daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

1. Nhucầuthựctếcủađềtài:
0983.785.038
PGS.TS. Đinh Minh Diệm
Lý do chọn đề tài này do em thấy máy trục nói chung hay cầu trục là một loại máy nâng và vận chuyển, một trong những phương tiện quan trọng của việc cơ giới hóa các quá trình sản xuất trong các nghành kinh tế quốc dân.
Máy chủ yếu được ứng dụng trong một số ngành như xếp dỡ hàng hoá ở các bến cảng nhà ga, đường sắt, trong công nghiệp xây dựng nhà ở, trong các nhà máy luyện kim, xây dựng công nghiệp và quốc phòng..
Nhìn chung máy có kết cấu khá lớn với nhiều chi tiết khá phức tạp.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp:
Đây là đề tài thường thấy trong thực tế, xuất hiện rất nhiều ở các nhà máy, kho bãi, các cơ sở sản xuất và lắp ráp cơ khí. Cầu trục 10 tấn là thiết bị nâng hạ khá phổ biến, giúp giảm được sức lao động của người công nhân khi làm việc, qua đó nâng cao năng suất lao động. Thiết bị thường nâng hạ các vật nặng, di chuyển trên cao nên yêu cầu về tính an toàn cho người và vật là rất cao.
Như vậy cầu trục 10 tấn được thiết kế là nhu cầu cần thiết trong ngành công nghiệp nặng, để giải quyết một số vấn đề và là phương tiện quan trọng của việc cơ giới hóa các quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân.
Nội dung đề tài đã thực hiện :
 Số trang thuyết minh : 124 trang  Số bản vẽ: : 8 A0
DUT-LRCC
3. Kết quả đã đạt được:
Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
- Tổng quan về các thiết bị nâng chuyển.
- Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế cho cầu trục.
- Tính toán thiết kế cơ cấu nâng, cơ cấu di chuyển xe lăn, di chuyển cầu trục. - Tính kế cấu kim loại của cầu trục.
- Lập QTCN gia công chi tiết trục II của hộp giảm tốc.
- Qui trình lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng máy, an toàn lao động.
Các bản vẽ, đồ thị ( ghi rõ các loại và kích thước bản vẽ ):
- Bản vẽ các phương án và phương án lựa chọn (1A0). - Bản vẽ sơ đồ động (1A0).
- Bản vẽ kết cấu toàn máy (2A0).
- Bản vẽ cụm máy chủ yếu (2A0).
- Bản vẽ một số chi tiết của máy (1A0). - Bản vẽ QTCN chế tạo (1A0).
Đà Nẵng, Ngày 21 tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện
Võ Văn Huy
DUT-LRCC

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế cầu trục 10T GVHD: PGS.TS Đinh Minh Diệm
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC THIẾT BỊ NÂNG CHUYỂN
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG.
Máy trục là một loại máy nâng và vận chuyển, một trong những phương tiện quan trọng của việc cơ giới hóa các quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân.
Ở các nước tiên tiến, ngành máy nâng chuyển là một ngành công nghiệp phát triển tương ứng ngày càng cao về thiết bị vận chuyển của các ngành kinh tế quốc dân. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, luôn mong muốn nâng cao năng suất lao động, do vậy phải phát triển và không ngừng cải tiến kỹ thuật máy nâng & vận chuyển.
Công nghiệp xây dựng trước kia rất ít cầu trục, ngày nay khi xây dựng các tòa nhà cao tầng thì cầu trục là không thể thiếu, trong thời kỳ hội nhập thì các thiết bị nâng chuyển được chú trọng và không ngừng cải tiến kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu của ngành xây dựng.
Trong ngành công nghiệp mỏ thì cần có các loại thang tải, xe kíp băng tải...
Hình 1.1 Băng tải
Trong ngành luyện kim có những cần trục nặng phục vụ kho chứa quặng và
nhiên liệu...
SVTH: Võ Văn Huy. Lớp 12C1B Trang 1
DUT-LRCC

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế cầu trục 10T GVHD: PGS.TS Đinh Minh Diệm
Hình 1.2 Cần trục loại lớn.
Máy nâng và vận chuyển phục vụ nhà ở, những nhà công cộng, các cửa hiệu
lớn và các ga tàu điện ngầm như thang máy, trong đó có thang điện cao tốc cho các nhà cao tầng, buồng chở người và thang điện liên tục, trong các siêu thị người ta dùng rất nhiều các cầu thang cuốn...
SVTH: Võ Văn Huy. Lớp 12C1B
Trang 2
Hình 1.3 Thang tải
DUT-LRCC

