thaotrang135787
New Member
Download miễn phí Đề tài Thiết kế hệ thống xử lý nước thải nhà máy cao su Đức thuận - Bình thuận công suất 100 m3/ngày
Chương I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài. 2
1.3 Giới hạn của đề tài. 2
1.4 Phương pháp thực hiện. 3
1.5 Khả năng áp dụng của đề tài 3
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN CAO SU
2.1 Tổng quan về cây cao su 4
2.2. Thành phần cấu tạo của mủ cao su 4
2.3 Quy trình chế biến mủ cao su 5
2.3.1 Phân loại và sơ chế mủ 5
2.3.2 Bảo quản mủ 6
2.3.3 Quy trình chế biến mủ tạp 7
2.3.4 Quy trình chế biến mủ nước 7
2.4 Chế biến, sản xuất các sản phẩm từ cao su thiên nhiên 9
2.5 Một số chủng loại cao su đặc biệt 10
2.6 Tình hình sản xuất cao su trên thế Giới 13
2.7 Tình hình sản xuất cao su tại Việt Nam. 13
2.7.1 Trước ngày giải phóng miền Nam. 13
2.7.2. Từ ngày giải phóng miền Nam đến nay 14
2.7.8 Tình hình xuất khẩu 15
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN CAO SU VÀ CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU HIỆN NAY
3.1 Tổng quan về nước thải chế biến cao su. 16
3.1.1 Các nguồn thải và thành phần- tính chất của nước thải cao su. 16
3.1.2 Mùi hôi trong nước thải cao su. 21
3.2 Các công nghệ đã được nghiên cứu để xử lý nước thải chế biến mủ cao su.22
3.2.1 Bể lọc sinh học hiếu khí. 22
3.2.2 Hồ Ổ Định. 23
3.2.3 Mương Oxy hoá. 24
3.2.4 Bể đĩa quay. 25
3.2.5 Bể lọc sinh học kị khí. 25
3.2.6 Bể sục khí. 26
3.3 Một số công nghệ đã và đang thực hiện trong nước. 29
3.4 Tình hình chất lượng nước thải ngành chế biến cao su sau khi xử lý. 31
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-de_tai_thiet_ke_he_thong_xu_ly_nuoc_thai_nha_may_cao_su_duc_UuIz781iC5.png /tai-lieu/de-tai-thiet-ke-he-thong-xu-ly-nuoc-thai-nha-may-cao-su-duc-thuan-binh-thuan-cong-suat-100-m3ngay-92688/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Ưu điểm của hệ thống là làm việc ổn định, khi vận hành ít gây mùi hôi, kích thước công trình xử lý nhỏ thích hợp đối với các nhà máy gần các khu đông dân cư, những nơi hạn chế về đất đai. Nhược điểm là khả năng chịu sự biến đổi tải trọng đột ngột kém, tiêu tốn nhiều năng lượng, chi phí vận hành và bảo trì lớn.
3.2.4 Bể đĩa quay.
Borchardt, 1970. Bể đĩa quay là một công nghệ bùn hoạt tính. Đối với nước thải chế biến cao su, hiệu quả xử lý được ghi nhận với COD là 94%, BOD là 98%, Tổng Nitơ là 90% và Amonia là 92% từ nước thải chế biến cao su cốm đã qua xử lý kị khí (John và cộng sự, 1975). Tuy nhiên đối với nước thải chế biến mủ ly tâm, vốn có hàm lượng Amonia cao hơn nên không thể phù hợp để xử lý loại mủ này.
3.2.5 Bể lọc sinh học kị khí.
Công trình bể lọc sinh học kỵ khí đối với nước thải chế biến mủ lý tâm đã pha loãng để có hàm lượng COD đầu vào từ 3000 mg/l đến 6000 mg/l. Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm hữu cơ đạt được là từ 89% đến 98% COD với thời gian lưu nước tương ứng là 4 đến 26 ngày. Hiệu xuất xử lý trung bình là 85% COD với tải trọng hữu cơ ở mức 3 kg COD/m3/ngày. Khi tăng thêm tải trọng hữu cơ hàm lượng COD đầu vào tăng lênh đáng kể, nhưng bể này có thể vận hành ổn định với tải trọng hữu cơ đến 8 kg COD/m3/ngày.
3.2.6 Bể sục khí.
Một nghiên cứu của Isa 1997, [73]. Đó là hệ thống hiếu khí đối với nước thải chế biến mủ ly tâm. Hệ thống này sử dụng cả thiết bị sục khí từ đáy đã được dùng để xử lý nước thải chế biến mủ ly tâm ở quy mô công nghiệp. Nước thải này được nâng pH lên 9 trước khi đưa vào bể. Hệ thống này với thời gian lưu nước 32,5 ngày.
