Download miễn phí Đề tài Thiết kế chung cư cao tầng ST15 năm Thăng long
Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.
- Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.
- Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.
- Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm.
- Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ qui định của quy phạm.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_thiet_ke_chung_cu_cao_tang_st15_nam_thang_long_vcVZ0crcQa.png /tai-lieu/de-tai-thiet-ke-chung-cu-cao-tang-st15-nam-thang-long-93004/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1.2.3.Công tác khoan tạo lỗ:
Công tác chuẩn bị:
- Đưa máy khoan vào vị trí thi công, điều chỉnh cho máy thăng bằng, thẳng đứng. Trong quá trình thi công có hai máy kinh vĩ để kiểm tra độ thẳng đứng của cần khoan
- Kiểm tra lượng dung dịch Bentônite, đường cấp Bentônite, đường thu hồi dung dịch Bentônite, máy bơm bùn, máy lọc, các máy dự phòng và đặt thêm ống bao để tăng cao trình và áp lực của dung dịch Bentônite nếu cần thiết.
-Lắp đường ống dẫn dung dịch Betonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch betonite về bể chứa. Hệ thống cung cấp và thu hồi dung dịch Bentonite bằng ống D100 bố trí thành tuyến trên mặt bằng thi công.
- Trên tuyến ống này có bố trí các họng van với khoảng cách 15- 20 m/ cái để cấp và thu Betonite cho cọc. Việc tạo áp được tiến hành bằng hệ thống các bơm đặc chủng.
- Kiểm tra, tính toán vị trí để đổ đất từ hố khoan đến các thiết bị vận chuyển lấy đất mang đi.
- Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình thi công được liên tục không gián đoạn.
b.Công tác khoan :
Công tác khoan được bắt đầu khi đã thực hiện xong các công việc chuẩn bị. Công tác khoan được thực hiện bằng máy khoan xoay. Dùng thùng khoan để lấy đất trong hố khoan đối với khu vực địa chất không phức tạp. Nếu tại vị trí khoan gặp dị vật hay khi xuống lớp cuội sỏi thì thay đổi mũi khoan cho phù hợp.
- Hạ mũi khoan vào đúng tâm cọc, kiểm tra và cho máy hoạt động.
- Đối với đất cát, cát pha tốc độ quay gầu khoan 20 - 30 vòng/phút; đối với đất sét, sét pha: 20 - 22 vòng/ phút. Khi gầu khoan đầy đất, gầu sẽ được kéo lên từ từ với tốc độ 0,3 - 0,5 m/s đảm bảo không gây ra hiệu ứng Pistông làm sập thành hố khoan. Đất được đưa đến thùng chứ và được trở đến nơi quy định. Trong quá trình khoan cần theo dõi, điều chỉnh cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng, độ nghiêng của hố khoan không được vượt qúa 1% chiều dài cọc.
- Trong quá trình khoan, cần khoan có thể được nâng lên hạ xuống 1-2 lần để giảm bớt ma sát thành và lấy đất đầy vào gầu
- Khi khoan quá chiều sâu ống vách, thành hố khoan sẽ do dung dịch Bentônite giữ. Do vậy phải cung cấp đủ dung dịch Bentônite tạo thành áp lực dư giữ thành hố khoan không bị sập, cao trình dung dịch Bentônite phải cao hơn cao trình mực nước ngầm 1 - 1,5 m.
Lưu ý: Thời gian cho công tác khoan tạo lỗ cọc nhồi tương đối lớn nên trong quá trình khoan phải kiểm tra thường xuyên chất lượng của dung dịch khoan để có biện pháp thay đổi hay bổ xung kịp thời.
- Theo dõi, kiểm tra quá trình khoan.
độ sâu các lớp địa chất cơ sở chính được kiểm tra và xác nhận bằng thước đo độ sâu và đối chứng với Báo cáo địa chất công trình, có Biểu theo dõi và ghi chép trong quá trình khoan.
- Khi khoan nếu gặp lớp đất sét có thể dùng gầu khoan kiểu buồng xoắn để lấy đất và đối với các lớp đất rời thì dùng đầu khoan thùng.
