nguyenquynhhna_97
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Đoàn Lê: cảm hứng nghệ thuật (cảm hứng bi kịch và cảm hứng triết luận), thế giới nhân vật (nhân vật và hoàn cảnh, các kiểu nhân vật và cách biểu hiện), các phương diện nghệ thuật cơ bản (cốt truyện, tình huống truyện, không gian - thời gian, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật)…để khẳng định vai trò, vị trí, tên tuổi, những đóng góp về sự cách tân nghệ thuật của Đoàn Lê đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Từ đó có cái nhìn khái quát, đa diện về truyện ngắn Việt Nam đương đại
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam sau chiến tranh có nhiều khởi sắc. Những tìm tòi,
đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của văn học giai đoạn này đã
khẳng định những bước chuyển mạnh mẽ của văn học nước nhà. Đặc biệt từ sau
đổi mới, văn học thực sự có những bước tiến quan trọng bắt nhịp kịp thời với
bước chuyển của thời đại. Sự xuất hiện của hàng loạt những cây bút nữ đã tạo
nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn này như Đoàn Lê, Lê Minh Khuê, Y
Ban, Lý Lan, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, nhất là
với thể loại truyện ngắn. Họ nhìn nhận những vấn đề của cuộc sống bằng sự tinh
tế, nhạy cảm của trái tim phụ nữ. Họ đưa vào tác phẩm của mình “một sinh khí
mới rất cần thiết để thể hiện bề sâu, bề sau của cuộc sống con người hôm nay”
(Nguyễn Minh Châu). Mỗi người một phong cách, một hướng tiếp cận, khám
phá đời sống, các cây bút nữ giai đoạn này đều nỗ lực thể hiện sự phong phú
phức tạp muôn màu của cuộc sống thời mở cửa, góp phần làm nên diện mạo của
một nền văn học mới. Đóng góp của họ được thể hiện nhiều nhất ở thể loại
truyện ngắn. Có thể nói văn học từ sau đổi mới là sự lên ngôi của thể loại này.
Những tìm tòi, đổi mới về tư tưởng chủ đề, về hình thức nghệ thuật trong truyện
ngắn là những đóng góp quan trọng làm nên những bước phát triển vững chắc
cho thể loại truyện ngắn Việt Nam. Vì vậy tìm hiểu những khám phá nghệ thuật
của bất cứ một tác giả nào trong giai đoạn văn học này cũng là những đóng góp
có ý nghĩa để có cái nhìn khái quát hơn về diện mạo của cả một giai đọan văn
học.
1.2 Đoàn Lê là một trong những gương mặt nữ ít nhiều đã thể hiện phong
cách nghệ thuật của mình trên văn đàn sau 1975, nhất là thập niên cuối thế kỷ
XX và những năm gần đây. Là một nghệ sỹ đa tài, Đoàn Lê đã để lại dấu ấn của
mình trên nhiều lĩnh vực: từng là diễn viên điện ảnh, thiết kế mỹ thuật, biên
kịch, đạo diễn phim, họa sỹ, nhà văn, nhà thơ. Đến nay vốn liếng văn chương
của Đoàn Lê đã khá dày dặn. Ngoài những kịch bản phim truyện, bà có năm tập
truyện ngắn, bốn cuốn tiểu thuyết và rất nhiều tác phẩm hội họa được giới phê
bình đánh giá cao. Đặc biệt, trong tư cách nhà văn, Đoàn Lê được biết đến như
một cây bút nữ có phong cách đa dạng và sức sáng tao tươi mới cùng với một
ngôn ngữ dịu dàng nền nã. Bà từng có hai tập truyện ngắn được dịch ra tiếng
Anh để giới thiệu với bạn đọc Mỹ là Trinh tiết xóm chùa và Nghĩa địa xóm
chùa, một tiểu thuyết được giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam Cuốn gia phả
để lại và gần đây nhất là cuốn tiểu thuyết Tiền định được lọt vào vòng chung
khảo của giải thưởng Bách Việt, cùng một số truyện ngắn được nhận giải thưởng
