banhdi

New Member

Download miễn phí Đề tài Thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản - Thực trạng và tiềm năng ở Việt Nam





Lời mở đầu 1

Chương I. Lý luận chung về thị trường bản chất chức năng và vai trò của thị trường 2

1. Bản chất của thị trường 2

2. Chức năng của thị trường 2

3. Vai trò của thị trường 4

Chương II. Cơ cấu, chức năng và đặc điểm của thị trường thuỷ sản 6

I. Cơ cấu, chức năng của thị trường thuỷ sản 6

II. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản 7

1. Độ cận biên thị trường và giá cả sản phẩm thuỷ sản 8

2. Sự hình thành giá cả theo thời vụ 9

3. Tính độc quyền của thị trường thuỷ sản 10

4. Thị trường sản phẩm trong nước còn mang tính nhỏ, lẻ 11

Chương III. Thị trường sản phẩm thuỷ sản thực trạng và tiềm năng 12

I. Thị trường nội địa 12

1. Cung - cầu và giá của các sản phẩm thuỷ sản trong nước 12

2. Những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường thuỷ sản nội địa 18

3. Những tiềm năng của thị trường thuỷ sản nội địa 19

II. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 20

1. Thị trường các nước Châu Á 20

2. Thị trường EU 21

3. Thị trường Mỹ 22

III. Một số nhận xét và đánh giá về thực trạng và tiềm năng 24

1. Khai thác hải sản 24

2. Chế biến và dự trữ 26

3. Tiêu thụ sản phẩm 26

Kết luận 28

Tài liệu tham khảo 29

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


i tiêu dùng thủy sản từ hai khía cạnh của quá trình.
Thứ nhất là với trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng, người tiêu dùng các lượng sản phẩm thuỷ sản chế biến chưa nhiều, nhưng ở nông thôn người nông dân sử dụng sản phẩm thuỷ sản thô do mình tự đánh bắt hay nuôi trồng lấy nhiều hơn, còn ở thành phố thì người tiêu dùng các sản phẩm đã qua chế biến với số lượng lớn hơn. Điều đó chỉ ra rằng những người tiêu dùng khác nhau có những nhu cầu khác nhau về qui cách, mức chất lượng và dịch vụ cung cấp hàng hoá khác nhau.
Thứ hai là xét về lâu dài, khi thu nhập và mức sống tăng lên cùng với sự phát triển cao hơn của nền kinh tế, nhu cầu của người tiêu dùng ở cả thành thị và nông thôn đều tăng lên đối với các dịch vụ làm tăng giá trị của sản phẩm thuỷ sản. Kết quả là trong cơ cấu giá mua hàng thuỷ sản của người tiêu dùng, phần trả cho cho các dịch vụ có chiều hướng tăng lên, còn trả cho sản phẩm thô, sơ chế có chiều hướng giảm xuống. Cùng với sự phát triển kinh tế, độ cận biên thị trường sẽ tăng lên. Độ cận biên thị trường giữa giá bán lẻ và giá tại các cơ sơ đánh bắt ( ngư trường, trang trại nuôi cá, hộ gia đình...) là sự chênh lệch giữa giá bán lẻ cuối cùng cho người tiêu dùng cuối cùng và giá mà người sản xuất thuỷ sản nhận được khi bán sản phẩm thuỷ sản sơ chế.
Có thể coi nhu cầu ở cấp thị trường bán lẻ bao gồm hai phần: Nhu cầu đối với sản phẩm thuỷ sản chưa qua chế biến và nhu cầu đối với một loạt các dịch vụ. Nhu cầu đối với sản phẩm thuỷ sản chưa qua chế biến gọi là nhu cầu phái sinh, xuất phát từ nhu cầu ban đầu ở cấp bán lẻ có kết hợp cả sản phẩm thuỷ sản thô và dịch vụ. Đường cầu này được tạo ra khi đem mỗi điểm trên đường cầu ban đầu trừ đi giá trị về các dịch vụ. Tương tự như vậy, đường cung phái sinh cũng được tạo ra khi đem các giá trị trên đường cung ban đầu cộng với các giá trị về các dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu đối với người sản xuất. Giao điểm của các đường cung và cầu này sẽ tạo nên giá cả của sản phẩm thuỷ sản trên thị trường.
Khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cho độ thoả dụng mà hệ thống thị trường tạo ra về thời gian, không gian, hình thức sản phẩm...thì ở đây độ cận biên thị trường phản ánh mức chuẩn bị đầy đủ thoả dụng đó cho người tiêu dùng. Mức độ và các loại chi phí cho sự “ chuẩn bị “ này hoàn toàn tuỳ từng trường hợp vào quan hệ cung cầu trên thị trường
