Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần sinh học cơ thể-sinh học 11
Tóm tắt: Nhiệm vụ giảng dạy môn Sinh học ở trung học phổ thông không
những phát triển các năng lực sinh học mà còn phát triển các năng lực chung
trong đó có năng lực sáng tạo cho học sinh. Sử dụng hình thức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học chính là tạo môi trường để phát huy năng lực sáng tạo
của học sinh. Bài viết đề xuất quy trình xây dựng hoạt động trải nghiệm
trong dạy học Sinh học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo. Vận
dụng quy trình đó với chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở thực vật” phần
Sinh học cơ thể.
Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, năng lực sáng tạo, chủ đề.
1. MỞ ĐẦU
Trong chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể 2018, hoạt động trải nghiệm
(HĐTN) được đưa vào như môn học độc lập với đinh hướng chung: a) Phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); mỗi HS sẵn sàng tham gia trải nghiệm
tích cực. b) Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, sáng tạo qua hoạt động tìm tòi, vận dụng
kiến thức, kinh nghiệm đã có vào đời sống. c) Tạo cơ hội cho HS suy nghĩ, phân tích,
khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng mới. d)
Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp [1, tr 43].
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Sinh học gắn liền với thực tiễn học
tập và lao động sản xuất. Nội dung phần Sinh học cơ thể trong Sinh học 11 ở trung học
phổ thông (THPT) nghiên cứu về các đặc trưng như chuyển hóa vật chất và năng lượng,
cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản; các nguyên tắc, kỹ thuật vận dụng vào thực
tiễn sản xuất và cuộc sống. Các tình huống thực tiễn như: những ứng dụng trong chăn
nuôi, trồng trọt; sức khỏe sinh sản; giáo dục dân số… là nguồn tư liệu phong phú để xây
dựng và tổ chức các HĐTN phát huy tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề (GQVĐ)
của HS. Vì vậy, việc giáo viên (GV) nắm vững kĩ thuật thiết kế và tổ chức HĐTN trong
dạy học (DH) phần Sinh học cơ thể là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng học
tập môn Sinh học, gắn “học với hành”, đáp ứng được định hướng đổi mới trong DH
Sinh học ở phổ thông hiện nay.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 67
2. NỘI DUNG
2.1. Hoạt động trải nghiệm
2.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Trong chương trình GDPT 2018 đã nêu rõ “HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp là hoạt
động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội
cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm
đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện
những nhiệm vụ được giao hay giải quyết vấn đề (GQVĐ) của thực tiễn đời sống nhà
trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh
nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng
tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai” [2,
tr.30], [1, tr.3]. Nhóm tác giả khác nghiên cứu về HĐTN đã nêu: “Giáo dục trải nghiệm
là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, từng cá nhân HS
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động của đời sống nhà trường, xã hội với tư cách
là chủ thể của hoạt động, từ đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng, hành vi theo
các chuẩn mực quy tắc của xã hội, giúp tích lũy kinh nghiệm, phát triển tính sáng tạo
của mỗi các nhân” [9, tr.7].
Các khái niệm về HĐTN đều nhấn mạnh điểm chung là: HS tham gia trực tiếp các hoạt
động, được thể nghiệm, HS tự mình chiếm lĩnh tri thức, GQVĐ liên quan đến đời sống
thực tiễn, phát triển tính sáng tạo cá nhân.
2.1.2. Chu trình học tập qua hoạt động trải nghiệm
Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về chu trình học tập HĐTN. Mô
hình HĐTN của John Dewey mô tả gồm 3 giai đoạn: (1) Quan sát các điều kiện xung
quanh; (2) Hình thành kiến thức về những gì đã xảy ra trong những tình huống tương tự;
(3) Đánh giá, phán xét những gì quan sát được và những kiến thức thu được [4]. Đặc
biệt là mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb: (1) Trải nghiệm cụ thể; (2) Quan
sát phản ánh; (3) Trừu tượng hóa khái niệm; (4) Thử nghiệm tích cực. Tác giả Phan
Minh Phụng đưa ra mô hình gồm 5 bước: Trải nghiệm - Chia sẻ - Phân tích - Tổng quát
- Áp dụng [8, tr.10].
Nhìn chung, chu trình học tập trải nghiệm của các tác giả đều có điểm chung là người
học cần thiết phải có sự trải nghiệm cụ thể; sự phản ánh, tức là sự trở lại của tư duy
trong ý thức; phân tích khái quát hóa chúng thành khái niệm, sau đó khái niệm này được
áp dụng, kiểm nghiệm trong thực tế... Các chu trình HĐTN này có giá trị định hướng
cho GV khi vận dụng HĐTN vào thực tiễn DH để phát triển NL cho HS.
