Brodee

New Member

Download miễn phí Đề tài Thiết kế chung cư cao tầng 41 Điện Biên Phủ - Số 41 đường Điện Biên Phủ - Thành phố Hồ Chí Minh





NỘI DUNG TRANG

PHẦN KIẾN TRÚC 9

I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH 10

II-NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TRÌNH 11

III CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CỦA CÔNG TRÌNH 11

III.1 Giải pháp thông gió, chiếu sáng 11

III.2. Cung cấp điện 12

III.3. Hệ thống chống sét và nối đất 12

III.4. Cấp thoát nước 12

III.5. Cứu hoả 13

IV. PHƯƠNG ÁN DỰ TRÙ KẾT CẤU 13

 

PHẦN KẾT CẤU 14

CHƯƠNG I: CHỌN PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU 15

I.1. ĐẶC ĐIỂM THIẾT KẾ KẾT CẤU NHÀ CAO TẦNG 15

I.1.1.Tải trọng ngang 15

I.1.2. Chuyển vị ngang 15

I.1.3. Giảm trọng lượng bản thân 16

I.2. PHƯƠNG ÁN KẾT CẤU 16

I.2.1. Kết cấu thuần khung 16

I.2.2. Kết cấu khung lõi 16

I.3.SƠ BỘ CHỌN KÍCH THƯỚC TIẾT DIỆN 17

I.3.1.Xác định chiều dày bản 17

I.3.2.Xác định tiết diện dầm 17

I.3.3. Chọn tiết diện cột 19

CHƯƠNG II: TẢI TRỌNG VÀ NỘI LỰC 21

II.1.TẢI TRỌNG THẲNG ĐỨNG LÊN SÀN 21

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


vừa. Lớp cuối cùng là lớp sỏi cuội chặt vừa nên chỉ có thể dùng phương pháp 3 là hợp lý.
Xét cả về mặt thi công, về mặt kinh tế và dựa vào các phương pháp phổ biến trên thị trường, ta chọn phương án thi công là khoan cọc nhồi sử dụng dung dịch Betonite giữ vách, khoan đất bằng khoan gầu xoắn. Trong trường hợp gặp các loại đất phức tạp có thể thay đổi đầu khoan cho phù hợp với tường loại đất.
II.2. quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi bằng phương pháp gầu xoắn trong dung dịch bentonite
Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi được thể hiện trình tự công việc theo sơ đồ sau
II.2.1.Công tác chuẩn bị
- Để việc thi công cọc khoan nhồi đạt hiệu quả cao thì phải điều tra khả năng vận chuyển, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tiếng ồn cà chấn động, tiến hành điều tra đầy đủ các mặt về mặt bằng thi công và xung quanh khu vực xây dựng công trình v.v..
Máy thi công cọc khoan nhồi là loại thiết bị lớn, rất nặng nên nhất thiết phải điều tra đầy đủ về phương án và lộ trình vận chuyển. Phải đảm bảo có đủ diện tích ở hiện trường để lắp dựng thiết bị, ngoài ra còn phải thực hiện việc xử lý gia cố mặt đường và nền đất trong khu vực thi công để thuận tiện cho việc lắp dựng thiết bị và xe cộ di lại.
Chuẩn bị dung dịch Bentonit và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công cọc nhồi. Phải có các biện pháp hạn chế tiếng ồn và chấn động. Tuy so với đóng cọc thì khoan cọc nhồi là phương pháp thi công ít chấn động ít tiếng ồn, nhưng trên thực tế vẫn có tiếng ồn do có khá nhiều thiết bị xe máy cùng hoạt động.
Các giải pháp giảm tiếng ồn như sau :
- Giảm tiếng ồn từ động cơ nổ : chú ý hướng phát ra tiếng ồn và đặt chụp hút âm ở động cơ nổ.
- Điện khí hoá nguồn động lực : dùng động cơ điện thay cho các máy nổ, máy nén khí.
- Xây tường bao quanh hiện trường : chú ý hiệu quả việc cách âm bằng tường phụ thuộc rất nhiều vào độ cao và chất lượng làm tường. Nếu tường làm bằng vật liẹu cách âm thì hiệu quả rất tốt.
Cần chú ý xác nhận chủng loại và vị trí các vật kiến trúc ngầm và xem xét khả năng gây ảnh hưởng đến khu vực và công trình lân cận để có biện phá xử lý thích hợp.
- Trước khi khoan phải xác định vị trí tim cọc,công tác này phải được làm hết sức cẩn thận