của các báo, các tạp chí (truyện Đêm ngâu vào - Giải A tạp chí Sông Hương,
truyện Hạt vừng- Giải thưởng Tạp chí tác phẩm Văn học, truyện Trinh tiết xóm
Chùa - Giải thưởng báo Văn nghệ). Ở mảng truyện ngắn, Đoàn Lê được đánh
giá là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc. Truyện ngắn của bà xuất hiện đều
đều trên các báo. Truyện ngắn Đoàn Lê lúc thì đằm thắm trữ tình, lúc lại hiện
thực sắc sảo, có khi táo bạo hiện đại đến bất ngờ, có lúc lại trẻ trung thổn thức
như một cô gái mới lớn. Đọc truyện ngắn của bà, người đọc dễ dàng nhận ra một
trái tim phụ nữ giầu yêu thương với tất cả những vấn đề của cuộc sống nhân
sinh, nhất là vấn đề người phụ nữ. Đoàn Lê cũng may mắn được sống và cảm
nhận những giá trị cuộc sống ở cả hai giai đoạn văn học: những năm kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ và mảng hiện thực cuộc sống sau chiến tranh nhất
là từ thời kỳ đổi mới. Bởi vậy, trong những sáng tác của bà, số phận của những
con người bước ra từ cuộc chiến tranh cùng bi kịch của những con người trong
cuộc sống muôn mặt đời thường đã hiện lên thật sâu sắc và cảm động. Dù không
phải là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, nhưng truyện ngắn
của Đoàn Lê vẫn có nhiều yếu tố cách tân về thi pháp, phần nhiều là nằm trong
ranh giới của truyện truyền thống- hiện đại. Trong truyện ngắn của Đoàn Lê,
một không gian nghệ thuật luôn trở đi trở lại gây ám ảnh lòng người là không
gian của một xóm Chùa cụ thể. Nhưng đó cũng là không gian bao trùm cả nông
thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới- không gian với sự giao tranh quyết liệt
của những yếu tố mới – cũ. Đây cũng là một trong những đề tài nổi trội của văn
học giai đoan này. Bởi vậy tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của
Đoàn Lê cũng chính là cách tiếp cận với cuộc sống và truyện ngắn đương đại.
Đồng thời phong cách truyện của bà cũng rất tiêu biểu cho những cây bút nữ
giai đoạn văn học sau đổi mới.
Với những lý do ấy, chúng tui chọn đề tài tìm hiểu Thế giới nghệ thuật
truyện ngắn của Đoàn Lê với hy vọng giúp bạn đọc hôm nay nhận diện một
gương mặt văn học và từ đó nhìn nhận diện mạo của văn chương đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học sau 1975 là sự nở rộ các truyện ngắn của nhiều cây bút nữ. Họ là
lớp nhà văn trẻ tài năng và giầu nhiệt huyết. Lối viết của họ có sự kế thừa tinh
hoa của giai đoạn văn học trước đồng thời cũng chứa đựng nhiều nét cách tân,
đột phá ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Tuy vậy, sáng tác
của họ còn khá mới mẻ đối với nhiều bạn đọc. Tình hình nghiên cứu tác phẩm,
phong cách tác giả còn rải rác chưa có hệ thống, chưa đáp ứng được nhu cầu đọc
ngày càng cao của xã hội. Đoàn Lê là một cây bút có những dấu ấn nhất định
trên văn đàn hôm nay, nhất là trong thời gian gần đây, sáng tác của Đoàn Lê đã
được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên để có một cái nhìn khái quát về
toàn bộ sáng tác của nhà văn này thì cho đến nay chỉ có rất ít công trình khoa
học đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Đoàn Lê một cách cụ thể. Hầu hết các bài
viết mới chỉ dừng ở dạng giới thiệu, nhận xét sơ bộ, trình bày cảm xúc về một
truyện ngắn, một tập truyện ngắn hay một tiểu thuyết nào đó của nhà văn.
