việt Nam trong việc áp dụng kỹ thuật xây dựng thành lũy ở Việt Nam trong việc dựng thành lũy phù hợp với địa điểm, trình độ, kiến trúc xây dựng thành lũy.
Về hình dáng rất đa dạng như hình tứ giác, lục giác, bát giác và hình bán nguyệt theo kiểu zich zắc hình ngôi sao nhiều cánh mang phong cách kiến trúc quân sự kiểu Vauban gồm hệ thống các hệ thống pháp đài, đầy đủ các hảo lực, quan ải ...
Hệ thống thành Vauban ở Việt Nam cũng được ông cha ta xây dựng theo địa hình tự nhiên vốn có của chúng điều đó chứng tỏ tính linh hoạt của người xưa trong việc lựa chọn vị trí xây dựng.
Các công trình bên trong thành lũy thường sử dụng hệ khung vì kèo, cột rường gỗ với phong cách thô mộc, giản dị, cách liên kết, lắp dựng mang kiến trúc truyền thống.
Nhìn chung, giá trị kiến trúc thành Vauban ở Việt Nam mang lại cho chúng ta đến ngày hôm nay là tài sản vô giá, có giá trị kiến trúc vô cùng quý báu về phương pháp xây dựng, hình dáng, lựa chọn vị trí, hướng xây dựng, vật liệu sử dụng ... những giá trị đó đến hôm nay vẫn còn tồn tại vì thế chúng ta cần giữ gìn và bảo tồn kiến trúc thành Vauban Việt Nam.
3.3.3. Giá trị về lịch sử
Trong suốt chiều dài lịch sử, thời kỳ triều Nguyễn đã để lại một dấu ấn về di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Di sản đó một phần hiện hữu trên đất nước Việt Nam với các di tích kiến trúc, thành lũy, lăng mộ. Đặc biệt hệ thống thành Vauban, nhất là thành Vauban kinh thành Huế của thời phong kiến còn tồn tại nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Nó phản ánh bức dáng chân thực của bối cảnh lịch sử, kinh tế, quan hệ xã hội, các hoạt động chính trị của thời Nguyễn.
Hệ thống thành Vauban ở Việt Nam còn tồn tại cho đến ngày nay là một minh chứng cho trình độ kỹ thuật xây dựng thành của người Việt Nam. Khi biết vận dụng nhuần nhuyễn phương pháp xây dựng thành truyền thống Việt Nam và phương pháp xây dựng thành lũy Pháp (kiểu Vauban).
Những giá trị mà thành Vauban ở Việt Nam để lại đã tạo dựng kết tinh nên những giá trị lịch sử và mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước. Đó là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc luôn luôn giữ vai trò động lực để phục hồi những giá trị kiến trúc truyền thống thời Nguyễn đã mất đi.
Thành Vauban ở Việt Nam là một trong những thể loại thành trì mang tính chất đột phá của dân tộc Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Đột phá về cách giao lưu mở rộng quan hệ quốc tế để tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến của phương Tây, đột
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top