Từ mặt bằng định vị móng của công trình lập hệ thống định vị và lưới khống chế cho công trình theo toạ độ. Các lưới định vị này được chuyển rời và cố định vào các công trình lân cận hay lập thành các mốc định vị. Các mốc này được rào chắn và bảo vệ chu đáo và liên tục kiểm tra để đề phòng xê dịch do va chạm và lún.
- Trước khi thi công phải xác định thứ tự thi công các cọc sao cho khoảng cách 2 cọc thi công liên tiếp phải lớn hơn 3 lần đường kính cọc.
- Để thi công cọc khoan nhồi được liên tục theo qui trình công nghệ phải đảm bảo các yêu cầu công nghệ sau:
II.2.1.1.Bê tông
* Yêu cầu về thành phần cấp phối
- Bê tông dùng cho cọc khoan nhồi là bê tông thương phẩm với cấp độ bền cần thiết là B25
- Đổ bê tông cọc khoan nhồi trên nguyên tắc là dùng ống dẫn (phương pháp vữa dâng) nên tỉ lệ cấp phối bê tông cũng phải phù hợp với phương pháp này (bê tông phải có đủ độ dẻo, độ dính, dễ chảy trong ống dẫn ):
+ Tỉ lệ nước xi măng được khống chế 50%.
+ Khối lượng xi măng định mức trên 350 (Kg/m3)(thường 400kg/ 1m3 bê tông).
+ Tỉ lệ cát khoảng 45%.
- Độ sụt hình nón hợp lí là 18 ±1,5 (cm) ( thường 13á18cm). Việc cung cấp bê tông phải liên tục sao cho toàn bộ thời gian đổ bê tông 1 cọc được tiến hành trong 4 giờ.
- Có thể sử dụng phụ gia để thỏa mãn các đặc tính trên của bê tông.
- Đường kính lớn nhất của cốt liệu là trị số nhỏ nhất trong các kích thước sau :
+ Một phần tư mắt ô của lồng cốt thép.
+ Một nửa lớp bảo vệ cốt thép.
+ Một phần tư đường kính trong của ống đổ bê tông.
- Để đảm bảo yêu cầu kĩ thuật phải lựa chọn nhà máy chế tạo bê tông thương phẩm có công nghệ hiện đại, các cốt liệu và nước phải sạch theo đúng yêu cầu. Cần trộn thử và kiểm tra năng lực của nhà máy và chất lượng bê tông, chọn thành phần cấp phối bê tông và các phụ gia trước khi vào cung cấp đại trà cho đổ bê tông cọc nhồi.
- Tại công trường mỗi xe bê tông thương phẩm đều phải được kiểm tra về chất lượng sơ bộ, thời điểm bắt đầu trộn và thời gian khi đổ xong bê tông, độ sụt nón cụt. Mỗi cọc phải lấy 3 tổ hợp mẫu để kiểm tra cường độ. Phải có chứng chỉ và kết quả kiểm tra cường độ của một phòng thí nghiệm đầy đủ tư cách pháp nhân và độc lập.
* Thiết bị sử dụng cho công tác bê tông:
- Bê tông trộn sẵn chở đến bằng xe chuyên dụng.
- ống dẫn bê tông từ phễu đổ xuống độ sâu yêu cầu.
- Phễu hứng bê tông từ xe đổ nối với ống dẫn.
- Giá đỡ ống và phễu.
II.2.1.2. Cốt thép
- Cốt thép được sử dụng đúng chủng loại mẫu mã được qui định trong thiết kế đã được phê duyệt, cốt thép phải có đủ chứng chỉ của nhà sản xuất và kết quả thí nghiệm của một phòng thí nghiệm độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân cho từng lô trước khi đưa vào sử dụng.
- Cốt thép được gia công, buộc, dựng thành từng lồng, dài 11.7m /1 lồng được vận chuyển và đặt lên giá gần với vị trí lắp đặt để thuận tiện cho việc thi công sau này.
- Chiều dài mối nối buộc ³ 45d (d là đường kính thép chính), mối nối buộc phải chắc chắn. Mối nối buộc của thép chính dùng dây thép buộc có đường kính 2 (mm).
- Cự li mép giữa các cốt chủ phải lớn hơn 3 lần đường kính hạt cốt liệu thô của bêtông.
- Đai tăng cường nên đặt ở mép ngoài cốt chủ, cốt chủ không có uốn móc, móc làm theo yêu cầu công nghệ thi công không được thò vào bên trong làm ảnh hưởng đến hoạt động của ống dẫn bê tông.
- Đường kính trong của lồng thép phải lớn hơn 100mm so với đường kính ngoài ở chỗ đầu nối ống dẫn bê tông.
