Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Văn học nước ngoài -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vladimir Vladimirovich Nabokov (1899 – 1977) là nhà văn, nhà
thơ, dịch giả Nga, sáng tác bằng tiếng Nga và tiếng Anh – một trong những
hiện tượng lớn nhất của văn học Nga hải ngoại và cũng là một trong những
cây bút kiệt xuất nhất thế kỷ XX. Ảnh hưởng văn xuôi của V.Nabokov đối
với chủ nghĩa hậu hiện đại Mỹ, Tây Âu và Nga đã được thừa nhận rộng rãi
từ lâu. Chẳng hạn, ở bài báo Văn học của sự đổi mới (The Literature of
Replenishment, 1967) John Barth đã xếp V.Nabokov bên cạnh H. L. Borges
và gọi ông là một trong những Người tiên phong đưa ra cách hiểu mới về
văn học.
1.2. Sở hữu nhiều tác phẩm nổi tiếng thế giới nhưng đáng kể nhất trong
sự nghiệp sáng tác của V.Nabokov là Lolita. Tác phẩm này ban đầu được viết
bằng tiếng Anh và xuất bản năm 1955 tại Paris, sau đó được chính tác giả
dịch sang tiếng Nga và xuất bản năm 1967 tại New York. Sau khi ra đời,
Lolita trở thành tâm điểm của những cuộc tranh luận kéo dài, từng bị từ chối,
bị hắt hủi, bị chỉ trích, bị cấm đoán. Nhưng cũng chính Lolita đó đã được dịch
và xuất bản tại gần 40 quốc gia, đứng trong Top 100 tác phẩm xuất sắc nhất
mọi thời đại, Top 100 tiểu thuyết vĩ đại nhất thế kỉ XX, Top 10 tác phẩm gây
nhiều tranh cãi nhất thế giới [23].Tác phẩm có thể coi là tiêu biểu, mang đậm
cảm quan sáng tác hậu hiện đại – hình thành từ khoảng cuối thế chiến thứ
nhất, được thừa nhận như hiện tượng thẩm mỹ chung của văn hóa phương
Tây ở đầu những năm 80 và ảnh hưởng sâu rộng tới quá trình sáng tác, phê
bình và tiếp nhận văn học trên toàn thế giới tới ngày nay.
1.3. Theo nhiều nhà nghiên cứu, về niên đại và lộ trình, Lolita ra đời
vào thời điểm xuất hiện và tồn tại của chủ nghĩa hậu hiện đại. Đó là thời kỳ
mà thế giới có nhiều biến động về lịch sử, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ
thuật… làm thay đổi sâu sắc nền tảng tư duy của con người. Đây cũng chính
là giai đoạn mà lý thuyết trò chơi trở nên phổ biến và được nghiên cứu lại một
cách có hệ thống ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trải rộng từ triết học, tâm lý học,
mỹ học, nhân học cho đến chính trị, luật pháp, kinh tế, toán học, vật lý, công
nghệ thông tin… Hơn nữa, tác giả của nó – V.Nabokov là nhà văn hải ngoại
người Nga nên có thể coi ông thuộc nhóm những người sáng tác ngoại vi.
Sáng tác của những bộ phận ngoại vi, chiếm số ít trong văn học thế giới hiện
nay như văn chương của phụ nữ, của giới đồng tính, da màu, dân thuộc địa
cũ… Chúng thường hướng đến lối viết mang tính trò chơi với những thủ pháp
điển hình như biếm phỏng (parody), nhại lại (pastiche), lai ghép, làm lệch
chuẩn ngôn ngữ… Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời đại, bản
thân V.Nabokov cũng rất ý thức trong việc tạo nên trò chơi trong các tác
phẩm của mình. Có thể khẳng định, bản chất của Lolita là trò chơi. Vì thế,
nghiên cứu thi pháp trò chơi trong tiểu thuyết Lolita là điều cần thiết, là bước
đi hợp lí để hiểu phong cách V.Nabokov.
Vì những lý do trên, người viết chọn đề tài Thi pháp trò chơi trong
“Lolita” của V.Nabokov mong góp một phần nhỏ vào hành trình khám phá
cuốn tiểu thuyết vĩ đại vẫn còn rất mới mẻ và chứa nhiều điều bí ẩn, hấp dẫn
với độc giả Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ khi ra đời, trong hơn nửa thế kỷ qua, Lolita nhận được nhiều
sự quan tâm của giới phê bình với nhiều thái độ, cách tiếp cận khác nhau
thậm chí trái chiều nhau. Số lượng các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh
và tiếng Nga về tác phẩm này đến nay khó có thể thống kê được. Trên thế
giới, phân ngành V.Nabokov học (tiếng Nga: Набоковедение, tiếng
Anh: Nabokov Studies) đã và đang tồn tại với 3 nhóm lớn: những công trình
do Nga kiều viết riêng về Nabokov-Sirin; những công trình của các tác giả nước ngoài; những công trình của các học giả trong nước Nga, chủ yếu xuất
hiện thời kỳ cải tổ và hậu Xô Viết. Ba nhóm công trình trên tựu trung nghiên
cứu 4 phương diện trong di sản nghệ thuật của V.Nabokov: tiểu sử sáng tác;
đặc điểm sáng tác nói chung của từng tác phẩm cụ thể nói riêng; V.Nabokov –
người tường giải văn hóa Nga, hoạt động dịch thuật của nhà văn; V.Nabokov
nói về bản thân mình.