Bảng 9: Thống kê công trình nghiên cứu và hiệu quả xử lý nước thải chế biến mủ cao su.
Công trình
Tác giả/năm
Ghi chú
Bể lọc sinh học hiếu khí
Molesworth 1957 [100]
- Sử dụng biện pháp hồi lưu nước thải.
- Thời gian lưu nước 22 ngày.
- Hiệu quả loại BOD dưới 60%, 22%Nitơ
Muthurajah (1973) [104]
- Bể sâu kị khí/hồ tuỳ chọn.
- Thời gia lưu nước 22 ngày.
- Hiệu quả 72%COD, 60%Nitơ.
Poniah (1976) [132]
- Hồ kị khí/hồ tuỳ chọn.
- Thời gian lưu nước 90 ngày.
- Hiệu quả 96% BOD, 89%COD, 66%TN, 71% N-NH3, 58%SS.
Tháp khử Amonia
Nordin (1978) [109]
- Hàm lượng TN(3-8kg/tấn SP) và N-NH3(1-7kg/tấnSP).
- Hàm lượng Amoia cao (trên 1000mg/l)
cản trở quá trình sinh học.
- Làm bay hơi Amonia bằng phương pháp thổi khí.
Ponniah (1975) [130]
- Hiệu xuất 85% BOD.
- Thời gian lưu nước 17,5 ngày.
- Lượng bùn hồi lưu 75%.
Ibrahim (1979) [73]
- Sử dụng kênh oxy hoá xử lý Nitơ (93,5-99%)TN với tải trọng hữu cơ 0,108-0,158mgBOD/mgMLVSS/ngày.
- Nitrat hoá/khử Nitrat " N2.
Nordin (1990) [110]
- Sử dụng thêm 1 bể kị khí tăng cường khả năng oxy hoá của kênh.
- Thực hiện hồi lưu nước thải sau bể lắng và bể kị khí.
- Thời gian lưu nước 1 ngày (bể kị khí), 6,6 ngày (lưu bùn ở kênh).
- Hiệu quả 99%BOD, 99%N-NH3, 86%TN (COD khoảng 3000 mg/l).
Bể đĩa quay (Rotating Biological Contactor)
Borchardt (1970) [17]
- Công nghệ bùn hoạt tính, tăng khả năng lắng bùn.
- Hiệu quả 94%COD, 98%BOD, 90%TN, 92%N-NH3 đối với nước thải đã qua xử lý kị khí.
Bể lọc sinh học kị khí
Ibrahim (1983)
- COD đầu vào 3000 – 6000mg/l, hiệu suất (89%-98%)COD.
- Tải trọng hữu cơ 3kgCOD/m3/ngày (ổn định với tải trọng 8kgCOD/m3/ngày.
- Thời gian lưu nước 26 ngày.
Bể cao tải (High rate Algal Pond)
Nordin và Karim (1989) [111]
- Thời gian lưu nước 6 ngày.
- Bể vận hành o83 chế độ khuấy trộn hoàn toàn.
- Hệ số khử Nitơ bậc nhất 0,339kg/ngày.
- Kết hợp bể cao tải và cây lục bình (tăng cường khả năng khử Nitơ bằng quá trình đồng hoá).
Bể sục khí
Isa (1997) [76]
- Sử dụng các thiết bị sục khí bề mặt và thổi khí từ đáy bể.
- pH = 9, thời gian lưu nước 32,5 ngày.
- Hiệu quả 54%COD và 52% TN.
Công nghệ do Mardec Engineering Sdn. Bhd (Malaysia) thiết kế:
Bể gạn mủ
Hồ kị khí
Hồ lắng
Hồ sục khí
Hồ tuỳ nghi
Công nghệ do DAMIFA. Ltd (Pháp) thiết kế:
Bể gạn mủ
Bể tuyển nổi
Bể thổi khí
Bể lắng
Bể lọc sinh học
Bể thổi khí
3.3 Một số công nghệ đã và đang thực hiện trong nước.
Những công nghệ xử lý nước thải đang được ứng dụng trong ngành chế biến cao su tại Việt Nam, cụ thể tại một số nhà máy:
Bảng 10: Hệ thống các công nghệ xử lý nước thải tại các nhà máy.
STT
Nhà máy
Nhóm công nghệ
1
Cua Pari
Bể gạn mủ – Bể điều hoà – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
2
Bố Lá
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
3
Bến Súc
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ sục khí – Hồ lắng.
4
Dầu Tiếng
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ sục khí – Hồ lắng.
5
Long Hoà
Bể gạn mủ – Hồ sục khí – Hồ lắng.