2.2. Năng lực sáng tạo
2.2.1. Khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo
Nghiên cứu của OECD (2021) đã định nghĩa “Tư duy sáng tạo là NL tham gia hiệu quả
vào việc tạo ra, đánh giá và cải tiến ý tưởng, có thể dẫn đến các giải pháp ban đầu và
hiệu quả, nâng cao kiến thức và thể hiện tác động của trí tưởng tượng” [8, tr.7]. Theo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi68 NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG, ĐẶNG THỊ DẠ THỦY
Tony Buzan:“Sáng tạo là khả năng đưa ra ý tưởng, GQVĐ bằng những cách độc
đáo, có trí tưởng tượng phong phú, hành vi và năng suất làm việc vượt trội hơn so với
người khác” [3, tr.8]. Như vậy, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái
mới có giá trị GQVĐ đặt ra một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cụ thể của con người.
Từ đó, khái niệm về NLST có thể tiếp cận theo hướng: NLST chính là khả năng huy
động vốn kiến thức, kĩ năng và thái độ, tư duy để tạo ra ý tưởng, giải pháp, sản phẩm
mới có giá trị với con người [6, tr.17]. Trong DH, đặc trưng của NLST là khả năng
GQVĐ trong học tập một cách sáng tạo.
Bảng 1. So sánh NLST của đối tượng HS với đối tượng nhà sáng chế [6, tr.24]
Tiêu chí
Năng lực sáng tạo
Học sinh Nhà sáng chế
Tính mới và tính
giá trị
- Tạo ra các sản phẩm có tính mới
mẻ đối với HS
- Chưa có ý nghĩa với xã hội
nhưng có ý nghĩa với cá nhân
- Tạo ra các sản phẩm có tính mới
mẻ với nhân loại
- Có giá trị và ý nghĩa xã hội
Hoạt động phát
triển NLST
- Chủ yếu thông qua hoạt động
học tập, HĐTN
- Hoạt động lao động sản xuất
2.2.2. Cấu trúc năng lực sáng tạo
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình Tổng thể (2018), NL GQVĐ và sáng
tạo là một trong 3 NL chung cần hình thành cho HS, gồm các NL thành phần: Nhận ra ý
tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất,
lựa chọn giải pháp; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Tư duy độc lập [1, tr.49,50]. Từ đó
cấu trúc NLST được xác định:
Bảng 2. Cấu trúc năng lực sáng tạo
Các thành tố Biểu hiện
(1) Khám phá, xác định và
làm rõ thông tin, ý tưởng
- Đặt câu hỏi
- Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng
- Tổ chức và xử lý thông tin
(2) Hình thành ý tưởng và
hành động
- Tưởng tượng và kết nối ý tưởng
- Xem xét lựa chọn thay thế
- Tìm kiếm giải pháp và hành động
(3) Suy ngẫm - Suy nghĩ về quá trình tư duy
- Xem xét lại tiến trình Vận dụng vào bối cảnh mới
(4) Phân tích, tổng hợp và
đánh giá
- Sử dụng các thao tác logic
- Rút ra kết luận và kế hoạch hành động
- Đánh giá tiến trình và kết quả đầu ra
2.2.3. Biểu hiện của năng lực sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm
HĐTN là môi trường học tập để HS phát triển NL sáng tạo. Việc học trong nhà trường
phải song hành với cuộc sống thì mới phát triển được sự sáng tạo của HS [5, tr10].THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 69
HĐTN là “nền tảng” của sáng tạo, là môi trường để phát huy NLST của HS [7]. Trong
DH, NLST của HS trong các HĐTN được thể hiện qua các pha của chu trình HĐTN vận dụng
từ chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb được trình bày ở mục 2.2.1.
Bảng 3. Biểu hiện NLST qua các pha của chu trình HĐTN
Các pha của HĐTN Mục tiêu Thành phần của NLST
1. Trải nghiệm cụ thể Trải nghiệm để rút ra kinh
nghiệm
(1) Khám phá, xác định và làm rõ
thông tin, ý tưởng
(2) Hình thành ý tưởng và hành động
2. Phản ánh, chia sẻ,
phân tích
Suy ngẫm và chia sẻ kinh
nghiệm
(1) Khám phá, xác định và làm rõ
thông tin, ý tưởng
(3) Suy ngẫm
(4) Phân tích, tổng hợp và đánh giá
3. Khái quát hóa hình
thành kiến thức
Tạo ra hay sửa đổi khái
niệm trong tư duy
(3) Suy ngẫm.