Muốn phân tích đầy đủ và cụ thể ta phải đi xét hai trường hợp cụ thể đó là:
Trường hợp độ cận biên thị trường không thay đổi ( trong thời gian ngắn) và trường hợp độ cận biên thị trường thay đổi ( xét trong khoảng thời gian dài).
Sự hình thành giá cả theo thời vụ.
Ngành nông nghiệp nói chung và thuỷ sản nói riêng là một ngành sản xuất vật chất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tình thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất. Tình thời vụ của sản xuất thuỷ sản thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra. ở đây, việc phân tích thị trường đầu ra cho sản phẩm thuỷ sản tập trung vào sự hình thành giá cả thị trường theo thời gian.
Do đặc của ngành thuỷ sản, việc sản xuất kinh doanh phải dựa trên các qui luật sinh học động thực vật thuỷ sinh nên tính mùa vụ của ngành thuỷ sản là khá cao. Vào đúng mùa vụ, người sản xuất cung ứng sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng và do đó giá cả được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu. Nhưng vào lúc trái vụ, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng là không thay đổi thì người sản xuất lại không có sản phẩm để bán hay do chi phí để dự trữ sản phẩm thuỷ sản là quá lớn làm cho giá cả của sản phẩm trên thị trường tăng lên, và ta dễ dàng nhận thấy là mức tăng lên của giá phải lớn hơn chi phí mà người cung ứng bỏ ra để dự trữ sản phẩm( ở đây ta phải hiểu là sản phẩm thuỷ sản rất khó dự trữ vì đặc tính mau ươn, chóng hỏng của nó..)
Qua những phân tích trên ta thấy rằng tính mùa vụ trong sản xuất thuỷ sản đã làm cho giá cả của sản phẩm thuỷ sản thay đổi rất lớn theo thời gian. Người sản xuất, cung ứng sản phẩm cần nắm rõ đặc điểm này để có chiến lược kinh doanh phù hợp sao cho mức lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình là lớn nhất.
Tính độc quyền của thị trường thuỷ sản.
Trên thị trường thuỷ sản ta thấy thường chỉ tồn tại dạng độc quyền nhất thời. Tính chất độc quyền này do trình độ sản xuất của ngành thuỷ sản chưa cao mang lại,thêm vào đó ngành thuỷ sản lại là ngành sản xuất phân tán ở nhiều vùng trên cả nước dẫn tới tình trạng độc quyền nhất thời là không tránh khỏi.
Ta hiểu, độc quyền nhất thời trên thị trường thuỷ sản như sau: Với một hệ thống các cơ sở sản xuất thuỷ sản phân bố ở khắp nơi trên cả nước, trong khi đó trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngành thuỷ sản nói riêng cón thấp dẫn tới trang thiết bị vận chuyển, cơ sở chế biến còn thiếu thốn lạc hậu, cả một vùng rộng lớn sản xuất và đánh bắt mới có một cơ sở mua gom, chế biến. Điều này dẫn tới sự độc quyền trong mua gom sản phẩm và phân phối các sản phẩm chế biến của các cơ sơ nói trên. Tuy nhiên, đây chỉ là tình trạng độc quyền nhất thời, khi trình độ phát triển của nền kinh tế cao hơn, sự trang bị cho ngành thuỷ sản hiện đại hơn, trình độ sản xuất, đánh bắt cũng như chế biến của ngành thuỷ sản ở mức độ hiện đại hơn, các cơ sở mua gom được xây dựng nhiều hơn thì tình trạng độc quyền này sẽ mất đi và như vậy việc ép giá của người mua với người sản xuất, nuôi trồng sẽ không còn nữa, tiến tới một thị trường cạnh tranh hoàn hoả cho sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam.
Thị trường sản phẩm trong nước còn mang tính nhỏ, lẻ.
Với vị thế của hệ thống bờ biển và sông ngòi, ao hồ của Việt Nam dẫn tới các cơ sở sản xuất thuỷ sản phân bố rộng khắp trên cả nước. Trình độ phát triển của ngành thuỷ sản chưa cao làm cho hệ thống thị trường sản phẩm thuỷ sản cũng phân bố rộng khắp trên cả nước với tính chất là nhỏ và lẻ. ở trong nước, sản phẩm thuỷ sản được bán chủ yếu tại các chợ ở các địa phương với quy mô không lớn. Các khu chế biến cung ứng sản phẩm thuỷ sản lớn chưa được hình thành hay đang manh nha, không đáng kể. Do vậy, hình thành nên một mạng lưới hệ thống thị trường nhỏ và lẻ phân bố rộng trên các vùng trong cả nước.
chương iii