-Quá trình khoan kết thúc sau khi khoan tới độ sâu thiết kế cho phép, qua kết quả đo và được kiểm tra, ghi nhận bằng biên bản giữa các bên.
* Kiểm tra hố khoan
-Sau khi kết thúc khoan tạo lỗ 45 phút kiểm tra lại độ sâu hố khoan , nếu lớp bùn đất ở đáy lớn hơn 10 cm thì phải dùng gầu vét,vét toàn bộ các mùn khoan ở đáy hố và kiểm tra lại độ sâu hố khoan , nếu sai số độ sâu <10 cm so với lúc dừng khoan thì mới được tiến hành các công tác tiếp theo.
- Kiểm tra độ thẳng đứng và đường kính lỗ cọc: Trong quá trình trình thi công cọc khoan nhồi việc đảm bảo đường kính và độ thẳng đứng của cọc là điều then chốt để phát huy được hiệu quả chiu lực của cọc, do đó ta cần đo kiểm tra cẩn thận độ thẳng đứng và đường kính của cọc.
c) Thổi rửa, nạo vét hố khoan:
Quá trình khoan không thể đưa hết đất ra khỏi lỗ khoan, nhất là khi thay các mũi khoan phá các lớp đất cứng. Do đó, cần thổi rửa hố khoan.
Dùng áp lực máy nén khí thổi mạnh vào đáy hố khoan để đất đá lắng ở đáy trộn đều vào dung dịch Bentonite, kết hợp bơm áp lực dung dịch Bentonite vào đáy lỗ khoan để đẩy dung dịch lấn đất đá ra ngoài. Trong quá trình đó, kiểm tra lượng đất đá trong dung dịch đưa ra cho đến khi đạt hàm lượng yêu cầu thì dừng lại.
Tiến hành kiểm tra lại chiều sâu hố khoan, lượng bùn đất còn đọng lại đáy lỗ trước khi tiến hành bước tiếp theo.
- Chú ý: Trong quá trình khoan tạo lỗ, cần ghi chép đầy đủ các số liệu, có thể kèm theo chụp hình các lớp đất, chiều sâu hố khoan... để làm số liệu cho việc kiểm tra, kiểm định, bàn giao cũng như làm cơ sở cho các hồ sơ sau này.
1.2.4. Công tác cốt thép:
a) gia công lắp dựng cốt thép.
* Cách buộc cốt thép:
- Trình tự buộc như sau: Bố trí cự ly cốt chủ như thiết kế. Cố định cốt, dựng khung, sau đó đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định. Có thể gia công trước cốt đai và cốt dọc, dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt giữ khung và cốt chủ, cự ly được người thợ điều chỉnh theo đúng thiết kế. Điều cần chú ý là dùng hàn điện làm cho chất lượng thép bị giảm yếu (do nhiệt lượng cao có thể làm thay đổi các tính chất cơ lý của vật liệu) nên yêu cầu người thợ hàn phải có tay nghề cao và đã có kinh nghiệm thi công.
- Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với độ dài đã có phần kết cấu, sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối đạt đến độ dài thiết kế. Việc thi công trước cốt đai và cốt thép ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia công và lắp ráp còn phải đảm bảo có đủ cường độ để vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp. Do đó phải buộc rất nhiều khung cốt thép giống nhau nên ta cần có giá đỡ buộc thép để nâng cao hiệu suất.
* Cách gia cố để khung thép không bị biến dạng:
- Thông thường dùng dây thép buộc cốt đai vào cốt chủ, nhưng khi khung thép bị biến dạng thì dây thép dễ bị bật ra. Điều này có liên quan đến việc cẩu lắp do vậy ta bố trí 2 móc cẩu trở lên. Ngoài ra còn phải áp dụng biện pháp sau:
- Những chỗ cần thiết phải bố trí cốt dựng khung, cốt này được buộc chặt vào cốt chủ để tăng độ cứng khung. Cho dầm chống vào trong khung để gia cố và làm cứng khung, khi lắp khung cốt thép thì tháo bỏ dầm chống ra. Đặt một cột đỡ vào thành trong hay thành ngoài của khung thép.