(4) Phân tích, tổng hợp và đánh giá
4. Vận dụng và trải
nghiệm tích cực
Thử nghiệm khái niệm
trong tình huống thực tiễn
hay lập kế hoạch cho trải
nghiệm mới
(3) Suy ngẫm
(4) Phân tích, tổng hợp và đánh giá
(2) Hình thành ý tưởng và hành động
Trên cơ sở đó, theo chúng tui NLST của HS qua HĐTN có thể được phân chia thành 5
mức độ:
- Mức độ 1 (có thể hiện): Dùng ý tưởng, cách thức GQVĐ có sẵn do GV gợi ý, HS chủ
động tìm ra kiến thức mới, cách thức GQVĐ mới mà trước đây HS chưa biết.
- Mức độ 2 (phát triển trung bình): Dựa vào các ý tưởng, cách thức GQVĐ do GV gợi
ý, HS lựa chọn một ý tưởng và cách thức GQVĐ phù hợp, qua đó tìm ra những kiến
thức mới, cách thức GQVĐ mới mà trước đây HS chưa biết.
- Mức độ 3 (phát triển khá): Cải tiến ý tưởng, bổ sung thêm những kiến thức mới, cải
tiến cách thức GQVĐ trong học tập, mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Mức độ 4 (phát triển tốt): GQVĐ mới trong học tập bằng cách tự đưa ra ý tưởng, cách
thức mới có nhiều điểm khác biệt so với cách thức làm của GV hay các bạn HS khác.
- Mức độ 5 (làm chủ): Đưa ra ý tưởng mới, phát hiện và GQVĐ mới mà trước đó chưa
đề cập trong quá trình DH, có giá trị xã hội.
2.3 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học cơ thể theo định hướng
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
2.3.1. Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học
Mỗi môn học có những đặc trưng riêng với dạng HĐTN khác nhau. Sinh học là môn
học thực nghiệm, các HĐTN trong DH Sinh học gắn liền với sự sống, thực tiễn.
Chương trình Sinh học cần dành thời lượng thích đáng cho HĐTN với các hoạt động
quan sát, thí nghiệm, thực hành... Đề xuất các hoạt động tương ứng với các pha của chu
trình HĐTN trong DH Sinh học:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi70 NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG, ĐẶNG THỊ DẠ THỦY
Bảng 4. Các hoạt động của chu trình học tập trải nghiệm trong DH Sinh học
Các pha HĐTN Hoạt động DH Sinh học
1. Trải nghiệm cụ thể HĐTN có tính khám phá: quan sát, thí nghiệm, thực hành, thực địa,
tham quan, trò chơi,...
2. Phản ánh, chia sẻ,
phân tích
HĐTN có tính thể nghiệm, tương tác: Hỏi đáp, thảo luận, tranh luận,
seminar khoa học, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hoá, đóng
vai, trình diễn,…
3. Khái quát hóa hình
thành kiến thức
HĐTN có tính nhận thức, tư duy: nghe giảng, bài tập lí thuyết, đề
xuất dự án, xây dựng mô hình lí thuyết
4. Vận dụng và trải
nghiệm tích cực
HĐTN có tính nghiên cứu: Thiết kế mô phỏng, bài tập thực tiễn,
tham quan, thực địa, dự án, khảo sát, điều tra, sáng tạo công nghệ,...
2.3.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học cơ thể
theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo
Khi xây dựng quy trình cần đảm bảo những điều kiện cơ bản: mục tiêu DH; nội dung
DH theo chủ đề; tính sư phạm; theo mô hình học tập trải nghiệm; tính thực tiễn; tính
chính xác, khoa học; sự phù hợp về cơ sở vật chất. Quy trình cụ thể gồm:
Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề, chú trọng mục tiêu phát triển NLST
Dựa vào mục tiêu, nội dung của môn học, điều kiện DH cụ thể để xác định và lựa chọn
chủ đề HĐTN phù hợp. GV xác định các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và NL
hướng tới của HS sau khi học xong chủ đề. Đặc biệt chú trọng đến NLST được hình
thành thông qua các HĐTN.
Bước 2: Phân tích logic nội dung của chủ đề
Từ nội dung chủ đề, GV xác định logic các mạch nội dung cốt lõi. Lựa chọn mạch nội
dung phù hợp với chu trình học trải nghiệm và điều kiện thực tiễn cụ thể.
Bước 3: Xác định các dạng HĐTN theo các pha của chu trình trải nghiệm
GVphân tích đặc điểm nội dung kiến thức của các mạch nội dung trong chủ đề để: xác
định thành phần kiến thức khái niệm, quá trình hay quy luật Sinh học; xác định kiến
thức nền tảng đã có ở HS; xác định các dạng hoạt động tương ứng với 4 pha của chu
trình trải nghiệm nhằm phát triển tốt nhất NLST cho HS (Xem bảng 4).