Trong khả năng của mình, chúng tui quan tâm đến những tài liệu
nghiên cứu bằng tiếng Anh về Lolita. Tài liệu mới nhất, gần gũi nhất với đề
tài luận văn của chúng tui có thể kể tới là luận án tiến sĩ Nabokov and Play
(Tạm dịch: Nabokov và trò chơi) của Thomas Karshan (2006). Công trình này
được chia làm sáu chương đã nghiên cứu một cách công phu, kỹ lưỡng về
quan niệm trò chơi của V.Nabokov. Trong đó, tác giả luận án đã tìm hiểu
tường tận tiểu sử của V.Nabokov để thấy được nguồn gốc hình thành và quan
niệm của nhà văn về trò chơi, những ảnh hưởng tư tưởng của các nhà triết học
khác tới V.Nabokov về đề tài này. Từ đó, tác giả luận án đi vào chứng minh
các mặt thể hiện của thi pháp trò chơi thông qua một số tác phẩm tiêu biểu
của V.Nabokov như: Pale Fire/Lửa nhạt, King, Queen, Knave/Vua, Hoàng
hậu, Kẻ bất lương, The Luzhin Defense/Nước phòng thủ của Luzhin, The
Gift/Quà tặng, Memory/Ký ức, Bend Sinister/Tai họa dồn đến, Lolita,… Điều
này cho thấy, V.Nabokov hoàn toàn có chủ ý trong việc sắp đặt mỗi tác phẩm
theo một cuộc chơi nhất định, với những cách thức khác nhau.
Bên cạnh luận án này, chúng tui cũng quan tâm đến một số công trình
nghiên cứu khác về thi pháp trò chơi trong sáng tác của V.Nabokov như: luận
án tiến sĩ của Janet Gezari năm 1971 mang tên Game Fiction: The World of
Play and the Novels of Vladimir Nabokov (tạm dịch: Tiểu thuyết trò chơi: Thế
giới chơi và tiểu thuyết của Nabokov) và tiểu luận năm 1979 của Mark Lilly
Nabokov: Homo Ludens (Tạm dịch: Nabokov: Người chơi). Luận án của Janet
được Thomas đánh giá là công trình dài nhất nghiên cứu về chủ đề này. Tuy
nhiên, điểm hạn chế của công trình này là chưa đi vào lý giải nguồn gốc, bối
cảnh làm nảy sinh những mô tả của V.Nabokov về trò chơi, mối quan hệ giữa
chúng và những ý tưởng, giá trị thẩm mỹ đằng sau đó. Tiểu luận năm 1979,
của Mark Lilly trình bày lại giải thích của Gezari về các trò chơi trong sáng
tác của V.Nabokov như xung đột giữa tác giả và người đọc. Lilly viết rằng,
tiểu thuyết của V.Nabokov thực sự trở thành trò chơi mà trong đó các độc giả
là những người chơi. Nhiệm vụ của họ là tìm ra lời giải những vấn đề được
thiết lập bởi tiểu thuyết gia bậc thầy về trò chơi (V.Nabokov).
Ra đời hơn nửa thế kỷ qua nhưng dường như Lolita vẫn còn rất nhiều
điều thú vị thu hút các nhà nghiên cứu. Mấy năm trở lại đây, vẫn có không ít
bài báo tiếp tục khám phá những ẩn số đằng sau tác phẩm này. Có thể kể tới
một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Nabokov Studies, chẳng hạn như:
– Michael McGehee (2009/2011), Lolita and Transatlantic Family
Structures, Nabokov Studies, Volume 12, 2009/2011, pp. 131-145.
– Marie Bouchet (2010), Music and Songs in Lolita, novel and film, Miranda.
– John Wasmuth (2009). Unreliable Narration in Vladimir Nabokov’s Lolita.
– Steven F. Walker (2009), Nabokov’s Lolita and Goethe’s Faust: The Ghost
in the Novel, Comparative Literature Studies, Volume 46, Number 3, 2009,
pp. 512-535.
– Julian W. Connolly , Nabokov's Dialogue with Dostoevsky: Lolita and The
Gentle Creature, Nabokov Studies, Volume 4, 1997, pp. 15-36.
– Heather Menzies Jones (1995), Nabokov’s Dark American Dream:
Pedophilia, Poe, and Postmodernism in Lolita.
– Mathew Winston (1975), Lolita and the Dangers of Fiction in Twentieth
Century Literature, Vol. 21, No. 4, December.
– Carl R. Proffer (1968), Keys to Lolita, Indiana University Press.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

J_Tuan

New Member
Nhờ các mod re-up tài liệu này được không ạ :D. em Thank nhiều!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top