- Để đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ cần đặt các định vị trên thanh cốt chủ cho từng mặt cắt theo chiều sâu của cọc.
- Theo TCXD 206 –1998 sai số cho phép chế tạo lồng cốt thép :
Hạng mục
Sai số cho phép (mm)
Cự li giữa các cốt chủ
± 10
Cự li cốt đai hay lò xo
± 20
Đường kính lồng cốt thép
± 10
Độ dài lồng
± 50
II.2.1.3. Dung dịch Bentonite
- Trong thi công cọc khoan nhồi dung dịch Bentonite có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cọc
+ Cao trình của dung dịch thấp, cung cấp không đủ, Bentonite bị loãng, tách nước dễ dẫn đến dễ sập thành hố khoan, đứt cọc bê tông.
+ Dung dịch quá đặc, hàm lượng cát nhiều dẫn đến khó đổ bê tông, tắc ống đổ, lượng cát lớn lắng ở mũi cọc sẽ làm giảm sức chịu tải của cọc.
- Tác dụng của dung dịch Bentonite:
+ Làm cho thành hố đào không bị sập nhờ dung dịch chui sâu vào các khe cát, khe nứt, quyện với cát rời dễ sụp lở để giữ cho cát và các vật thể vụn không bị rơi và tạo thành một màng đàn hồi bọc quanh thành vách hố giữ cho nước không thấm vào vách.
+ Tạo môi trường nặng nâng những đất đá, vụn khoan, cát vụn nổi lên mặt trên để trào hay hút khỏi hố khoan.
+ Làm chậm lại việc lắng cặn xuống của các hạt cát. ở trạng thái hạt nhỏ huyền phù nhằm dễ xử lý lắng cặn.
- Với việc sử dụng vữa sét Bentonite, thành của hố khoan được ổn định nhờ 2 yếu tố sau:
+ Dung dịch Bentonite tác dụng lên thành hố khoan một giá trị áp lực thủy tĩnh tăng dần theo chiều sâu.
+ Các hạt nhũ sét sẽ bám vào thành hố khoan xâm nhập vào các lỗ rỗng trên vách hố tạo thành một lớp màng mỏng không thấm nước và bền.
- Vì vậy việc chuẩn bị sẵn đủ dung dịch Bentonite có chất lượng tốt giữ vai trò quan trọng trong quá trình thi công và chất lượng cọc nhồi.
* Các đặc tính kĩ thuật của dung dịch Bentonite đưa vào sử dụng :
Hạng mục
Chỉ tiêu chức năng
Phương pháp kiểm tra
Khối lượng riêng
1.05á1.15
Tỉ trọng kế dung dịch sét hay Bome kế
Độ nhớt Masrh
18á45
Phương pháp phễu 500/500cc
Hàm lượng cát
< 6%
Tỉ lệ chất keo
>95%
Phương pháp đong cốc
Lượng mất nước
<30ml/30phút
công cụ đo lượng mất nước
Độ dày của áo sét
1á3mm/30 phút
công cụ đo lượng mất nước
Lực cắt tĩnh
1 phút : 20á30mg/cm2
10 phút:50á100mg/cm2
Lực kế cắt tĩnh
Tính ổn định
<0,03g/cm2
Trị số pH
7á9
Giấy thử pH
* Qui trình trộn dung dịch Bentonite:
- Qui trình trộn:
+ Đổ 80% lượng nước theo tính toán vào bể trộn.
+ Đổ từ từ lượng bột Bentonite theo thiết kế.
+ Đổ từ từ lượng phụ gia nếu có.
+ Trộn tiếp 15 á 20 phút.
+ Đổ nốt 20% lượng nước còn lại.
+ Trộn 10 phút.
+ Chuyển dung dịch Bentonite đã trộn sang thùng chứa sẵng sàng cấp cho hố khoan hay trộn với dung dịch Bentonite thu hồi đã lọc lại qua máy lọc cát để cấp lại cho hố khoan.
- Trạm trộn dung dịch khoan tại công trường bao gồm:
+ Một máy trộn bentonite.
+ Một hay nhiều bể chứa hay xilo cho phép công trường chuẩn bị dự trữ đủ đề phòng mọi sự cố về khoan. (4 bể : 1 đựng nước dự trữ, 1 đựng dung dịch vừa trộn, 2 đựng bentonite thu hồi)
+ Một máy tái sinh đảm bảo việc tách các cặn lớn bằng sàng và cát bằng cyclon hay li tâm.
* Một số chú ý khác khi sử dụng bentonite thi công cọc khoan nhồi
- Liều lượng pha trộn từ 30 á 50 Kg Bentonite /m3, tùy theo chất lượng nước.
- Nước sử dụng: nước sạch, nước máy.
- Chất bổ sung để điều chỉnh độ pH : NaHCO3 hay tương tự.
- Tùy theo trường hợp cụ thể để đạt các chỉ tiêu mà qui định đề ra có thể dùng một số chất phụ gia như: Na2CO3 (Natri Carbonate) h...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top