daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Thiết kế máy phân loại cá theo kích thước phục vụ các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực Trung Bộ
Ngày nay chế biến thuỷ sản phục vụ cho thị trường trong nước và đặc biệt là xuất khẩu cần áp dụng những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới như ISO 22000 : 2005, HCCP. Để đảm bảo những tiêu chuẩn này cần có máy móc chính xác hơn là cảm quan của con người. Giải phóng công nhân ra khỏi công việc nặng nhọc và gây hại đồng thời tăng năng xuất là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới. Chính vì những lý do trên mà tất cả các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản lớn đều có xu hướng sử dụng máy móc thay cho con người .Tuy nhiên thì hiện tại do điều kiện kinh tế còn hạn chế ở nước ta, sự nhập khẩu máy móc của nước ngoài có chi phí rất lớn do vậy đòi hỏi việc thiết kế, sản xuất máy trong nước là một nhu cầu cấp thiết giúp cho sản phẩm thuỷ sản có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Máy phân loại cá ra đời bởi yêu cầu cần thiết phải có máy móc giúp cho quá trình chế biến cá nhanh và chính xác để đảm bảo năng suất, giá thành hợp lý cho các xí nghiệp chế biến thủy sản với quy mô ngày càng lớn như hiện nay.
MỤC LỤC
Tóm tắt
Nhiệm vụ đồ án
Lời nói đầu và Thank i Lời cam đoan liêm chính học thuật ii Mục lục iii Danh sách các bảng biểu, hình vẽ và sơ đồ vii MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG THIẾT BỊ ....................................................................................................2 1.1. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam và vùng duyên hải miền Trung ........2
1.1.1. Ngành thủy sản Việt Nam..................................................................................2
1.1.2. Ngành thủy sản vùng duyên hải miền Trung.....................................................4
1.2. Tìm hiểu về thực trạng sản xuất tại các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu
vực Trung Bộ .................................................................................................................4 1.2.1. Giới thiệu chung ................................................................................................4 1.2.2. Thực trạng sản xuất............................................................................................7 1.3. Nhu cầu sử dụng của thiết bị .................................................................................8 Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ..................9 2.1. Cơ sở của quá trình phân loại sản phẩm rời .......................................................9 2.1.1. Khái niệm...........................................................................................................9 2.1.2. Hiệu suất làm sạch và phân loại ........................................................................9 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phân loại................................................10 2.2. Yêu cầu đối với máy phân loại ............................................................................12 2.3. Các phương án thiết kế ........................................................................................12 2.3.1. Phương án 1: Máy sàng rung một mặt sàng ....................................................12 2.3.2. Phương án 2: Máy phân loại kiểu thùng quay .................................................14 2.3.3. Phương án 3: Máy phân loại cá dùng băng tải và đĩa kẹp ...............................16 2.3.4. Phương án 4: Máy sàng chấn động lệch tâm ...................................................17 2.4. Lựa chọn phương án thiết kế ..............................................................................18 Chương 3: THIẾT KẾ KỸ THUẬT MÁY PHÂN LOẠI CÁ ................................19 3.1. Hệ thống mặt sàng ................................................................................................19 3.1.1. Kích thước........................................................................................................19 3.1.2. Góc nghiêng của khung sàng ...........................................................................20
iii
DUT-LRCC
3.1.3. Tần số và biên độ dao động tối ưu...................................................................20 3.2. Hệ thống trục lệch tâm.........................................................................................21 3.2.1. Xác định số vòng quay của trục lệch tâm ........................................................21 3.2.2. Trọng lượng quả lệch tâm................................................................................21 3.2.3. Trục lệch tâm ...................................................................................................22 3.3. Xác định công suất động cơ và năng suất của máy ...........................................24 3.3.1. Xác định công suất động cơ.............................................................................24 3.3.2. Xác định năng suất của máy phân loại ............................................................26 3.4. Hệ lò xo đỡ.............................................................................................................26 3.5. Thiết kế hệ thống truyền động đai .....................................................................28 3.5.1. Chọn loại đai....................................................................................................28 3.5.2. Xác định đường kính bánh đai.........................................................................29 3.5.3. Tính đường kính bánh đai lớn..........................................................................29 3.5.4. Chọn sơ bộ khoảng cách trục ( Asb).................................................................29 3.5.5. Xác định chính xác chiều dài đai L và khoảng cách trục A ............................30 3.5.6. Kiểm nghiệm góc ôm bánh đai ........................................................................30 3.5.7. Xác định số đai cần thiết..................................................................................30 3.5.8. Xác định kích thước bánh đai ..........................................................................31 3.5.9. Xác định lực tác dụng lên trục .........................................................................31 3.6. Hệ thống băng tải..................................................................................................31 3.6.1. Mặt băng tải .....................................................................................................32 3.6.2. Tang và bộ phận căng tang ..............................................................................32 3.7. Hộp giảm tốc của hệ thống băng tải ...................................................................32 3.7.1. Xác định công suất làm việc ............................................................................33 3.7.2. Hiệu suất của hệ thống.....................................................................................33 3.7.3. Tính chọn động cơ và phân phối tỷ số truyền..................................................34 3.7.4. Thiết kế bộ truyền động đai .............................................................................36 3.7.5. Thiết kế bộ truyền bánh răng cấp nhanh..........................................................39 3.7.6. Thiết kế bộ truyền bánh răng cấp chậm...........................................................44 3.7.7. Thiết kế trục của hộp giảm tốc ........................................................................48 3.7.8. Kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn ..............................................................56 3.7.9. Tính chọn then .................................................................................................60 3.7.10. Thiết kế gối đỡ trục........................................................................................62 3.7.11. Thiết kế cấu tạo hộp giảm tốc........................................................................65
Chương 4: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT TRỤC LỆCH TÂM ...................................................................................................................68
iv
DUT-LRCC