Nhận xét về truyện ngắn Đoàn Lê, các nhà nghiên cứu, phê bình thường
ghi nhận những đóng góp của bà với văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới nhất
là giai đoạn sau 1986. Vương Trí Nhàn khi lý giải về sự xuất hiện đông đảo của
các cây bút nữ sau 1975 trong đó có sáng tác của Đoàn Lê đã cho rằng : “phụ nữ
bắt mạch nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của
cuộc sống. Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có- tốt, dịu dàng, rộng lượng thì
không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng, từng cây
bút đã tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [49]. Sự góp mặt
của những nhà văn nữ những năm gần đây trong đó có Đoàn Lê đã tạo ra một
luồng sinh khí mới cho văn học đương đại. Cách nhìn hiện thực và con người
bằng những ưu thế của giới tính trong sáng tạo nghệ thuật và cách lựa chọn đề
tài, xử lý tình huống đã tạo nên những nét khác biệt có nhiều đóng góp của các
cây bút nữ cho nền văn xuôi đương đại. Nhận định của một nhà phê bình về các
nhà văn nữ của văn học đương đại thông qua các hình thức biểu hiện của nhân
vật nữ trong sáng tác của họ trong đó có Đoàn Lê như sau: “Đặc điểm trong
những truyện ngắn của các tác giả nữ là hiện thực xã hội đang thay đổi nhanh
chóng, quyết liệt và ảnh hưởng đến từng cuộc đời, ít nhiều làm vỡ những giấc
mộng lớn, mộng con với thái độ chung là chấp nhận như một chuyển động tất
yếu của cuộc đời” [79, 103]. Bên cạnh những nhận định chung về sáng tác của
các tác giả nữ trong đó có Đoàn Lê thì những ý kiến, nhận xét riêng về truyện
ngắn của bà cũng góp phần khẳng định sự ảnh hưởng của cây bút này đối với
văn học nữ giai đoạn đổi mới. Tạp chí Nghiệp đoàn Xuất bản ở Mỹ năm 2005 đã
nhận xét rất tinh tế về phong cách sáng tác Đoàn Lê và giá trị tập truyện ngắn:
“Trinh tiết xóm Chùa”: “Đoàn Lê được ghi nhận ở phong cách đa dạng và sức
sáng tạo tươi mới. Với giới học giả, những truyện ngắn này cho một cái nhìn
vào bên trong văn hóa Việt Nam sau “đổi mới”. Với người đọc nói chung, đây là
những tác phẩm bao quát và đầy nhân văn về những đề tài như lòng tham, hôn
nhân, ly dị, tuổi già. Đó là những tác phẩm về quyền con người, khảo sát tất cả
những gì bí ẩn, tinh tế của trái tim con người”. Trong bài viết: Đoàn Lê “chị
tôi” [61], nhà văn Hồ Anh Thái đã có những ý kiến đánh giá rất tinh sắc về một
số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê: “Với ngôn ngữ dịu
dàng, nền nã, hóm hỉnh, hài hước một cách nhẹ nhàng, chị viết về những vấn đề
thời cuộc ở cái làng ven đô thị trong hàng loạt tác phẩm gắn với tên Xóm Chùa:
Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Người đẹp xóm Chùa, Giường đôi xóm
Chùa.” Tuy là chuyện xóm Chùa nhưng Đoàn lê đã “tìm tòi và sử dụng rất nhiều
kỹ thuật viết, chính thế mạnh này đã lôi cuốn người đọc”. Cũng trong bài viết
này, tác giả còn đề cập đến nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo trong hai truyện
Nghĩa địa xóm Chùa và Lên Ruồi của Đoàn Lê.. “Cả Nghĩa địa xóm Chùa và
Lên Ruồi đều nằm trong mạch truyện có yếu tố kỳ ảo của Đoàn Lê. Nhưng ngay
cả trong những truyện kỳ ảo nhất của bà thì “cái thực vẫn lấn cái ảo, cái ảo chỉ
làm lạ hóa, chỉ thay đổi một góc nhìn hiện thực, chứ không phải là yếu tố xoay
chuyển và quyết định hiện thực nghệ thuật”. Cũng nói về nghệ thuật viết truyện
có yếu tố kỳ ảo, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú khi cho in trên tạp chí Tác Phẩm
Mới truyện Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt của
mình như sau: “Hay Đoàn Lê nghi có mầm bệnh trong người? Chỉ có người ốm
mới dám viết những chuyện khủng khiếp như vậy”.
