apple_loveyou_forever_bff
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại các NHTM như: khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng đất, khái niệm về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình....Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại VIB: như trình tự thực hiện thế chấp, điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp vay vốn tại VIB, và những vướng mắc phát sinh từ những hoạt động này. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Với bản chất là một tổ chức đặc thù có chức năng kinh doanh tiền tệ,
ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hoạt động kinh doanh của mình
thông qua các quan hệ tín dụng, từ các quan hệ này, mối quan hệ giữa ngân
hàng với các tổ chức, cá nhân được thiết lập và phát triển, gắn ngân hàng gần
với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội. Khi nền kinh tế càng phát
triển thì hoạt động ngân hàng càng chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của
mình, đó là trung gian dẫn vốn từ người có nguồn vốn nhàn rỗi đến với người
thiếu vốn và có nhu cầu sử dụng vốn đó để đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh. Qua đó đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của
đất nước. Tuy nhiên, nếu không có những thiết chế cơ bản để bảo đảm các
khoản tiền đi vay và cho vay hiệu quả, đúng mục đích, ngân hàng sẽ tự đặt
mình trước những rủi ro khó lường đối với một loại hàng hóa vốn dĩ đã chứa
đựng rất nhiều rủi ro, đó là "tiền tệ".
Với tư cách là một NHTM cổ phần đứng trong top 5 NHTM cổ phần
hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)
không nằm ngoài quy luật phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung.
Trong hoạt động cho vay tại VIB cũng như các NHTM khác đều định hướng
kinh doanh trên quan điểm an toàn và lợi nhuận. Chính vì vậy, vấn đề an toàn
trong hoạt động tín dụng là một đòi hỏi tất yếu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh
mẽ đến sự an toàn của hoạt động kinh doanh của VIB nói riêng và của toàn hệ
thống ngân hàng nói chung. Và để thực hiện được mục tiêu đó thì việc áp
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay được coi như là một trong những "hàng
rào" quan trọng bậc nhất trong việc hạn chế, ngăn chặn những rủi ro trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Với việc các ngân hàng sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay trong
hoạt động tín dụng của mình, thì khi đến hạn trả nợ trường hợp khách hàng
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ
trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm
hay yêu cầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng.
Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung thì chế định
pháp luật về bảo đảm tiền vay ngày càng được bổ sung và hoàn thiện để phù
hợp với thực tiễn đa dạng của nền kinh tế. Theo quy định của pháp luật hiện
hành cụ thể trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và các văn bản hướng
dẫn thi hành thì hiện nay trong hệ thống pháp luật quy định 07 biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đó là: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc,
ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Trong đó các biện pháp thế chấp tài sản
được ngân hàng sử dụng nhiều hơn cả xuất phát từ những ưu việt lớn của biện
pháp bảo đảm này. Đối tượng thế chấp chính là các tài sản thế chấp rất đa
dạng về chủng loại nhưng chủ yếu vẫn là quyền sử dụng đất vì đây là tài sản
có giá trị lớn, có tính ổn định nên thường được sử dụng trong thế chấp vay
vốn tại NHTM nói chung và VIB nói riêng.
Cũng xuất phát từ bản chất và đặc thù của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, quyền sử dụng đất phần lớn được Nhà nước giao cho chủ thể đặc biệt
đó là hộ gia đình. Với tư cách là chủ sử dụng đất, để có vốn mở rộng sản xuất
kinh doanh, hộ gia đình có thể thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất để vay
vốn tại ngân hàng hay thế chấp để bảo đảm cho khoản vay của bên thứ ba
vay vốn ngân hàng.
Tại VIB thì việc thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để vay
vốn hay bảo đảm cho bên thứ ba vay vốn trở lên phổ biến và chiếm tỷ trọng
lớn trong hoạt động bảo đảm tiền vay của toàn ngân hàng.
Tuy nhiên, với việc có nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: BLDS,
Luật Đất đai, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) và các văn bản hướng dẫn thi
hành cùng điều chỉnh hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
tại các TCTD ở những góc độ khác nhau như: Luật Đất đai điều chỉnh ở khía
cạnh quy định các quyền của chủ sử dụng đất, BLDS điều chỉnh ở khía cạnh
chủ thể thực hiện giao dịch dân sự, điều kiện thực hiện giao dịch của chủ thể
trong quan hệ dân sự, Luật các TCTD điều chỉnh về hoạt động cho vay, trình
tự thực hiện hoạt động này... nên trong quá trình áp dụng pháp luật trên thực
tiễn, hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để bảo đảm cho
khoản vay của khách hàng tại các NHTM ở nước ta xuất hiện một số hạn chế,
vướng mắc thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật. Sự chồng
chéo giữa các quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia
đình dẫn đến khó thực hiện hay không thể thực hiện và ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động này.
Chính vì vậy, em chọn đề tài luận văn cho mình là: "Thế chấp quyền
sử dụng đất của hộ gia đình - Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại
Quốc tế Việt Nam - Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật",
để làm sáng tỏ những vấn đề như nêu trên.
