Download miễn phí Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho cơ sở xay bột ấp Lộc Hưng, Trảng Bàng – Tây Ninh
Chương I – MỞ ĐẦU
I.1. Đặt vấn đề 1
I.2. Mục tiêu của đề tài 2
I.3. Phương pháp nghiên cứu 2
I.4. Nội dung thực hiện của đề tài 3
Chương II – TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ XAY BỘT ẤP LỘC HƯNG, TRẢNG BÀNG – TÂY NINH
II.1. Giới thiệu về cơ sở xay bột 4
II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 4
II.1.2. Quy mô sản xuất 4
II.2. Nguyên vật liệu và công nghệ sản xuất bún, bánh canh 5
II.2.1. Nguyên vật liệu 5
II.2.2. Công nghệ sản xuất bún, bánh canh 5
II.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 7
II.4. Vấn đề gây ô nhiễm môi trường của cơ sở 7
Chương III – TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
III.1. Phương pháp cơ học 9
III.2. Phương pháp hoá lý – hoá học 12
III.3. Phương pháp sinh học 17
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-de_tai_thiet_ke_he_thong_xu_ly_nuoc_thai_cho_co_so_xay_bot_a_7YcjHOBmWb.png /tai-lieu/de-tai-thiet-ke-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-cho-co-so-xay-bot-ap-loc-hung-trang-bang-tay-ninh-92770/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Kinh tế nông nghiệp, tức là sử dụng nước thải để tưới ẩm và sử dụng các chất dinh dưỡng có trong chất thải để bón cho cây trồng.
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán. Vì vậy khi xây dựng và quản lý các công trình trên phải tuân theo những yêu cầu vệ sinh nhất định.
Nếu khu đất chỉ dùng để xử lý nước thải hay chứa nước thải khi cần thiết thì được gọi là bãi lọc.
Xử lý nước thải ở hồ sinh học là lợi dụng quá trình tự làm sạch của hồ. Lượng oxy cấp cho quá trình sinh hóa chủ yếu là do không khí xâm nhập qua mặt hồ và do quá trình quang hợp của thực vật nước.
Cánh đồng tưới công cộng
Trong nước thải sinh hoạt có chứa các thành phần chất dinh dưỡng cho cây trồng như: đạm, lân, kali, hàm lượng của chúng phụ thuộc vào tiêu chuẩn thải nước. Những nguyên tố này chủ yếu ở dạng hòa tan, một phần ở dạng lơ lửng.
Để tránh cho đất đai không bị dầu mỡ và các chất lơ lửng bịt kín các mao quản thì nước thải trước khi đưa lên cánh đồng tưới, bãi lọc cần được xử lý sơ bộ.
Cánh đông tưới và bãi lọc là những ô đất được san phẳng hay dốc không đáng kể và được ngăn cách bằng những bờ đất. Nước thải được phân phối vào những ô đất đó nhờ hệ thống mạng lưới tưới. Mạng lưới tưới bao gồm: mương chính, mương phân phối và hệ thống mạng lưới tưới trong các ô.
Việc xác định diện tích cánh đồng tưới còn phụ thuộc vào tiêu chuẩn tưới. Tiêu chuẩn tưới chỉ có thể xác định được khi tính đến tất cả các yếu tố khí hậu, thủy văn và kỹ thuật cây trồng. Trong mọi trường hợp, điều kiện vệ sinh là yếu tố chủ đạo. Từ yêu cầu về bón và độ ẩm đối với cây trồng, người ta định ra tiêu chuẩn tưới và bón. Những số liệu xác định tiêu chuẩn tưới là những yêu cầu về chất dinh dưỡng của cây trồng và hàm lượng các chất đó ở trong nươc thải.
Hồ sinh học
Hồ sinh học là hồ chứa dùng để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, chủ yếu dựa vào quá trình tự làm sạch của hồ. Trong số những công trình xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên thì hồ sinh học được áp dụng rộng rãi hơn.
Ngoài ra, xử lý nước thải trong hồ sinh học còn đem lại những lợi ích sau:
Nuôi trồng thủy sản.
Nguồn nước để tưới cho cây trồng.
Điều hòa dòng chảy nước mưa trong hệ thống thoát nước đô thị.