Bước 4: Xây dựng tiến trình (kế hoạch) cho các HĐTN
Dựa trên mục tiêu của mỗi pha của chu trình học tập trải nghiệm, GV cần xác định tiến
trình cụ thể của các HĐTN: phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động, kế hoạch chi tiết
tiến hành hoạt động, người thực hiện, phương tiện, điều kiện, thời gian tổ chức,…
Bước 5: Thiết kế tiêu chí và công cụ kiểm tra, đánh giá HS
Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ
năng, thái độ và NL hướng tới của HS sau các HĐTN. Đặc biệt chú ý đánh giá những
biểu hiện của thành phần NLST theo mục tiêu đã xác định.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 71
2.4. Vận dụng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học chủ đề “Trao đổi
nước và khoáng ở thực vật (TV)”, phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11 theo định
hướng phát triển năng lực sáng tạo
Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề, chú trọng mục tiêu phát triển NLST
Mục tiêu chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở TV”:
Kiến thức: Trình bày được vai trò của nước đối với TV; Mô tả, giải thích được cơ chế trao
đổi nước ở TV gồm 3 quá trình: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; Phân
tích được vai trò của tưới tiêu hợp lí đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và
sự trao đổi nước ở TV phụ thuộc vào điều kiện môi trường; Phân tích được vai trò của
chất khoáng với đời sống TV và cơ chế hấp thụ, vận chuyển nguyên tố khoáng; Trình bày
được vai trò của nitơ, quá trình đồng hóa nitơ khoáng và nitơ tự do trong khí quyển.
Thiết kế và tiến hành được các thí nghiệm: nghiên cứu rễ là cơ quan hấp thụ nước; thân
vận chuyển nước; lá cây thoát hơi nước; vai trò của phân bón đối với cây trồng. Đây là
môi trường thuận lợi để HS phát huy NLST trong quá trình nghiên cứu các thí nghiệm
thực hành này.
Kỹ năng: Phát triển các kỹ năng tư duy trong đó tư duy sáng tạo; phát triển các kỹ năng học
tập: kỹ năng tìm kiếm, xử lí và vận dụng kiến thức về Trao đổi nước và khoáng ở TV…
Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua trồng, chăm sóc cây xanh, bón phân
hợp lý.
NL hướng đến: Phát triển NL Sinh học và các NL chung, chú trọng phát triển NLST.
Bước 2: Phân tích logic nội dung của chủ đề
Chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở TV” có các mạch nội dung chính: Vai trò của nước;
Sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ; Sự vận chuyển các chất trong cây; Sự thoát hơi nước ở
lá; Vai trò của các nguyên tố khoáng; Dinh dưỡng nitơ; Các nhân tố ảnh hưởng đến trao
đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vât và ứng dụng.
Bước 3: Xác định các dạng HĐTN theo các pha của chu trình trải nghiệm
Qua việc phân tích logic nội dung cho thấy các mạch kiến thức chủ đề ‘Trao đổi nước và
khoáng ở TV” chủ yếu thuộc nhóm kiến thức quá trình, HĐTN đặc trưng cho dạng kiến
thức này là thực hành thí nghiệm, nghiên cứu điều tra thực địa, dự án… Lựa chọn nội
dung có thể tổ chức các dạng hoạt động cho mỗi pha trong chu trình trải nghiệm như sau:
Bảng 5. Các dạng HĐTN của chủ đề ‘Trao đổi nước và khoáng ở TV”
Các pha
HĐTN
Nội dung thực hiện Hình thức
HĐTN
1. Trải
nghiệm cụ
thể
- Thí nghiệm chứng minh rễ là cơ quan hấp thụ nước, thân vận
chuyển nước và lá cây thoát hơi nước
- Điều tra tình hình sử dụng phân bón và sự phát triển của cây
trồng ở địa phương
- Nêu các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây
Thực hành
thí nghiệm
Điều tra
thực địa
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tóm tắt: Nhiệm vụ giảng dạy môn Sinh học ở trung học phổ thông không
những phát triển các năng lực sinh học mà còn phát triển các năng lực chung
trong đó có năng lực sáng tạo cho học sinh. Sử dụng hình thức hoạt động trải
nghiệm trong dạy học chính là tạo môi trường để phát huy năng lực sáng tạo
của học sinh. Bài viết đề xuất quy trình xây dựng hoạt động trải nghiệm
trong dạy học Sinh học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo. Vận
dụng quy trình đó với chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở thực vật” phần
Sinh học cơ thể.
Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, năng lực sáng tạo, chủ đề.
