fed_fish

New Member

Download miễn phí Đề tài Thiết kế chung cư 9 tầng - Gia lộc - Hải Dương





Chương 1: Giới thiệu chung 1

1.1.Giới thiệu công trình 1

1.2.Giải pháp về kiến trúc 1

1.2.1.Giải pháp mặt bằng 1

1.2.2.Giải pháp mặt đứng 1

1.2.3.Giải pháp giao thông công trình 2

1.2.4.Giải pháp thông gió, chiếu sáng 2

1.2.5.Giải pháp cấp điện trong công trình 2

1.2.6.Giải pháp cấp nước 3

1.2.7.Giải pháp thoát nước 3

1.2.8.Giải pháp sử lý rác thải 3

1.2.9.Hệ thống phòng hoả và cứu hoả 3

1.2.9.1.Hê thống báo cháy 3

1.2.9.2.Hệ thống cứu hoả 3

1.2.10.Hê thống chống sét và nối đất 3

Chương 2: Lựa chọn giải pháp kết cấu 4

2.1.Giải pháp kết cấu 4

2.1.1.Sơ bộ phương án kết cấu 4

2.1.1.1.Phân tích các dạng kết cấu 4

2.1.2. Phương pháp tính toán hệ kết cấu 5

2.1.2.1.Sơ đồ tính 5

2.1.3.Lựa chọn phương án móng 6

2.1.3.1.Phương án móng nông 6

2.1.3.2.Phương án móng cọc(cọc ép) 6

2.1.3.3.Phương án cọc khoan nhồi 6

2.1.4.Sơ bộ kích thước tiết diện 7

2.1.4.1.Chọn kích thước tiết diện sàn 7

2.1.4.2.Chọn kích thước tiết diện dầm 7

2.1.4.3.Chọn kích thước tiết diện cột 8

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Cốt thép dầm được đặt trước sau đó đặt thép sàn.
- Cách lắp dựng: dùng phương pháp buộc tại chỗ và thi công trước đối với các dầm lớn, với các dầm nhỏ cũng buộc tại chỗ bằng cách luồn lớp cốt dọc ở dưới qua các dầm lớn sau đó đặt cốt dọc lớp trên rồi luồn đai để buộc. Trước khi lắp dựng cốt thép cũng như trước khi đặt hạ khung thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ được đúc sẵn vào các vị trí cần thiết tại đáy ván khuôn.
- Cách căn chỉnh kiểm tra vị trí và cao độ:
+ Kiểm tra vị trí của dầm: Dùng máy kinh vĩ. Sau khi đặt máy tại mốc của trục cần kiểm tra, căn chỉnh máy và khoá bàn độ ngang. Ta quay ống kính của máy để cho dây đứng cùng dây chữ thập của ống kính trùng tim cột (tức là tim dầm) ở cốt 0.00, sau đó quay ống kính của máy theo phương đứng đến đầu trên của cột đang thi công dàm sàn tầng trên. Dùng sơn đỏ vạch tim dầm cần thi công. Dự vào dấu ta xác định được tim ván đáy dầm và vị trí đặt ván thành của dầm ( dùng thước thép đo từ tim sang hai bên) - căn cứ vào dấu ở ván khuôn ta căn chỉnh vị trí của cốt thép dọc của dầm.
+ Kiểm tra cao độ đáy dầm: Dùng thước thép đo theo phương dây dọi của từng cốt, đo dầm từ cốt 0.00 cho từng tầng với khoảng cách là chiều cao của cột và dùng sơn đỏ để đánh dấu cốt đáy dầm. Từ cao độ đáy ván khuôn dầm đặt con kê có chiều dày đúng bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ ta căn chỉnh được cao độ cốt thép của dầm.
10.5.2.3.Cốt thép sàn.
- Cách lắp dựng: cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt ván khuôn. Trước tiên dùng thước thép căng theo các cạnh của ô sàn thép bước cốt thép lấy phấn đánh dấu vị trí cốt thép lên mặt ván khuôn sàn. Sau đó rải các thanh thép chịu mômen dương trước thành lưới theo đúng vị trí đánh dấu. Tiếp theo là thép chịu mômen âm và cốt thép cấu tạo của nó. Cần có sàn công tác và hạn chế tránh đi lại trên sàn để tránh dẫm bẹp thép trong quá trình thi công. Sau khi lắp dựng cốt thép sàn phải dùng các con kê bằng bê tông có gắn râu thép có chiều dày đúng bằng chiều dày lớp bê tông bảo vệ vào các mặt lưới của cốt thép sàn.
- Cách căn chỉnh và kiểm tra vị trí và cao độ:
Dùng thước thép kiểm tra vị trí của các thanh thép có trong sàn.
10.5.2.4.Cốt thép móng.