Kirkus Reviews, một tạp chí có uy tín trong ngành xuất bản của Mỹ,
nhận xét về văn phong của tập truyện Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê: “Mười
truyện mang màu sắc Gogol trong một bản dịch tiếng Anh đầu tiên của Đoàn
Lê...Thảng hay Đoàn Lê có xu hướng ẩn dụ kiểu Kafka như trong Lên ruồi, hay
một truyện ngắn đạt tới giọng điệu riêng tư thấm thía như Giường đôi xóm
Chùa. Đó là những truyện ngắn đặc sắc”, những truyện ngắn “như những viên
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn của Đoàn Lê: cảm hứng nghệ thuật (cảm hứng bi kịch và cảm hứng triết luận), thế giới nhân vật (nhân vật và hoàn cảnh, các kiểu nhân vật và cách biểu hiện), các phương diện nghệ thuật cơ bản (cốt truyện, tình huống truyện, không gian - thời gian, ngôn ngữ nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật)…để khẳng định vai trò, vị trí, tên tuổi, những đóng góp về sự cách tân nghệ thuật của Đoàn Lê đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Từ đó có cái nhìn khái quát, đa diện về truyện ngắn Việt Nam đương đại
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam sau chiến tranh có nhiều khởi sắc. Những tìm tòi,
đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật của văn học giai đoạn này đã
khẳng định những bước chuyển mạnh mẽ của văn học nước nhà. Đặc biệt từ sau
đổi mới, văn học thực sự có những bước tiến quan trọng bắt nhịp kịp thời với
bước chuyển của thời đại. Sự xuất hiện của hàng loạt những cây bút nữ đã tạo
nên diện mạo mới cho văn xuôi giai đoạn này như Đoàn Lê, Lê Minh Khuê, Y
Ban, Lý Lan, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, nhất là
với thể loại truyện ngắn. Họ nhìn nhận những vấn đề của cuộc sống bằng sự tinh
tế, nhạy cảm của trái tim phụ nữ. Họ đưa vào tác phẩm của mình “một sinh khí
mới rất cần thiết để thể hiện bề sâu, bề sau của cuộc sống con người hôm nay”
(Nguyễn Minh Châu). Mỗi người một phong cách, một hướng tiếp cận, khám
phá đời sống, các cây bút nữ giai đoạn này đều nỗ lực thể hiện sự phong phú
phức tạp muôn màu của cuộc sống thời mở cửa, góp phần làm nên diện mạo của
một nền văn học mới. Đóng góp của họ được thể hiện nhiều nhất ở thể loại
truyện ngắn. Có thể nói văn học từ sau đổi mới là sự lên ngôi của thể loại này.
Những tìm tòi, đổi mới về tư tưởng chủ đề, về hình thức nghệ thuật trong truyện
ngắn là những đóng góp quan trọng làm nên những bước phát triển vững chắc
cho thể loại truyện ngắn Việt Nam. Vì vậy tìm hiểu những khám phá nghệ thuật
của bất cứ một tác giả nào trong giai đoạn văn học này cũng là những đóng góp
có ý nghĩa để có cái nhìn khái quát hơn về diện mạo của cả một giai đọan văn
học.
1.2 Đoàn Lê là một trong những gương mặt nữ ít nhiều đã thể hiện phong
cách nghệ thuật của mình trên văn đàn sau 1975, nhất là thập niên cuối thế kỷ
XX và những năm gần đây. Là một nghệ sỹ đa tài, Đoàn Lê đã để lại dấu ấn của
mình trên nhiều lĩnh vực: từng là diễn viên điện ảnh, thiết kế mỹ thuật, biên
kịch, đạo diễn phim, họa sỹ, nhà văn, nhà thơ. Đến nay vốn liếng văn chương
của Đoàn Lê đã khá dày dặn. Ngoài những kịch bản phim truyện, bà có năm tập
truyện ngắn, bốn cuốn tiểu thuyết và rất nhiều tác phẩm hội họa được giới phê
bình đánh giá cao. Đặc biệt, trong tư cách nhà văn, Đoàn Lê được biết đến như
một cây bút nữ có phong cách đa dạng và sức sáng tao tươi mới cùng với một
ngôn ngữ dịu dàng nền nã. Bà từng có hai tập truyện ngắn được dịch ra tiếng
Anh để giới thiệu với bạn đọc Mỹ là Trinh tiết xóm chùa và Nghĩa địa xóm