1. MỞ ĐẦU
Trong chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể 2018, hoạt động trải nghiệm
(HĐTN) được đưa vào như môn học độc lập với đinh hướng chung: a) Phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS); mỗi HS sẵn sàng tham gia trải nghiệm
tích cực. b) Tạo điều kiện cho HS trải nghiệm, sáng tạo qua hoạt động tìm tòi, vận dụng
kiến thức, kinh nghiệm đã có vào đời sống. c) Tạo cơ hội cho HS suy nghĩ, phân tích,
khái quát hoá những trải nghiệm để kiến tạo kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng mới. d)
Lựa chọn linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giáo dục phù hợp [1, tr 43].
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức Sinh học gắn liền với thực tiễn học
tập và lao động sản xuất. Nội dung phần Sinh học cơ thể trong Sinh học 11 ở trung học
phổ thông (THPT) nghiên cứu về các đặc trưng như chuyển hóa vật chất và năng lượng,
cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản; các nguyên tắc, kỹ thuật vận dụng vào thực
tiễn sản xuất và cuộc sống. Các tình huống thực tiễn như: những ứng dụng trong chăn
nuôi, trồng trọt; sức khỏe sinh sản; giáo dục dân số… là nguồn tư liệu phong phú để xây
dựng và tổ chức các HĐTN phát huy tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề (GQVĐ)
của HS. Vì vậy, việc giáo viên (GV) nắm vững kĩ thuật thiết kế và tổ chức HĐTN trong
dạy học (DH) phần Sinh học cơ thể là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng học
tập môn Sinh học, gắn “học với hành”, đáp ứng được định hướng đổi mới trong DH
Sinh học ở phổ thông hiện nay.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 67
2. NỘI DUNG
2.1. Hoạt động trải nghiệm
2.1.1. Khái niệm hoạt động trải nghiệm
Trong chương trình GDPT 2018 đã nêu rõ “HĐTN và HĐTN, hướng nghiệp là hoạt
động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội
cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm
đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện
những nhiệm vụ được giao hay giải quyết vấn đề (GQVĐ) của thực tiễn đời sống nhà
trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh
nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng
tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai” [2,
tr.30], [1, tr.3]. Nhóm tác giả khác nghiên cứu về HĐTN đã nêu: “Giáo dục trải nghiệm
là hoạt động giáo dục trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của GV, từng cá nhân HS
được tham gia trực tiếp vào các hoạt động của đời sống nhà trường, xã hội với tư cách
là chủ thể của hoạt động, từ đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng, hành vi theo
các chuẩn mực quy tắc của xã hội, giúp tích lũy kinh nghiệm, phát triển tính sáng tạo
của mỗi các nhân” [9, tr.7].
Các khái niệm về HĐTN đều nhấn mạnh điểm chung là: HS tham gia trực tiếp các hoạt
động, được thể nghiệm, HS tự mình chiếm lĩnh tri thức, GQVĐ liên quan đến đời sống
thực tiễn, phát triển tính sáng tạo cá nhân.
2.1.2. Chu trình học tập qua hoạt động trải nghiệm
Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về chu trình học tập HĐTN. Mô
hình HĐTN của John Dewey mô tả gồm 3 giai đoạn: (1) Quan sát các điều kiện xung
quanh; (2) Hình thành kiến thức về những gì đã xảy ra trong những tình huống tương tự;
(3) Đánh giá, phán xét những gì quan sát được và những kiến thức thu được [4]. Đặc
biệt là mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb: (1) Trải nghiệm cụ thể; (2) Quan
sát phản ánh; (3) Trừu tượng hóa khái niệm; (4) Thử nghiệm tích cực. Tác giả Phan
Minh Phụng đưa ra mô hình gồm 5 bước: Trải nghiệm - Chia sẻ - Phân tích - Tổng quát
- Áp dụng [8, tr.10].
Nhìn chung, chu trình học tập trải nghiệm của các tác giả đều có điểm chung là người
học cần thiết phải có sự trải nghiệm cụ thể; sự phản ánh, tức là sự trở lại của tư duy
trong ý thức; phân tích khái quát hóa chúng thành khái niệm, sau đó khái niệm này được
áp dụng, kiểm nghiệm trong thực tế... Các chu trình HĐTN này có giá trị định hướng
cho GV khi vận dụng HĐTN vào thực tiễn DH để phát triển NL cho HS.