Không đòi hỏi nhiều vốn đầu tư.
Bảo trì vận hành đơn giản, không đòi hỏi có người quản lý thường xuyên.
Hầu hết các đô thị có nhiều ao hồ hay khu ruộng trũng đều có thể tận dụng làm hồ sinh học mà không cần xây dựng thêm.
III.3.3.2. Các công trình xử lý sinh học nước thải trong điều kiện nhân tạo
Các phương pháp sinh học xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên là các phương pháp dựa vào khả năng tự làm sạch của các nguồn nước ô nhiễm, nhờ vào hoạt động sống của sinh vật sống trong những nguồn nước ô nhiễm đó. Những phương pháp này có những ưu điểm sau:
Đầu tư cho xử lý thấp.
Dễ vận hành.
Đối với những loại nước thải không ô nhiễm nặng và chứa nhiều chất hữu cơ đều có thể sử dụng cho mục đích trồng trọt và chăn nuôi theo hướng tái sử dụng. Biện pháp này vừa có ý nghĩa làm sạch môi trường vừa có ý nghĩa kinh tế rất cao.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm rất cơ bản. Quá trình xử lý hay quá trình hoạt động của các vi sinh vật trong nước cần xử lý không được kiểm soát chặt chẽ, do đó sản phẩm cuối cùng của các quá trình chuyển hóa rất khó kiểm soát. Chính vì thế, các quá trình này thường gây ô nhiễm không khí khá cao. Thực tế cho thấy việc kiểm soát ô nhiễm không khí từ các ao sinh học hay các hồ sinh học là không dễ dàng, bởi vì mặt thoáng của chúng quá rộng.
Hiệu suất xử lý theo phương pháp này không cao, do sự không ổn định về số lượng và số loài vi sinh vật tự nhiên có trong nước ô nhiễm và có trong nước thải.
Các yếu tố khác như nhiệt độ, pH cũng không đồng nhất trong quá trình xử lý. Trong đó yếu tố nhiệt độ thay đổi không chỉ ở các mùa trong năm mà còn thay đổi rất mạnh trong khoảng thời gian ngày và đêm. Các yếu tố này ta hoàn toàn không kiểm soát được. Do đó các quá trình sinh học trong xử lý nhanh hay chậm là khác nhau. Sự mất ổn định làm cho hiệu suất xử lý kém. Chính vì những nhược điểm trên đã dẫn tới tình trạng xử lý sinh học ở điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng cho kết quả như mong muốn.
Để giải quyết những nhược điểm nêu trên và phát huy hiệu quả của phương pháp xử lý nước ô nhiễm hay nước thải, phương pháp xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo được áp dụng ngày càng nhiều ở tất cả các nước trên thế giới. Chúng thay dần các phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên. Những ưu điểm của phương pháp này cho phép các nhà đầu tư thiết kế và xây dựng trạm xử lý nước ô nhiễm và nước thải ngay trong khu vực nhà máy, thậm chí ngay trong khu dân cư.
Những ưu điểm chính của phương pháp sinh học xử lý nước ô nhiễm và nước thải trong điều kiện nhân tạo như sau:
Phương pháp sinh học xử lý nước ô nhiễm và nước thải trong điều kiện nhân tạo thường chiếm diện tích rất nhỏ vì toàn bộ các quá trình sinh học được thực hiện trong các thiết bị lên men hay còn gọi là quá trình phản ứng sinh học. Các thiết bị này thường có kích thước nhỏ, gọn và hoàn toàn kín. Bề mặt tiếp xúc giữa pha lỏng và pha khí thường nhỏ.
Toàn bộ quá trình sinh học xảy ra trong thiết bị kín, do đó ta hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng khí thải phát sinh. Đồng thời kiểm soát được hiện tượng ô nhiễm không khí và hạn chế tối đa nguồn ô nhiễm này.
Chất lượng nước sau khi xử lý được đảm bảo theo các tiêu chuẩn môi trường hiện hành và hoàn toàn ổn định trong suốt quá trình xử lý, khi ta điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng ở mức độ ảnh hưởng tối ưu.