6
Phú Bình
Hồ lắng cát – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
7
Tân Biên
Bể gạn mủ – Bể tuyển nổi - Hồ sục khí.
8
Vên Vên
Bể gạn mủ – Bể kị khí tiếp xúc – Bể sục khí – Bể lắng.
9
Bến Củi
Bể gạn mủ – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
10
Hàng Gòn
Hồ lắng cát – Bể UASB – Hồ sục khí – Hồ lắng.
11
Long Thành
Bể gạn mủ – Hồ kị khí – Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
12
Cẩm Mỹ
Bể gạn mủ – Bể điều hoà – Bể thổi khí – Bể lắng.
13
Xà Bang
Bể gạn mủ – Hồ kị khí – Hồ sục khí - Hồ tuỳ chọn – Hồ lắng.
Nguồn: Bộ môn chế biến – Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam.
Bảng 11: Hiệu suất xử lý của các công nghệ đang được áp dụng.
Thiết bị/công nghệ
Loại nước thải
Giá trị trung bình
Thời gian lưu nước
Tải trọng (kgCOD/m3/ngày)
Hiệu suất xử lý COD (%)
Hiệu suất xử lý Tổng Nitơ (%)
Bể sục khí
Thô hay đã xử lý kị khí
14 ngày
1,7
54
52
Hồ ổn định
Thô
28 ngày
1,2
72
70
Bể tuyển nổi
Thô
2 giờ
2,6
34
-
Bể kị khí lớp bùn
Thô
6 giờ
8,4
70
11
Bể thổi khí
Thô
3,2 ngày
2,8
44
45
Bể luân phiên
Đã xử lý kị khí
14 giờ
3,8
33
16
Bể lọc sinh học
Đã xử lý hiếu khí
-
3,6
25
22
Nguồn: Bộ môn chế biến – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.
Công nghệ do Trung Tâm Công Nghệ Môi Trường (CEFINEA) kết hợp với Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam thực hiện.
Bể gạn mủ
Bể UASB
Hồ sục khí
Hồ tuỳ nghi
Mô hình nghiên cứu được thực hiện tại Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam.
Bể lục bình
Bể gạn mủ
Bể kị khí
Bể tảo cao tải
Bể điều hoà
3.4 Tình hình chất lượng nước thải ngành chế biến cao su sau khi xử lý.
Từ các nguồn số liệu trên có thể cho thấy rằng đặc tính của nước thải ngành chế biến cao su chứa 2 thành phần ô nhiễm chính đó là chất hữu cơ (thể hiện ở các chỉ tiêu BOD và COD) và các chất dinh dưỡng (thể hiện ở các chỉ tiêu Tổng N và N-NH3). Về mức độ ô nhiễm, nếu ta đem so sánh với chất lượng nước thải đô thị thì hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải cao su cao hơn gấp nhiều lần.
Bảng 12: So sánh hàm lượng các chất ô nhiễm giữa nước thải chế biến cao su và nước thải đô thị.
Chỉ tiêu
Nước thải đô thị điển hình
Nước thải chế biến cao su
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm vừa
Ô nhiễm nặng
COD
250
500
1000
7084
BOD
110
220
400
3315
TSS
100
220
350
658
Tổng N
20
40
85
253
N – NH3
12
25
50
78
Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam – Báo cáo đánh giá hiện trạng kỹ thuật các hệ thống XLNT Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam, tháng 4/2003.
Do hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chế biến cao su quá cao nên mặc dù đã qua xử lý nhưng nước thải ra không đạt tiêu chuẩn môi trường.
Bảng 13: Chất lượng tổng quát của nước thải chế biến cao su sau xử lý (mg/l).
Chỉ tiêu
Giá trị trung bình
Biến thiên (CV%)
Cột B TCVN 5945-1995
COD
786
159,02
100
BOD5(200C)
322
147,81
50
Tổng N
72
90,30
60
N – NH3
50
89,14
1
TSS
128
95,21
100
pH
7,58
15,77
6 - 9
Nguồn: Bộ môn chế biến – Viện nghiên cứu cao su Việt Nam.
CV:Coefficient of Variation (Hệ số daođộng)
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ XƯỞNG CHẾ BIẾN CAO SU ĐỨC THUẬN- BÌNH THUẬN.
4.1 Vị trí địa lý – Điều kiện tự nhiên.
4.1.1 Vị trí địa lý.
Nhà máy được xây dựng tại: Cụm Cơng Nghiệp- Tiểu thủ cơng nghiệp xã Đức Hạnh, thơn 1, xã Đức Hạnh, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Tổng diện tích nhà xưởng khoảng : 12.500m2.
- Phía Đông giáp với đường chính cụm CN TTCN.
- Phía Bắc giáp Cơ Sở chế biến gạch ngĩ...