- Cốt thép được làm sạch, được gia công sẵn thành từng loại dựa vào bảng thống kê thép móng. Mỗi loại được xếp riêng và có gắn các mẩu gỗ đánh số hiệu thép của loại đó.
- Sau đó, cốt thép được gia công thành lưới hay khung theo thiết kế và được xếp gần miệng móng. Các lưới thép này nhờ cần trục bánh hơi cẩu xuống hố móng. Người công nhân đứng trong hố móng sẽ điều chỉnh cho cốt thép đặt đúng vị trí.
10.5.2.5. Kiểm tra nghiệm thu cốt thép sau khi gia công và sau khi lắp dựng.
- Kiểm tra sản phẩm thép sau khi gia công:
+ Kiểm tra mác thép: Lấy mẫu thép đi thí nghiệm kéo, nén.
+ kiểm tra đường kính cốt thép: Kiểm tra theo chứng chỉ xuất xưởng, với thép tròn trơn dùng thước kẹp, thước tròn gai dùng cân trọng lượng để quy đổi ra đường kính.
+ Kiểm tra hình dạng, kích thước có đúng số hiệu thép thiết kế không.
+ Kiểm tra mối nối và chất lượng mối nối.
- Kiểm tra sau khi lắp dựng:
+ Kiểm tra số lượng cốt thép có đủ theo thiết kế không.
+ Kiểm tra khoảng cách giữa các lớp cốt thép, giữa các thanh thép có đúng thiết kế không.
+ Kiểm tra vị trí mối nối có đảm bảo thiết kế không.
+ Kiểm tra chi tiết cốt thép chèn sẵn, cốt thép liên kết đã đặt hay chưa.
10.5.3. Công tác ván khuôn (cốp pha).
10.5.3.1. Cách lắp dựng ván khuôn cột.
- Cách lấy dấu vị trí ván khuôn cột: Khi ghép ván khuôn việc định vị chính xác tim cột theo các mốc vạch sẵn khá khó khăn, do vậy trước khi ghép ván khuôn cột ta đổ một lớp bê tông đáy cột dày 5 cm. Để đổ lớp bê tông này ta đóng các khung gỗ có kích thước mép trong bằng kích thước tiết diện cột cần đổ, sau đó đặt khung gỗ vào vị trí chân cột, xác định tim cốt cột chính xác rồi đổ bê tông. Cường độ của lớp bê tông chân cột này lớn hơn cường độ bê tông cột một cấp mác. Việc đổ trước bê tông đáy cột có rất nhiều tác dụng:
+ Làm công việc ghép ván khuôn nhanh và rất thuận tiện.
+ Không những giúp cho ghép ván khuôn chính xác vào vị trí mà còn làm giảm thời gian căn chỉnh tim cột.
- Cách lắp dựng và cố định ván khuôn cột:
+ Trước tiên kiểm tra lại cốt thép, dọn vệ sinh chân cột trước khi tiến hành ghép
ván khuôn.
+ Buộc các con kê bằng bê tông có hai râu thép vào cốt thép dọc. Các con kê được chế tạo trực tiếp tại công trường có chiều dày bằng chiều dày của lớp bê tông bảo vệ.
+ Dựng các tấm ván khuôn đã được liên kết thành mảng vào vị trí. Dùng các liên kết (chốt) liên kết các mảng lại với nhau.
+ Tiến hành lắp dựng gông cột theo thiết kế (khoảng cách các gông là 80 cm).
+ Sau khi ghép ván khuôn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cột . Dùng các dây căng bằng thép f6 có tăng đơ giằng bốn phía để điều chỉnh ván khuôn vào vị trí thẳng đứng. Các dây căng một đầu được buộc vào gông thép đầu kia buộc vào các móc thép f6 được chôn sẵn khi đổ bê tông sàn. Giữa các cột luôn được liên kết với nhau bằng hệ các thanh giằng.
- Cách lấy dấu cao độ đầu cột: Để lấy dấu được cao độ đầu cột dùng máy kinh vĩ căn chỉnh hướng ngắn về phía tim cột. Giữ nguyên vị trí máy đứng quét ống kính theo phương thẳng đứng, trên phương thẳng đứng đó lấy thước thép đo khoảng cách từ chân cột đi lên một khoảng bằng chiều cao của cột. Đánh dấy lấy vị trí đó chính là cao độ đầu cột cần xác định.
- Kiểm tra ván khuôn cột: Khi lắp dựng xong ván khuôn cột cần kiểm tra ván
khuôn cột thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước thiết kế của kết cấu.
+ Đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp không gây khó khăn cho việc đặt cốt thép, đổ và đầm bê tông.