- Đường vận chuyển cốt thép cho từng cọc sẽ được lập cụ trong biện pháp thi công cho từng cọc đảm bảo không bị chồng chéo giữa các loại cọc
- Sai số cho phép khi chế tạo lồng thép được quy định như sau:
Tên hạng mục
Sai số cho phép (mm)
1. Cự ly giữa các cốt chủ
2 . Cự ly cốt đai
3.Đường kính lồng thép
4. Độ dài lồng thép
6 10
6 20
6 10
6 50
- Để đảm bảo cẩu lắp không bị biến dạng, đặt các cốt đai tăng cường &12 khoảng cách 2m. Để đảm bảo lồng thép đặt đúng vị trí giữa lỗ khoan, xung quanh lồng thép tại các thép đai gia cường được đặt các bánh xe bằng nhựa hay bằng bê tông đúc sẵn 50mm, Mặt khác đảm bảo lớp bảo vệ cho cọc.
* Nối thép:
+ Lợi dụng cốt dựng khung của lồng thép trước để tạm thời cố định khung cốt thép vào phần trên của ống vách , nhưng tính toán ống vách có bị lún không.
+ Cốt chủ phải bố trí thận chính xác thẳng đứng.
+ Dùng máy kinh vĩ để kiểm tra độ thẳng đứng của lồng thép ở trên.
+ Chỉ được nối hàn khi đã xem xét kĩ trong hố khoan không có khí dê gây cháy nổ.
+ Toàn bộ khung thép được chia làm 4 lồng thép nên phải nối các khung 1,2,3,4.
+ Khi nối hai đầu của từng lồng tiến hành buộc cốt thép bằng dây buộc 2mm. Đoạn nối cốt thép buộc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật là: 30d – 40d
+ Chiều dày lớp bảo vệ của khung cốt thép thiết kế là: 70mm, trên các khung cốt thép cọc có gắn sẵn các bánh xe bê tông đủ độ dày bảo vệ lưới cốt thép. các bánh xe này được liên kết với thép gia cường khung (&12 khoảng cách 2m)
b) Hạ lồng thép:
Sau khi kiểm tra lớp bùn, cát lắng dưới đáy hố khoan không quá 10 cm thì tiến hành hạ, lắp đặt cốt thép. Cốt thép được hạ xuống từng lồng một, sau đó các lồng được nối với nhau bằng nối buộc, dùng thép mềm & = 2 để nối. Các lồng thép hạ trước được neo giữ tạm thời trên miệng ống vách bằng cách dùng thanh thép hay gỗ ngáng qua đai gia cường buộc sẵn cách đầu lồng khoảng 1,5 m. Dùng cẩu đưa lồng thép tiếp theo tới nối vào và tiếp tục hạ đến khi hạ xong.
- Chiều dài nối chồng thép chủ là lớn hơn 30d
- Để tránh hiện tượng đẩy nổi lồng thép trong quá trình đổ bê tông thì ta hàn 3 thanh thép hình vào lồng thép rồi hàn vào ống vách để cố định lồng thép.
- Khi hạ lồng thép phải điều chỉnh cho thẳng đứng, hạ từ từ tránh va chạm với thành hố gây sập thành khó khăn cho việc thổi rửa sau này.
1.2.5. Công tác đổ bê tông:
a) Lắp ống đổ bê tông:
Để quá trình đổ bêtông có thể kiển soát được chiều sâu của ống đổ trong bêtông là 2m như thiết kế em chọn ống đổ bê tông có đường kính 25 cm, làm thành từng đoạn dài 3 m; một số đoạn có chiều dài 2 m; 1,5 m.
Khi đó trong quá trình đổ em sẽ rút lên số chẵn ống đổ. Đầu tiên khi đổ 1 xe bêtông đầu tiên là 6m3 thì em rút 2 ống đầu tiên có chiều dài mỗi ống là 2m và đảm bảo độ sâu của ống đổ trong bê tông là 2m. Sau đó đổ xe thứ 2 thí rút dần lên một tổ hợ...