chùa, một tiểu thuyết được giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam Cuốn gia phả
để lại và gần đây nhất là cuốn tiểu thuyết Tiền định được lọt vào vòng chung
khảo của giải thưởng Bách Việt, cùng một số truyện ngắn được nhận giải thưởng
của các báo, các tạp chí (truyện Đêm ngâu vào - Giải A tạp chí Sông Hương,
truyện Hạt vừng- Giải thưởng Tạp chí tác phẩm Văn học, truyện Trinh tiết xóm
Chùa - Giải thưởng báo Văn nghệ). Ở mảng truyện ngắn, Đoàn Lê được đánh
giá là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc. Truyện ngắn của bà xuất hiện đều
đều trên các báo. Truyện ngắn Đoàn Lê lúc thì đằm thắm trữ tình, lúc lại hiện
thực sắc sảo, có khi táo bạo hiện đại đến bất ngờ, có lúc lại trẻ trung thổn thức
như một cô gái mới lớn. Đọc truyện ngắn của bà, người đọc dễ dàng nhận ra một
trái tim phụ nữ giầu yêu thương với tất cả những vấn đề của cuộc sống nhân
sinh, nhất là vấn đề người phụ nữ. Đoàn Lê cũng may mắn được sống và cảm
nhận những giá trị cuộc sống ở cả hai giai đoạn văn học: những năm kháng
chiến chống Pháp, chống Mỹ và mảng hiện thực cuộc sống sau chiến tranh nhất
là từ thời kỳ đổi mới. Bởi vậy, trong những sáng tác của bà, số phận của những
con người bước ra từ cuộc chiến tranh cùng bi kịch của những con người trong
cuộc sống muôn mặt đời thường đã hiện lên thật sâu sắc và cảm động. Dù không
phải là người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, nhưng truyện ngắn
của Đoàn Lê vẫn có nhiều yếu tố cách tân về thi pháp, phần nhiều là nằm trong
ranh giới của truyện truyền thống- hiện đại. Trong truyện ngắn của Đoàn Lê,
một không gian nghệ thuật luôn trở đi trở lại gây ám ảnh lòng người là không
gian của một xóm Chùa cụ thể. Nhưng đó cũng là không gian bao trùm cả nông
thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới- không gian với sự giao tranh quyết liệt
của những yếu tố mới – cũ. Đây cũng là một trong những đề tài nổi trội của văn
học giai đoan này. Bởi vậy tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của
Đoàn Lê cũng chính là cách tiếp cận với cuộc sống và truyện ngắn đương đại.
Đồng thời phong cách truyện của bà cũng rất tiêu biểu cho những cây bút nữ
giai đoạn văn học sau đổi mới.
Với những lý do ấy, chúng tui chọn đề tài tìm hiểu Thế giới nghệ thuật
truyện ngắn của Đoàn Lê với hy vọng giúp bạn đọc hôm nay nhận diện một
gương mặt văn học và từ đó nhìn nhận diện mạo của văn chương đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học sau 1975 là sự nở rộ các truyện ngắn của nhiều cây bút nữ. Họ là
lớp nhà văn trẻ tài năng và giầu nhiệt huyết. Lối viết của họ có sự kế thừa tinh
hoa của giai đoạn văn học trước đồng thời cũng chứa đựng nhiều nét cách tân,
đột phá ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Tuy vậy, sáng tác
của họ còn khá mới mẻ đối với nhiều bạn đọc. Tình hình nghiên cứu tác phẩm,
phong cách tác giả còn rải rác chưa có hệ thống, chưa đáp ứng được nhu cầu đọc
ngày càng cao của xã hội. Đoàn Lê là một cây bút có những dấu ấn nhất định
trên văn đàn hôm nay, nhất là trong thời gian gần đây, sáng tác của Đoàn Lê đã
được khá nhiều bạn đọc quan tâm. Tuy nhiên để có một cái nhìn khái quát về
toàn bộ sáng tác của nhà văn này thì cho đến nay chỉ có rất ít công trình khoa
học đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Đoàn Lê một cách cụ thể. Hầu hết các bài
viết mới chỉ dừng ở dạng giới thiệu, nhận xét sơ bộ, trình bày cảm xúc về một
truyện ngắn, một tập truyện ngắn hay một tiểu thuyết nào đó của nhà văn.