+ Ván khuôn phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng, bảo vệ cho bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
+ Ván khuôn khi tiếp xúc với bê tông cần được chống dính bằng dầu bôi trơn.
+ Ván khuôn thành bên của cột nên lắp dựng sao cho phù hợp với việc tháo dỡ sớm mà không ảnh hưởng đến các phần ván khuôn đà giáo còn lưu lại để trống đỡ.
+ Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng không bị trượt, không bị biến dạng và lún khi chịu tải trọng trong quá trình thi công.
+ Trong quá trình lắp, dựng ván khuôn cần cấu tạo 1 số lỗ thích hợp ở phía dưới để khi cọ rửa mặt nền nước và rác bẩn thoát ra ngoài.
+ Khi lắp dựng ván khuôn, đà giáo sai số cho phép phải tuân theo quy phạm.
10.5.3.2. Cách lắp dựng ván khuôn dầm.
- Cách lấy dấu vị trí và cao độ của dầm: Sau khi đổ cột xong được hai ngày thì tiến hành ghép ván khuôn dầm. Vì vậy cao độ đầu trên của cột chính là cao độ đáy dầm, dầm được kê trực tiếp lên cột và tim của cột chính là tim của dầm (đã nêu ở mục 5.2.2).
- Trình tự lắp ván khuôn dầm.
+ Xác định chiều cao của cây chống, đóng các thanh gạn và các văng chống để tạo thành cây chống chữ T.
+ Tiến hành dựng cây chống chữ T để lắp tấm đáy dầm, khoảng cách giữa các cây chống là 100 cm, đế cây chống được lót bằng tấm nêm và ván gỗ để điều chỉnh chiều cao cây chống.
+ Đóng các thanh gỗ dọc, ngang để giằng các cây chống lại với nhau.
+ Lắp các tấm thành dầm và các thanh chống thành dầm.
+ Các cây chống có thể giằng trực tiếp với nhau (nếu khoảng cách giữa chúng nhỏ) hay có thể giằng với các cây chống đỡ gạn sàn.
10.5.3.3. Cách lắp dựng ván khuôn sàn, bản thang.
- Cách lắy dấu cao độ ván khuôn sàn: Cao độ đáy sàn là cao độ mặt trên của dầm. Vì vậy sau khi lắp dựng và căn chỉnh cao độ của dầm xong, thì đồng thời xác định được cao độ đáy sàn ( tức cao độ mặt ván khuôn sàn) ở bốn cạnh. Dùng thước thép 1 mm kéo căng qua các thành dầm đối diện để kiểm tra và căn chỉnh cao độ mặt ván khuôn sàn.
- Trình tự lắp ván khuôn sàn:
+ Khi ván khuôn dầm đã đựơc lắp dựng ta tiến hành dải các tấm ván sàn. Hai đầu tấm ván sàn nằm tựa lên ván thành dầm.
+ Lần lượt dải các tám ván sàn theo từng ô sàn.
+ Khi lắp các tấm sàn đồng thời ta lắp các tấm gạn đỡ sàn, khoảng cách giữa chúng là 100 cm, phía dưới các tấm gạn đều có các cây chống để chống. Các cây chống đỡ gạn được liên kết với nhau bằng hệ giằng dọc và giằng chéo.
+ Kiểm tra cốt và phẳng mặt ván khuôn, nếu sai lệch được điều chỉnh bằng các nêm gỗ đỡ các cây chống.
+ Phía trên các tấm sàn ta dải các tấm nilông (hay vải rứa) để cho kín khít bề
mặt và đáy sàn được bằng phẳng khi đổ bê tông.
10.5.3.4. Cách lắp dựng ván khuôn thang máy.
- Cách lấy dấu ván khuôn thang máy: Như ở trên ta đã xác định được 8 điểmvà lấy dấu đó là các điểm góc trong, góc ngoài của thang máy. Ta nối các điểm góc trong lại với nhau thì được vị trí mặt ván khuôn trong, nối các điểm góc ngoài với nhau được vị trí mặt ván khuôn ngoài.
- Trình tự lắp dựng ván khuôn vách:
+ Các tấm ván khuôn vách thang sẽ được tổ hợp thành mảng lớn theo cách mặt bên của vách. Để đảm bảo cho ván thành giữ được ổn định trong suốt quá trình thi công ta chế tạo hệ khung xương gia cường mặt ngoài bằng thép hình như ống thép đen f40, thép C100, ở giữa là các ti thép f18, bọc ngoài bởi các ống nhựa cứng f22, bên ngoài ti thép có ren hai đầu bắt bulông. Hệ cây chống được tổ hợp từ các ống th...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top