hokhanhtruong_gl
New Member
Download miễn phí Đề tài Thị trường chứng khoán ở Việt Nam thực trang và giải pháp phát triển
A – LỜI MỞ ĐẦU 1
B – NỘI DUNG. 2
CHƯƠNG I – LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 2
1. Khái niệm về thị trường chứng khoán. 2
2. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán. 2
2.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn thì thị trường chứng khoán được chia ra thành 3
2.2. Căn cứ vào cách hoạt động thì thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và phi tập trung. 4
2.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường. 5
3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán. 6
3.1. Nguyên tắc cạnh tranh tự do. 6
3.2. Nguyên tắc giao dịch công bằng. 6
3.3. Nguyên tắc công khai. 7
3.4. Nguyên tắc trung gian mua bán. 7
4. Các chức năng cơ bản của TTCK. 7
4.1. Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. 7
4.2. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. 8
4.3. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. 8
4.4. Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. 8
5. Các chủ thể tham gia TTCK. 8
5.1. Nhà phát hành. 9
5.2. Nhà đầu tư. 9
5.3. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK. 9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CỦA TTCK Ở VIỆT NAM 12
1. Giới thiệu về TTCK ở Việt Nam qua các giai đoạn. 12
2. Thực trạng của TTCK ở Việt Nam 12
2.1. Những thành tựu bước đầu 12
2.2. Những hạn chế 13
CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIAI PHÁP CHO SỰ PHAT TRIỂN CỦA TTCK Ở VIỆT NAM 16
1. Mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK 16
1.1. Mục tiêu 16
1.2. Quan điểm và nguyên tắc 16
2. Định hướng phát triển TTCK ở Việt Nam 16
2.1. Mở rộng quy mô của thị trường 16
2.2. Xây dựng và phát triển các trung tâm giao dịch chứng khoán 17
2.3. Phát triển các định chế tài chính trung gian cho TTCK Việt Nam 17
2.4. Phát triển các nhà đầu tư 18
3. Các giải pháp thực hiện. 18
3.1. Hoàn thiện khung pháp lý. 18
3.2. Tăng cường cung chứng khoán cho thị trường 18
3.3. Thực hiện các chính sách khuyến khích tham gia vào TTCK 19
3.4. Nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm giao dịch và của thị trường 19
3.5. Nâng cao chất lượng hoạt động của TTCK 20
3.6. Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước. 20
3.7. Tăng cường công tác đào tạo và nghiên cứu 21
3.8. Tăng cường hợp tác quốc tế 21
KẾT LUẬN 22
Tài liệu tham khảo 23
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-09-09-de_tai_thi_truong_chung_khoan_o_viet_nam_thuc_trang_va_giai.xbm8V3c8VC.swf /tai-lieu/de-tai-thi-truong-chung-khoan-o-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-84931/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Thị trường chứng khoán phi tập trung là thị trường không có trung tâm giao dịch mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được các công ty chứng khoán thực hiện thông qua mạng lưới điện tín, điện thoại với hệ yết giá tự động. Một điều rất quan trọng là các nhà đầu tư trên thị trường OTC không trực tiếp gặp nhau để thoả thuận mua bán chứng khoán như trong phòng giao dịch của SGDCK, thay vào đó họ thuê các công ty môi giới giao dịch hộ thông qua hệ thống viễn thông. Các công ty chứng khoán trên thị trường OTC có mặt ở khắp nơi trên đất nước, mỗi công ty chuyên kinh doanh buôn bán một số loại chứng khoán nhất định. Các công ty chứng khoán giao dịch mua bán chứng khoán cho mình và cho khách hàng thông qua việc giao dịch với các nhà tạo thị trường về các loại chứng khoán đó. Các công ty cũng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như: giao dịch mua bán cho chính mình, môi giới mua bán cho khách hàng, dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành. Các chứng khoán mua bán trên thị trường OTC cũng phải được niêm yết công khai cho công chúng biết để có quyết định đầu tư. Các chứng khoán được niêm yết trên thị trường OTC tương đối dễ dàng, các điều kiện niêm yết không quá nghiêm ngặt. Như vậy, hầu như tất cả các chứng khoán không được niêm yết trên SGDCK đều được giao dịch ở đây. Các chứng khán buôn bán trên thị trường OTC thường có mức độ tín nhiệm thấp hơn các chứng khoán được niêm yết trên SGDCK. Song, do thị trường nằm rải rác ở khắp các nơi nên độ lớn của thị trường khó có thể xác định chính xác được, thông thường khối lượng buôn bán chứng khoán trên thị trường này là lớn hơn SGDCK. Từ điều kiện niêm yết thông thoáng hơn mà chứng khoán của các công ty được buôn bán trên thị trường này nhiều hơn, thậm chí một số chứng khoán được niêm yết trên SGDCK cũng được mua bán ở thị trường này.