2.2. Năng lực sáng tạo
2.2.1. Khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo
Nghiên cứu của OECD (2021) đã định nghĩa “Tư duy sáng tạo là NL tham gia hiệu quả
vào việc tạo ra, đánh giá và cải tiến ý tưởng, có thể dẫn đến các giải pháp ban đầu và
hiệu quả, nâng cao kiến thức và thể hiện tác động của trí tưởng tượng” [8, tr.7]. Theo
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi68 NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG, ĐẶNG THỊ DẠ THỦY
Tony Buzan:“Sáng tạo là khả năng đưa ra ý tưởng, GQVĐ bằng những cách độc
đáo, có trí tưởng tượng phong phú, hành vi và năng suất làm việc vượt trội hơn so với
người khác” [3, tr.8]. Như vậy, sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ra cái
mới có giá trị GQVĐ đặt ra một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cụ thể của con người.
Từ đó, khái niệm về NLST có thể tiếp cận theo hướng: NLST chính là khả năng huy
động vốn kiến thức, kĩ năng và thái độ, tư duy để tạo ra ý tưởng, giải pháp, sản phẩm
mới có giá trị với con người [6, tr.17]. Trong DH, đặc trưng của NLST là khả năng
GQVĐ trong học tập một cách sáng tạo.
Bảng 1. So sánh NLST của đối tượng HS với đối tượng nhà sáng chế [6, tr.24]
Tiêu chí
Năng lực sáng tạo
Học sinh Nhà sáng chế
Tính mới và tính
giá trị
- Tạo ra các sản phẩm có tính mới
mẻ đối với HS
- Chưa có ý nghĩa với xã hội
nhưng có ý nghĩa với cá nhân
- Tạo ra các sản phẩm có tính mới
mẻ với nhân loại
- Có giá trị và ý nghĩa xã hội
Hoạt động phát
triển NLST
- Chủ yếu thông qua hoạt động
học tập, HĐTN
- Hoạt động lao động sản xuất
2.2.2. Cấu trúc năng lực sáng tạo
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông – Chương trình Tổng thể (2018), NL GQVĐ và sáng
tạo là một trong 3 NL chung cần hình thành cho HS, gồm các NL thành phần: Nhận ra ý
tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất,
lựa chọn giải pháp; Thiết kế và tổ chức hoạt động; Tư duy độc lập [1, tr.49,50]. Từ đó
cấu trúc NLST được xác định:
Bảng 2. Cấu trúc năng lực sáng tạo
Các thành tố Biểu hiện
(1) Khám phá, xác định và
làm rõ thông tin, ý tưởng
- Đặt câu hỏi
- Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng
- Tổ chức và xử lý thông tin
(2) Hình thành ý tưởng và
hành động
- Tưởng tượng và kết nối ý tưởng
- Xem xét lựa chọn thay thế
- Tìm kiếm giải pháp và hành động
(3) Suy ngẫm - Suy nghĩ về quá trình tư duy
- Xem xét lại tiến trình Vận dụng vào bối cảnh mới
(4) Phân tích, tổng hợp và
đánh giá
- Sử dụng các thao tác logic
- Rút ra kết luận và kế hoạch hành động
- Đánh giá tiến trình và kết quả đầu ra
2.2.3. Biểu hiện của năng lực sáng tạo trong hoạt động trải nghiệm
HĐTN là môi trường học tập để HS phát triển NL sáng tạo. Việc học trong nhà trường
phải song hành với cuộc sống thì mới phát triển được sự sáng tạo của HS [5, tr10].THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 69
HĐTN là “nền tảng” của sáng tạo, là môi trường để phát huy NLST của HS [7]. Trong
DH, NLST của HS trong các HĐTN được thể hiện qua các pha của chu trình HĐTN vận dụng
từ chu trình học tập trải nghiệm của David Kolb được trình bày ở mục 2.2.1.
Bảng 3. Biểu hiện NLST qua các pha của chu trình HĐTN
Các pha của HĐTN Mục tiêu Thành phần của NLST
1. Trải nghiệm cụ thể Trải nghiệm để rút ra kinh
nghiệm
(1) Khám phá, xác định và làm rõ
thông tin, ý tưởng
(2) Hình thành ý tưởng và hành động
2. Phản ánh, chia sẻ,
phân tích
Suy ngẫm và chia sẻ kinh
nghiệm
(1) Khám phá, xác định và làm rõ
thông tin, ý tưởng
(3) Suy ngẫm
(4) Phân tích, tổng hợp và đánh giá
3. Khái quát hóa hình
thành kiến thức
Tạo ra hay sửa đổi khái
niệm trong tư duy
(3) Suy ngẫm.
(4) Phân tích, tổng hợp và đánh giá
4. Vận dụng và trải
nghiệm tích cực
Thử nghiệm khái niệm
trong tình huống thực tiễn
hay lập kế hoạch cho trải
nghiệm mới
(3) Suy ngẫm
(4) Phân tích, tổng hợp và đánh giá
(2) Hình thành ý tưởng và hành động
Trên cơ sở đó, theo chúng tui NLST của HS qua HĐTN có thể được phân chia thành 5
mức độ:
- Mức độ 1 (có thể hiện): Dùng ý tưởng, cách thức GQVĐ có sẵn do GV gợi ý, HS chủ
động tìm ra kiến thức mới, cách thức GQVĐ mới mà trước đây HS chưa biết.