Nhận xét về truyện ngắn Đoàn Lê, các nhà nghiên cứu, phê bình thường
ghi nhận những đóng góp của bà với văn học Việt Nam giai đoạn đổi mới nhất
là giai đoạn sau 1986. Vương Trí Nhàn khi lý giải về sự xuất hiện đông đảo của
các cây bút nữ sau 1975 trong đó có sáng tác của Đoàn Lê đã cho rằng : “phụ nữ
bắt mạch nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của
cuộc sống. Mặt khác, với cái cực đoan sẵn có- tốt, dịu dàng, rộng lượng thì
không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng, từng cây
bút đã tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [49]. Sự góp mặt
của những nhà văn nữ những năm gần đây trong đó có Đoàn Lê đã tạo ra một
luồng sinh khí mới cho văn học đương đại. Cách nhìn hiện thực và con người
bằng những ưu thế của giới tính trong sáng tạo nghệ thuật và cách lựa chọn đề
tài, xử lý tình huống đã tạo nên những nét khác biệt có nhiều đóng góp của các
cây bút nữ cho nền văn xuôi đương đại. Nhận định của một nhà phê bình về các
nhà văn nữ của văn học đương đại thông qua các hình thức biểu hiện của nhân
vật nữ trong sáng tác của họ trong đó có Đoàn Lê như sau: “Đặc điểm trong
những truyện ngắn của các tác giả nữ là hiện thực xã hội đang thay đổi nhanh
chóng, quyết liệt và ảnh hưởng đến từng cuộc đời, ít nhiều làm vỡ những giấc
mộng lớn, mộng con với thái độ chung là chấp nhận như một chuyển động tất
yếu của cuộc đời” [79, 103]. Bên cạnh những nhận định chung về sáng tác của
các tác giả nữ trong đó có Đoàn Lê thì những ý kiến, nhận xét riêng về truyện
ngắn của bà cũng góp phần khẳng định sự ảnh hưởng của cây bút này đối với
văn học nữ giai đoạn đổi mới. Tạp chí Nghiệp đoàn Xuất bản ở Mỹ năm 2005 đã
nhận xét rất tinh tế về phong cách sáng tác Đoàn Lê và giá trị tập truyện ngắn:
“Trinh tiết xóm Chùa”: “Đoàn Lê được ghi nhận ở phong cách đa dạng và sức
sáng tạo tươi mới. Với giới học giả, những truyện ngắn này cho một cái nhìn
vào bên trong văn hóa Việt Nam sau “đổi mới”. Với người đọc nói chung, đây là
những tác phẩm bao quát và đầy nhân văn về những đề tài như lòng tham, hôn
nhân, ly dị, tuổi già. Đó là những tác phẩm về quyền con người, khảo sát tất cả
những gì bí ẩn, tinh tế của trái tim con người”. Trong bài viết: Đoàn Lê “chị
tôi” [61], nhà văn Hồ Anh Thái đã có những ý kiến đánh giá rất tinh sắc về một
số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê: “Với ngôn ngữ dịu
dàng, nền nã, hóm hỉnh, hài hước một cách nhẹ nhàng, chị viết về những vấn đề
thời cuộc ở cái làng ven đô thị trong hàng loạt tác phẩm gắn với tên Xóm Chùa:
Đất xóm Chùa, Nghĩa địa xóm Chùa, Người đẹp xóm Chùa, Giường đôi xóm
Chùa.” Tuy là chuyện xóm Chùa nhưng Đoàn lê đã “tìm tòi và sử dụng rất nhiều
kỹ thuật viết, chính thế mạnh này đã lôi cuốn người đọc”. Cũng trong bài viết
này, tác giả còn đề cập đến nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo trong hai truyện
Nghĩa địa xóm Chùa và Lên Ruồi của Đoàn Lê.. “Cả Nghĩa địa xóm Chùa và
Lên Ruồi đều nằm trong mạch truyện có yếu tố kỳ ảo của Đoàn Lê. Nhưng ngay
cả trong những truyện kỳ ảo nhất của bà thì “cái thực vẫn lấn cái ảo, cái ảo chỉ
làm lạ hóa, chỉ thay đổi một góc nhìn hiện thực, chứ không phải là yếu tố xoay
chuyển và quyết định hiện thực nghệ thuật”. Cũng nói về nghệ thuật viết truyện
có yếu tố kỳ ảo, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú khi cho in trên tạp chí Tác Phẩm
Mới truyện Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê đã bày tỏ cảm xúc mãnh liệt của
mình như sau: “Hay Đoàn Lê nghi có mầm bệnh trong người? Chỉ có người ốm
mới dám viết những chuyện khủng khiếp như vậy”.
Kirkus Reviews, một tạp chí có uy tín trong ngành xuất bản của Mỹ,
nhận xét về văn phong của tập truyện Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê: “Mười
truyện mang màu sắc Gogol trong một bản dịch tiếng Anh đầu tiên của Đoàn
Lê...Thảng hay Đoàn Lê có xu hướng ẩn dụ kiểu Kafka như trong Lên ruồi, hay
một truyện ngắn đạt tới giọng điệu riêng tư thấm thía như Giường đôi xóm
Chùa. Đó là những truyện ngắn đặc sắc”, những truyện ngắn “như những viên
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links