Hoạt động giao dịch buôn bán chứng khán trên thị trường OTC cũng diễn ra khá đơn giản. Khi một khách hàng muốn mua một số lượng chứng khoán nhất định, anh ta sẽ đưa lệnh ra cho công ty chứng khoán đang quản lý tài sản của mình yêu cầu thực hiện giao dịch hộ mình. Thông qua hệ thống viễn thông, công ty môi giới- giao dịch sẽ liên hệ tới tất cả các nhà tạo thị trường của loại chứng khoán này để biết được giá chà bán thấp nhất của loại chứng khán đó. Sau đó công ty này sẽ thông báo lại cho khách hàng của mình và nếu khách hàng chấp thuận, thì công ty sẽ thực hiện lệnh này và giao dịch của khách hàng sẽ được thực hiện.
2.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường.
Căn cứ vào tính chất các các chứng khoán được giao dịch, thị trường chứng khoán có thể được chia thành thị trường cổ phiếu,thị trường trái phiếu, và thị trường các sản phẩm phái sinh.
2.3.1. Thị trường cổ phiếu.
Là thị trường nơi các cổ phiếu được phát hành và giao dịch. Thị trường cổ phiếu gồm có thị trường cổ phiếu sơ cấp và thị trường cổ phiếu thứ cấp.
2.3.2. Thị trường trái phiếu.
Là thị trường nơi các trái phiếu được phát hành và giao dịch, các tráI phiếu này bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
2.3.3. Thị trường các sản phẩm phái sinh.
Thị trường chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua bán các chứng từ tài chính như : quyền mua cổ phiếu, các hợp đồng tương lai, các hợp đồng lựa chọn.
3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán.
3.1. Nguyên tắc cạnh tranh tự do.
TTCK phải hoạt động trên cơ sở cạnh tranh tự do. Các nhà phát hành, nhà đầu tư được tự do tham gia và rút khỏi thị trường. Giá cả trên thị trường phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp các nhà phát hành cạnh tranh nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán mà họ muốn đầu tư vào. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình một lợi nhuận cao nhất.
3.2. Nguyên tắc giao dịch công bằng.
Có rất nhiều người tham gia TTCK với những mục đích khác nhau. Để đảm bảo lợi ích cho tất cả những người này, TTCK phải hoạt động dựa trên nguyên tắc giao dịch công bằng, tất cả mọi giao dịch phải thực hiện dựa trên những quy định chung, những người tham gia thị trường đều bình đẳng trong việc thực hiện những quy định này. Các trường hợp giao dịch bất bình đẳng như giao dịch tay trong, sử dụng vốn lớn để đầu cơ lũng loạn giá…đều bị nghiêm cấm.
3.3. Nguyên tắc công khai.
Một yếu tố hết sức quan trọng đối với những người đầu tư chứng khoán đó là thông tin, để TTCK hoạt động có hiệu quả và công bằng thì các tin tức có tác động đến sự thay đổi giá cả chứng khoán cần công khai cung cấp cho các nhà đầu tư nhằm tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh chứng khoán. Các thông tin được công khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các tổ chức có liên quan khác.
3.4. Nguyên tắc trung gian mua bán.
Trên TTCK các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức môi giới để đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực tế và hợp pháp, tránh sự giả mạo lừa đảo trong giao dịch. Các công ty chứng khoán bằng việc thực hiện nghiệp vụ của mình đảm nhận vai trò trung gian cho cung và cầu chứng khoán gặp nhau. Trên thị trương sơ cấp các nhà đầu tư thường không mua trực tiếp từ các nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các công ty chứng khoán mua chứng khoán giúp các nhà đầu tư hay mua chứng khoán của nhà đầu tư này và bán cho các nhà đầu tư khác.
4. Các chức năng cơ bản của TTCK.
4.1. Chức năng huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Sự hoạt động của thị trường chứng khoán tạo ra một cơ chế chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu. Thị trường cung cấp phương tiện huy động số vốn nhàn rỗi trong dân cư cho các doanh nghiệp sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất mới….chức năng này được thực hiện khi công ty phát hành chứng khoán và công chúng mua chứng khoán. Nhờ vào sự hoạt động của thị trường mà doanh nghiệp có thể huy động được một số lượng lớn vốn đầu tư dài hạn. Khi mua chứng khoán do các công ty phát hành số tiền nhàn rỗi của các nhà đầu tư đã được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Trong quá trình này, TTCK đã có những tác động quan trọng trong việc đẩy mạnh việc phát triển nền kinh tế quốc dân bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp.
Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
4.2. Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán.
TTCK là nơi các chứng khoán được mua bán trao đổi bởi...