- Mức độ 2 (phát triển trung bình): Dựa vào các ý tưởng, cách thức GQVĐ do GV gợi
ý, HS lựa chọn một ý tưởng và cách thức GQVĐ phù hợp, qua đó tìm ra những kiến
thức mới, cách thức GQVĐ mới mà trước đây HS chưa biết.
- Mức độ 3 (phát triển khá): Cải tiến ý tưởng, bổ sung thêm những kiến thức mới, cải
tiến cách thức GQVĐ trong học tập, mang lại hiệu quả tốt hơn.
- Mức độ 4 (phát triển tốt): GQVĐ mới trong học tập bằng cách tự đưa ra ý tưởng, cách
thức mới có nhiều điểm khác biệt so với cách thức làm của GV hay các bạn HS khác.
- Mức độ 5 (làm chủ): Đưa ra ý tưởng mới, phát hiện và GQVĐ mới mà trước đó chưa
đề cập trong quá trình DH, có giá trị xã hội.
2.3 Hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học cơ thể theo định hướng
phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
2.3.1. Các hoạt động trải nghiệm trong dạy học Sinh học
Mỗi môn học có những đặc trưng riêng với dạng HĐTN khác nhau. Sinh học là môn
học thực nghiệm, các HĐTN trong DH Sinh học gắn liền với sự sống, thực tiễn.
Chương trình Sinh học cần dành thời lượng thích đáng cho HĐTN với các hoạt động
quan sát, thí nghiệm, thực hành... Đề xuất các hoạt động tương ứng với các pha của chu
trình HĐTN trong DH Sinh học:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi70 NGUYỄN THỊ DIỆU PHƯƠNG, ĐẶNG THỊ DẠ THỦY
Bảng 4. Các hoạt động của chu trình học tập trải nghiệm trong DH Sinh học
Các pha HĐTN Hoạt động DH Sinh học
1. Trải nghiệm cụ thể HĐTN có tính khám phá: quan sát, thí nghiệm, thực hành, thực địa,
tham quan, trò chơi,...
2. Phản ánh, chia sẻ,
phân tích
HĐTN có tính thể nghiệm, tương tác: Hỏi đáp, thảo luận, tranh luận,
seminar khoa học, diễn đàn, giao lưu, hội thảo, sân khấu hoá, đóng
vai, trình diễn,…
3. Khái quát hóa hình
thành kiến thức
HĐTN có tính nhận thức, tư duy: nghe giảng, bài tập lí thuyết, đề
xuất dự án, xây dựng mô hình lí thuyết
4. Vận dụng và trải
nghiệm tích cực
HĐTN có tính nghiên cứu: Thiết kế mô phỏng, bài tập thực tiễn,
tham quan, thực địa, dự án, khảo sát, điều tra, sáng tạo công nghệ,...
2.3.2. Quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Sinh học cơ thể
theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo
Khi xây dựng quy trình cần đảm bảo những điều kiện cơ bản: mục tiêu DH; nội dung
DH theo chủ đề; tính sư phạm; theo mô hình học tập trải nghiệm; tính thực tiễn; tính
chính xác, khoa học; sự phù hợp về cơ sở vật chất. Quy trình cụ thể gồm:
Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề, chú trọng mục tiêu phát triển NLST
Dựa vào mục tiêu, nội dung của môn học, điều kiện DH cụ thể để xác định và lựa chọn
chủ đề HĐTN phù hợp. GV xác định các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và NL
hướng tới của HS sau khi học xong chủ đề. Đặc biệt chú trọng đến NLST được hình
thành thông qua các HĐTN.
Bước 2: Phân tích logic nội dung của chủ đề
Từ nội dung chủ đề, GV xác định logic các mạch nội dung cốt lõi. Lựa chọn mạch nội
dung phù hợp với chu trình học trải nghiệm và điều kiện thực tiễn cụ thể.
Bước 3: Xác định các dạng HĐTN theo các pha của chu trình trải nghiệm
GVphân tích đặc điểm nội dung kiến thức của các mạch nội dung trong chủ đề để: xác
định thành phần kiến thức khái niệm, quá trình hay quy luật Sinh học; xác định kiến
thức nền tảng đã có ở HS; xác định các dạng hoạt động tương ứng với 4 pha của chu
trình trải nghiệm nhằm phát triển tốt nhất NLST cho HS (Xem bảng 4).