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế cầu trục 10T GVHD: PGS.TS Đinh Minh Diệm
Trong nhà máy hay phân xưởng cơ khí thì người ta trang bị nhiều máy nâng chuyển di động như cần trục, cầu trục, cổng trục dùng điện hay khí nén, huỷ lực năng suất cao để di chuyển các chi tiết máy hay máy...
Hình 1.4 Cổng trục 10 tấn
Hình 1.5 Cầu trục
Ngành máy nâng và vận chuyển hiện đại đang thực hiện rộng rãi việc cơ giới
hoá quá trình vận chuyển trong các ngành công nghiệp và kinh tế quốc dân. Sự phát triển của kỹ thuật nâng – vận chuyển phải theo cải tiến các máy móc, tinh xảo hơn, giảm nhẹ trọng lượng, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sử dụng, tăng mức sản
SVTH: Võ Văn Huy. Lớp 12C1B Trang 3
DUT-LRCC

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế cầu trục 10T GVHD: PGS.TS Đinh Minh Diệm
xuất, đơn giản hoá và tự động hoá việc điều khiển và chế tạo những máy mới nhiều hiệu quả để thoả mãn yêu cầu ngày một tăng của nền kinh tế quốc dân.
Ở nước ta, máy nâng và vận chuyển cũng đã sử dụng rộng rãi trong một số ngành như xếp dỡ hàng hoá ở các bến cảng nhà ga và đường sắt, trong công nghiệp xây dựng nhà ở, trong các nhà máy luyện kim và lâm nghiệp, xây dựng công nghiệp và quốc phòng.... Trong tình hình kinh tế phát triển như hiện nay, máy nâng và vận chuyển ngày càng trở thành nhu cầu cấp bách do nhu cầu sản xuất ngày càng cao.
1.2. PHÂN LOẠI MÁY NÂNG CHUYỂN.
1.2.1. Căn cứ vào chuyển động chính: Chia làm hai loại
- Máy nâng
- Máy vận chuyển liên tục
1.2.2. Căn cứ vào cấu tạo và nguyên tắc làm việc: - Cầu trục
- Cổng trục
- Cần trục tháp
- Cần trục quay di động (cần trục ô tô, bánh lốp, bánh xích) - Cần trục cột buồm và cần trục cột quay
- Cần trục chân đế và cần trục nối
- Cần trục cáp
1.3. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA MÁY TRỤC.
Đặc tính của máy trục được biểu thị bằng những thông số cơ bản sau: - Tải trọng nâng Q:
+ Tải trọng nâng là đặc tính cơ bản của máy trục, biểu thị bằng T hay N.
+ Tải trọng nâng gồm trọng lượng của vật cộng với trọng lượng của cơ cấu móc hàng. Tải trọng nâng có giới hạn rất lớn từ vài T đến hàng chục ngàn T. Trong thực tế sử dụng để thuận tiện người ta dùng đơn vị khối lượng: Kg, tấn.
- Chiều cao nâng hạ H (m):
Chiều cao nâng là khoảng cách từ mặt sàn, bãi làm việc của máy trục
đến vị trí cao nhất của cơ cấu móc.
- Tốc độ làm việc V(m/ph hay m/s):
Tốc độ làm việc xác định theo điều kiện làm việc và theo từng loại máy trục. Tốc độ nâng hàng nằm trong giới hạn từ 10-30 (m/ph).
- Khẩu độ L(m):
SVTH: Võ Văn Huy. Lớp 12C1B Trang 4
DUT-LRCC