Các công trình áp dụng phương pháp hiếu khí
Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Bể Aeroten
Ở các trạm xử lý nước thải, người ta thường xây dựng các bể Aeroten bằng bê tông cốt thép theo hình khối chữ nhật hay hình trụ. Trong đó hình khối chữ nhật được sử dụng rộng rãi hơn.
Quá trình chuyển hóa vật chất trong bể Aeroten khi cho nước thải vào hoàn toàn do hoạt động sống của nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Các vi sinh vật trong bể Aeroten tồn tại ở dạng huyền phù. Các huyền phù vi sinh vật có xu hướng lắng đọng xuống đáy, do đó việc khuấy trộn các dung dịch trong bể Aeroten là điều kiện rất cần thiết.
Trong xử lý hiếu khí, người ta thường dùng các hệ thống cánh khuấy hay hệ thống thổi khí. Khi không khí vào bể Aeroten, gây ra những tác động chủ yếu sau:
Cung cấp oxy cho tế bào vi sinh vật.
Làm xáo trộn dung dịch, tăng khả năng tiếp xúc giữa vật chất và tế bào vi sinh vật.
Phá vỡ tế bào vây của sản phẩm trao đổi chất xung quanh tế bào vi sinh vật, giúp cho cơ chất thẩm thấu từ ngoài tế bào vào trong tế bào và quá trình vận chuyển các chất từ trong tế bào ra ngoài tế bào nhanh hơn.
Tăng nhanh quá trình sinh sản của vi khuẩn.
Tăng nhanh sự thoát nhiệt.
Vi sinh vật trong các bể Aeroten chủ yếu là các vi sinh vật hiếu khí, vì thế trong quá trình vận hành bể Aeroten, bắt buộc phải cung cấp oxy cho chúng hoạt động. Oxy cần thiết cho quá trình tăng trưởng tế bào và tiến hành các quá trình oxy hóa sinh học.
Thời gian đầu vi sinh vật sử dụng oxy rất ít có sẵn trong bể Aeroten, lượng oxy này sẽ nhanh chóng bị tiêu thụ hết. Do đó ta phải cung cấp oxy từ bên ngoài vào.
Khi cung cấp khí vào bể Aeroten, không khí cần được cung cấp đầy đủ và đều khắp bể Aeroten để làm tăng hiệu quả xử lý.
Khi có mặt oxy trong bể Aeroten sẽ xảy ra quá trình oxy hóa. Các quá trình oxy hóa trong bể Aeroten thường trải qua ba giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất
Tốc độ oxy hóa sẽ bằng tốc độ tiêu thụ oxy, khi đó bùn hoạt tính được hình thành và phát triển. Vi sinh vật thích nghi với điều kiện mới và tăng nhanh khối lượng, đồng thời nhu cầu về oxy tăng dần.
Giai đoạn thứ hai
Ở giai đoạn này khối lượng vi sinh vật đạt được mức độ tối đa và dần tới mức ổn định. Khi đó nhu cầu oxy cũng đạt tới mức ổn định. Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ được phân hủy mạnh nhất.
Giai đoạn thứ ba
Nhu cầu về oxy trong giai đoạn này bắt đầu giảm. Sau đó nhu cầu về oxy bắt đầu tăng, do ở giai đoạn này quá trình nitrat hóa mới xảy ra. Cuối giai đoạn này, lượng oxy cần thiết mới bắt đầu giảm dần cho tới cuối.
Một số bể Aeroten thường gặp :
Bể Aeroten tải trọng thấp
Đây là loại Aeroten được ứng dụng vào xử lý nước thải từ rất lâu và nhiều nước trên thế giới. Loại bể này thường được thiết kế đơn giản, dễ vận hành. Bể Aeroten truyền thống được sử dụng để xử lý nước thải có BOD < 400mg/l, lượng không khí cấp trung bình bằng 20 – 30% nước thải trong bể Aeroten. Hiệu suất xử lý BOD đạt từ 80 – 95%. Loại bể Aeroten này thường chỉ áp dụng cho nước thải ô nhiễm nhẹ.
Bể Aeroten tải trọng cao một bật
Trong trường hợp nước ô nhiễm có BOD cao, chúng ta phải thiết kế hệ thống thổi khí liên tục vào bể Aeroten.
Ở đây không kh...