Mặt khác, với thực tiễn hoạt động nhiều năm tại Phòng Pháp chế của
VIB, em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động bảo
đảm tiền vay tại VIB nên sẽ đưa ra những ví dụ, tình huống thực tế đa dạng để
làm rõ việc áp dụng các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất
của hộ gia đình trên thực tiễn, các vướng mắc phát sinh nhằm đề xuất những
giải pháp khắc phục hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với việc ra đời của BLDS năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật các
TCTD năm 2010, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (GDBĐ),
Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ thay thế các văn bản pháp luật
trước đó đã làm hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động
bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại các NHTM như: khái niệm, đặc điểm quyền sử dụng đất, khái niệm về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình....Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình tại VIB: như trình tự thực hiện thế chấp, điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp vay vốn tại VIB, và những vướng mắc phát sinh từ những hoạt động này. Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Với bản chất là một tổ chức đặc thù có chức năng kinh doanh tiền tệ,
ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện hoạt động kinh doanh của mình
thông qua các quan hệ tín dụng, từ các quan hệ này, mối quan hệ giữa ngân
hàng với các tổ chức, cá nhân được thiết lập và phát triển, gắn ngân hàng gần
với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội. Khi nền kinh tế càng phát
triển thì hoạt động ngân hàng càng chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng của
mình, đó là trung gian dẫn vốn từ người có nguồn vốn nhàn rỗi đến với người
thiếu vốn và có nhu cầu sử dụng vốn đó để đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh. Qua đó đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của
đất nước. Tuy nhiên, nếu không có những thiết chế cơ bản để bảo đảm các
khoản tiền đi vay và cho vay hiệu quả, đúng mục đích, ngân hàng sẽ tự đặt
mình trước những rủi ro khó lường đối với một loại hàng hóa vốn dĩ đã chứa
đựng rất nhiều rủi ro, đó là "tiền tệ".
Với tư cách là một NHTM cổ phần đứng trong top 5 NHTM cổ phần
hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)
không nằm ngoài quy luật phát triển của hoạt động ngân hàng nói chung.
Trong hoạt động cho vay tại VIB cũng như các NHTM khác đều định hướng
kinh doanh trên quan điểm an toàn và lợi nhuận. Chính vì vậy, vấn đề an toàn
trong hoạt động tín dụng là một đòi hỏi tất yếu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh
mẽ đến sự an toàn của hoạt động kinh doanh của VIB nói riêng và của toàn hệ
thống ngân hàng nói chung. Và để thực hiện được mục tiêu đó thì việc áp
dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay được coi như là một trong những "hàng
rào" quan trọng bậc nhất trong việc hạn chế, ngăn chặn những rủi ro trong
hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Với việc các ngân hàng sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay trong
hoạt động tín dụng của mình, thì khi đến hạn trả nợ trường hợp khách hàng
không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ
trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng hoàn toàn có quyền xử lý tài sản bảo đảm
hay yêu cầu bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng.
Cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật nói chung thì chế định
pháp luật về bảo đảm tiền vay ngày càng được bổ sung và hoàn thiện để phù
hợp với thực tiễn đa dạng của nền kinh tế. Theo quy định của pháp luật hiện
hành cụ thể trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 và các văn bản hướng
dẫn thi hành thì hiện nay trong hệ thống pháp luật quy định 07 biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đó là: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc,
ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Trong đó các biện pháp thế chấp tài sản
được ngân hàng sử dụng nhiều hơn cả xuất phát từ những ưu việt lớn của biện
pháp bảo đảm này. Đối tượng thế chấp chính là các tài sản thế chấp rất đa
dạng về chủng loại nhưng chủ yếu vẫn là quyền sử dụng đất vì đây là tài sản
có giá trị lớn, có tính ổn định nên thường được sử dụng trong thế chấp vay
vốn tại NHTM nói chung và VIB nói riêng.
Cũng xuất phát từ bản chất và đặc thù của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, quyền sử dụng đất phần lớn được Nhà nước giao cho chủ thể đặc biệt
đó là hộ gia đình. Với tư cách là chủ sử dụng đất, để có vốn mở rộng sản xuất
kinh doanh, hộ gia đình có thể thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất để vay
vốn tại ngân hàng hay thế chấp để bảo đảm cho khoản vay của bên thứ ba
vay vốn ngân hàng.
Tại VIB thì việc thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để vay
vốn hay bảo đảm cho bên thứ ba vay vốn trở lên phổ biến và chiếm tỷ trọng
lớn trong hoạt động bảo đảm tiền vay của toàn ngân hàng.
Tuy nhiên, với việc có nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: BLDS,
Luật Đất đai, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) và các văn bản hướng dẫn thi
hành cùng điều chỉnh hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
tại các TCTD ở những góc độ khác nhau như: Luật Đất đai điều chỉnh ở khía
cạnh quy định các quyền của chủ sử dụng đất, BLDS điều chỉnh ở khía cạnh
chủ thể thực hiện giao dịch dân sự, điều kiện thực hiện giao dịch của chủ thể
trong quan hệ dân sự, Luật các TCTD điều chỉnh về hoạt động cho vay, trình
tự thực hiện hoạt động này... nên trong quá trình áp dụng pháp luật trên thực
tiễn, hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình để bảo đảm cho
khoản vay của khách hàng tại các NHTM ở nước ta xuất hiện một số hạn chế,
vướng mắc thậm chí mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật. Sự chồng
chéo giữa các quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia
đình dẫn đến khó thực hiện hay không thể thực hiện và ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động này.
Chính vì vậy, em chọn đề tài luận văn cho mình là: "Thế chấp quyền
sử dụng đất của hộ gia đình - Thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại
Quốc tế Việt Nam - Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật",
để làm sáng tỏ những vấn đề như nêu trên.
Mặt khác, với thực tiễn hoạt động nhiều năm tại Phòng Pháp chế của
VIB, em đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động bảo
đảm tiền vay tại VIB nên sẽ đưa ra những ví dụ, tình huống thực tế đa dạng để
làm rõ việc áp dụng các quy định của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất
của hộ gia đình trên thực tiễn, các vướng mắc phát sinh nhằm đề xuất những
giải pháp khắc phục hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với việc ra đời của BLDS năm 2005, Luật Đất đai năm 2003, Luật các
TCTD năm 2010, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm (GDBĐ),
Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký GDBĐ thay thế các văn bản pháp luật
trước đó đã làm hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về hoạt động
bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links