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế cầu trục 10T GVHD: PGS.TS Đinh Minh Diệm
Đây là thông số biểu thị phạm vi hoạt động của máy trục, khẩu độ L của cần trục hay cổng trục là khoảng cách từ tâm bánh xe di chuyển này đến tâm bánh xe di chuyển kia.
1.4. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA MÁY TRỤC.
Máy trục làm việc theo chế độ ngắn hạn, lặp đi lặp lại. Bộ phận làm việc, bộ phận nâng hạ, di chuyển qua lại theo chu kỳ. Ngoài thời gian làm việc có thời gian dừng máy, tức là động cơ tắt. Thời gian dừng dùng để sử dụng móc hay tháo vật để chuẩn bị cho các thời kỳ tiếp theo. Ngoài ra, mỗi quá trình chuyển động qua lại có thể phân ra các thời kỳ chuyển động không ổn định, mở máy, phanh và thời kỳ ổn định. 1.4.1. Chế độ nhẹ:
Đặc điểm của chế độ nhẹ là hệ số sử dụng trọng tải thấp, kq0,5. Cường độ làm việc của động cơ nhỏ, trung bình khoảng 15%, số lần mở máy trong một giờ dưới 60 lần và có nhiều quảng ngắt lâu. Trong nhóm này có cơ cấu nâng và cơ cấu di chuyển của cần trục sửa chửa, cần trục đặt trong không gian máy, cơ cấu di chuyển cần của các cần trục xây dựng và cần trục cảng, vv...
1.4.2. Chế độ trung bình:
Đặc điểm của các cơ cấu chế độ trung bình là chúng làm việc với trọng tải khác nhau, hệ số sử dụng trọng tải, vận tốc làm việc trung bình. Cường độ làm việc khoảng 25% số lần mở máy trong một giờ đến 120 lần. Trong nhóm máy này có các cơ cấu nâng và di chuyển cần trục trong các phân xưởng cơ khí và lắp ráp, cơ cấu quay của cần trục và palăng điện.
1.4.3. Chế độ nặng:
Đặc điểm của chế độ nặng là hệ số sử dụng tải cao, kq=1, vận tốc làm việc lớn cường độ làm việc 40%, số lần mở máy trong 1 giờ là 240 lần. Trong nhóm này có tất cả các cơ cấu cần trục ở phân xưởng công nghệ, ở kho các nhà máy sản xuất hàng loại lớn, cơ cấu nâng của cần trục xây dựng.
1.4.4. Chế độ rất nặng:
Đặc điểm là cơ cấu thường xuyên làm việc tải trọng danh nghĩa kq=1, vận tốc cao. Cường độ làm việc trong khoảng 40-60%, số lần mở máy trong 1 giờ là 360 lần. Thuộc nhóm máy này là tất cả các cơ cấu cần trục ở phân xưởng công nghệ và các kho thuộc ngành luyện kim.
Khi tính toán các cơ cấu máy trục người ta phân biệt ba trường hợp tải trọng, tính toán đối với trạng thi làm việc và trạng thái không làm việc của máy trục như sau:
SVTH: Võ Văn Huy. Lớp 12C1B Trang 5
DUT-LRCC

Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế cầu trục 10T GVHD: PGS.TS Đinh Minh Diệm
Trường hợp 1: Tải trọng bình thường của trạng thái làm việc bao gồm trọng lượng danh nghĩa của vật nâng và bộ phận mang, trọng lượng bản thân máy, các tải trọng động trong quá trình mở và hãm cơ cấu.
Trường hợp 2: Tải trọng lớn nhất của trạng thái làm việc bao gồm trọng lượng danh nghĩa của vật nâng và bộ phận mang, trọng lượng bản thân máy, tải trọng động lớn xuất hiện khi mở máy, và phanh đột ngột, hay khi mất điện, có điện bất ngờ tải trọng gió lớn nhất khi làm việc và tải trọng do độ dốc lớn nhất có thể
Các trị số tải trọng lớn nhất của trạng thái làm việc thường hạn chế bởi những điều kiện bên ngoài như sự trượt trơn của bánh xe trên ray, trị số momen phanh lớn nhất, momen giới hạn của khớp nối...vv. Đối với trường hợp này tất cả các chi tiết trong cơ cấu được tính theo sức bền tĩnh.
Trường hợp 3: Tải trọng lớn nhất của trạng thái không làm việc của máy đặt ngoài trời, bao gồm trọng lượng bản thân, tải trọng gió lớn nhất trọng trạng thái không làm việc và tải trọng do độ dốc của đường. Đối với trường hợp này chỉ tính toán cho các chi tiết của bộ phận hãm gió, các thiết bị phanh hãm và cơ cấu thay đổi tầm với. Tải trọng tương đương xác định theo các đồ thị gia tải cơ cấu theo thời gian.
Hình 1.6 Đồ thị tải trọng trung bình các cơ cấu máy trục chế độ nặng.
SVTH: Võ Văn Huy. Lớp 12C1B Trang 6

vậy k1, k2 là hệ số tính đến mức độ quan trọng của các cơ cấu và điều kiện làm việc của khớp nối xác định theo công bảng 9-2[6].
3.3.2 Móc và ổ móc treo:
Móc treo được tiêu chuẩn hoá về hình dạng và tải trọng, nếu không sử dụng theo tiêu chuẩn thì phải tinh toán và kiểm tra
Sử dụng loại móc rèn đơn: vật liệu chế tạo móc là thép C5 thường hoá có σb= 520N/mm2.và σch=270N/mm2.
Các kích thước của móc thể hiện như hình 3.1
- đường kính miệng móc a=180mm
- l1=615mm.
- l2=155mm.
- Tiết diện tại vị trí A-A và B-B là giống nhau.
b =100mm b1 = 40mm. h =140mm
Đường kính phần cắt ren dr = 75mm. d0 = 90mm
t = 6mm(bước ren) Chiều dài phần ren lr=100mm
Tại tiết diện ngang A-A chịu đồng thời uốn và kéo ứng suất lớn nhất xuất hiện ở phía
trong (vị trí số 1 trên hình vẽ ).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top