Bước 4: Xây dựng tiến trình (kế hoạch) cho các HĐTN
Dựa trên mục tiêu của mỗi pha của chu trình học tập trải nghiệm, GV cần xác định tiến
trình cụ thể của các HĐTN: phương pháp, kỹ thuật tổ chức hoạt động, kế hoạch chi tiết
tiến hành hoạt động, người thực hiện, phương tiện, điều kiện, thời gian tổ chức,…
Bước 5: Thiết kế tiêu chí và công cụ kiểm tra, đánh giá HS
Thiết kế các tiêu chí và công cụ đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kỹ
năng, thái độ và NL hướng tới của HS sau các HĐTN. Đặc biệt chú ý đánh giá những
biểu hiện của thành phần NLST theo mục tiêu đã xác định.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC... 71
2.4. Vận dụng quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm dạy học chủ đề “Trao đổi
nước và khoáng ở thực vật (TV)”, phần Sinh học cơ thể - Sinh học 11 theo định
hướng phát triển năng lực sáng tạo
Bước 1: Xác định mục tiêu chủ đề, chú trọng mục tiêu phát triển NLST
Mục tiêu chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở TV”:
Kiến thức: Trình bày được vai trò của nước đối với TV; Mô tả, giải thích được cơ chế trao
đổi nước ở TV gồm 3 quá trình: hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; Phân
tích được vai trò của tưới tiêu hợp lí đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và
sự trao đổi nước ở TV phụ thuộc vào điều kiện môi trường; Phân tích được vai trò của
chất khoáng với đời sống TV và cơ chế hấp thụ, vận chuyển nguyên tố khoáng; Trình bày
được vai trò của nitơ, quá trình đồng hóa nitơ khoáng và nitơ tự do trong khí quyển.
Thiết kế và tiến hành được các thí nghiệm: nghiên cứu rễ là cơ quan hấp thụ nước; thân
vận chuyển nước; lá cây thoát hơi nước; vai trò của phân bón đối với cây trồng. Đây là
môi trường thuận lợi để HS phát huy NLST trong quá trình nghiên cứu các thí nghiệm
thực hành này.
Kỹ năng: Phát triển các kỹ năng tư duy trong đó tư duy sáng tạo; phát triển các kỹ năng học
tập: kỹ năng tìm kiếm, xử lí và vận dụng kiến thức về Trao đổi nước và khoáng ở TV…
Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường thông qua trồng, chăm sóc cây xanh, bón phân
hợp lý.
NL hướng đến: Phát triển NL Sinh học và các NL chung, chú trọng phát triển NLST.
Bước 2: Phân tích logic nội dung của chủ đề
Chủ đề “Trao đổi nước và khoáng ở TV” có các mạch nội dung chính: Vai trò của nước;
Sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ; Sự vận chuyển các chất trong cây; Sự thoát hơi nước ở
lá; Vai trò của các nguyên tố khoáng; Dinh dưỡng nitơ; Các nhân tố ảnh hưởng đến trao
đổi nước và dinh dưỡng khoáng ở thực vât và ứng dụng.
Bước 3: Xác định các dạng HĐTN theo các pha của chu trình trải nghiệm
Qua việc phân tích logic nội dung cho thấy các mạch kiến thức chủ đề ‘Trao đổi nước và
khoáng ở TV” chủ yếu thuộc nhóm kiến thức quá trình, HĐTN đặc trưng cho dạng kiến
thức này là thực hành thí nghiệm, nghiên cứu điều tra thực địa, dự án… Lựa chọn nội
dung có thể tổ chức các dạng hoạt động cho mỗi pha trong chu trình trải nghiệm như sau:
Bảng 5. Các dạng HĐTN của chủ đề ‘Trao đổi nước và khoáng ở TV”
Các pha
HĐTN
Nội dung thực hiện Hình thức
HĐTN
1. Trải
nghiệm cụ
thể
- Thí nghiệm chứng minh rễ là cơ quan hấp thụ nước, thân vận
chuyển nước và lá cây thoát hơi nước
- Điều tra tình hình sử dụng phân bón và sự phát triển của cây
trồng ở địa phương
- Nêu các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây
Thực hành
thí nghiệm
Điều tra
thực địa
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề với mạch nội dung hướng đến bản thân?, Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề với mạch nội dung hướng đến môi trường?, bí quyết dạy học trải nghiệm các môn học theo định hướng phát triển năng lực, Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề với mạch nội dung hướng đến hướng nghiệp?, skkn: phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo chủ đề với mạch nội dung hướng đến hướng nghiệp, các dạng của hoạt động trải nghiệm định hướng nghề nghiệp, Những vấn đề chung về tổ chức HĐTN theo định hướng pahts triển PC, NL HS