thị trường sản phẩm thuỷ sản
thực trạng và tiềm năng
I- thị trường nội địa.
1- Cung - cầu và giá của các sản phẩm thuỷ sản trong nước.
Trong một vài năm gần đây, ngành thuỷ sản Việt Nam phát triển rất mạnh vươn lên là một ngành lớn trong hệ thống kinh tế của cả nước. Năm 2000,tỷ trọng xuất khẩu thuỷ sản đạt 1.4 tỷ USD chiếm tỷ trọng gần 10% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đến năm 2003,ngành thuỷ sản quyết tâm đạt chỉ tiêu 2.3 tỷ USD đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thuỷ sản. Tuy vậy, có một thực trạng đặt ra là ngành thuỷ sản đã quá chú trọng tới xuất khẩu, trong khi đó theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia của FAO tiến hành tại Việt Nam từ cuối 2001 đến nay, thông qua 85 cuộc phỏng vấn và 2000 cuộc điều tra mẫu với các đối tượng người tiêu dùng khác nhau ở 12 tỉnh, thành của cả ba miền thì có tới 70% lượng thuỷ sản hàng năm được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Như vậy, có thể khẳng định thị trường trong nước cho sản phẩm thuỷ sản là rất lớn, cần được chú trọng phát triển.
Vì là nghiên cứu nhấn mạnh vào thị trường trong nước nên người ta đặc biệt quan tâm đến các vấn đề vốn dĩ còn yếu kém của Việt Nam như cách tiếp cận thị trường ở ngay tại vùng nuôi, cảng cá cũng như nhu cầu và tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản ở cấp độ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động của người bán sỉ, lẻ và các cơ sở chế biến. Tính đến năm 2002, tổng số dân cả nước khoảng 80 triệu(17 triệu hộ gia đình), trong đó có khoảng 62.315 triệu người ( chiếm 77%) đang sống ở vùng nông thôn, cho thấy phần lớn người tiêu dùng trong nước hiện đang sống ở vùng nông thôn. Về mặt dân tộc, tôn giáo không thấy có rào cản hay hạn chế nào đối với người tiêu thụ thuỷ sản vì phần lớn dân cư thuộc dân tộc Kinh và theo đạo Phật hay các tôn giáo khác. Tất cả những khía cạnh này tạo ra cơ sở có lợi cho tiêu thụ thuỷ sản trong người tiêu dùng nội địa dựa vào nghề nghiệp và thu nhập của người dân, đặc biệt là phải ưu tiên cho chiến lược phát triển thị trường vào người tiêu dùng ở đô thị và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của họ.
Xét về hành vi tiêu thụ thuỷ sản của người tiêu dùng dựa vào thói quen ăn uống thì hộ gia đình được coi là đơn vị tiêu dùng cơ bản, hầu hết các thành viên trong gia đình ăn tại nhà(95% thành viên có mặt trong bữa tối) do đó thường thấy hành vi tiêu thụ thuỷ sản trong mô hình tiêu thụ hộ gia đình. Ngoài ra có tới 34.4% số người ăn ở các hàng ăn bình dân. Từ đấy cho thấy rằng, sản phẩm thuỷ sản được chấp nhận rộng rãi trong người tiêu dùng. Có tới 79.7% số người rất thích ăn cá và không có sự khác biệt về vùng, miền nơi họ đang sống, chỉ có một số rất ít nói rằng họ không thích.
Vậy mô hình tiêu thụ thuỷ sản nào là phù hợp với người tiêu dùng trong nước? Về tần suất mua hàng, trong một gia đình người phụ nữ thường đảm trách vai trò này ( 83.8%). Cứ hai ngày người ta đi mua...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quỹ đầu tư tín thác trong việc tạo vốn cho thị trường bất động sản tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đầu tư cá nhân trên thị trường bất động sản khu vực Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
E Đầu tư cho nghiên cứu thị trường tại công ty TNHH Yamagta Luận văn Kinh tế 0
M Hoạch định chiến lược thâm nhập thị trường Đà Nẵng cho sản phẩm uPVC tại nhà máy Nhựa và FRP (VPF) thuộc công ty cổ phẩn đầu tư và sản xuất Việt Hàn Luận văn Kinh tế 0
L đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Lập danh mục đầu tư các cổ phiếu ngành bất động sản trên thị trường Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Công nghệ thông tin 2
S Giải pháp đầu tư tại Công ty Dệt - May Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
E Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top