4.1. Phân tích chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết.....................................68 4.1.1. Chức năng ........................................................................................................68 4.1.2. Điều kiện làm việc của trục lệch tâm...............................................................68
4.2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết ..........................................68 4.3. Xác định dạng sản xuất........................................................................................69 4.4. Xác định phôi và phương pháp chế tạo phôi .....................................................69 4.5. Tiến trình công nghệ ............................................................................................70
4.5.1 Nguyên công 1 ..................................................................................................70 4.5.2 Nguyên công 2 ..................................................................................................73 4.5.3 Nguyên công 3 ..................................................................................................73 4.5.4 Nguyên công 4 ..................................................................................................75 4.5.5 Nguyên công 5 ..................................................................................................75 4.5.6 Nguyên công 6 ..................................................................................................77 4.5.7 Nguyên công 7 ..................................................................................................77 4.5.8 Nguyên công 8 ..................................................................................................78
4.6. Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian..................................79 4.6.1. Bề mặt bậc trục Ø60f7.........................................................................................79 4.6.2. Bề mặt bậc trục Ø55h8 ........................................................................................81 4.6.3. Bề mặt bậc trục Ø50h8 ........................................................................................83 4.6.4. Bề mặt bậc trục Ø45h8 ........................................................................................83 4.6.5. Bề mặt bậc trục Ø63js10 .....................................................................................84 4.7. Xác định chế độ cắt...............................................................................................85
4.7.1. Xác định chế độ cắt khi gia công bề mặt trụ Ø63............................................85 4.7.2. Chế độ khi gia công bề mặt bậc trục Ø60f7 ....................................................88 4.7.3. Chế độ cắt khi gia công bề mặt bậc trục Ø55h8 ..............................................91 4.7.4. Chế độ cắt khi gia công bề mặt bậc trục Ø45h8 ..............................................92 4.7.5. Chế độ cắt khi khoan lỗ ...................................................................................92 4.7.6. Chế độ cắt khi gia công mặt đầu......................................................................94 4.7.7. Chế độ cắt khi phay rãnh then .........................................................................94
4.8. Đồ gá công nghệ ....................................................................................................94 Chương 5: HƯỚNG DẪN LẮP RÁP VÀ SỬ DỤNG ..............................................95 5.1. Các thiết bị cần khi thực hiện lắp ráp ................................................................95 5.2. Trình tự lắp ráp ....................................................................................................95 5.3. Hướng dẫn sử dụng ..............................................................................................96 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ......................................................98 6.1. Kết luận .................................................................................................................98
v
DUT-LRCC

6.2. Đề xuất ý kiến........................................................................................................98 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................99
vi
DUT-LRCC

DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Bảng 4.4: Thông số dao tiện ngoài thân thẳng có gắn mảnh hợp kim
Bảng 4.6: Thông số đá mài prôphin thẳng
Bảng 4.7: Thông số lượng dư bậc trục Ø55h8
Bảng 4.8: Thông số lượng dư bậc trục Ø50h8
Bảng 4.9: Thông số lượng dư bậc trục Ø45h8
Bảng 4.10: Thông số lượng dư bậc trục Ø63js10
Bảng 4.11: Tổng kết chế độ tiện Ø63
Bảng 4.12: Tổng kết chế độ cắt nguyên công 3
Bảng 4.13: Tổng kết chế độ cắt khi gia công bề mặt bậc trục Ø55h8
Bảng 4.14: Tổng kết chế độ cắt khi gia công bề mặt bậc trục Ø45h8
Bảng 4.15: Tổng kết chế độ cắt nguyên công khoan lỗ.
Bảng 4.16: Chế độ cắt khi gia công mặt đầu (Tra bảng 5-68, trang 60, [8]) Bảng 4.17: Chế độ cắt khi gia công rãnh then
Hình 2.3: Sơ đồ cấu tạo máy phân loại kiểu thùng quay Hình 2.4: Sơ đồ phân loại bằng sàng thùng quay
Hình 2.5: Sơ đồ phân loại bằng băng tải và đĩa kẹp Hình 2.6: Nguyên lý của máy sàng chấn động lệch tâm Hình 2.7: Hình dạng sơ bộ của cá phân loại
Hình 3.1: Kết cấu mặt sàng
Hình 3.2: Kết cấu trục lệch tâm
Hình 3.3: Biểu đồ mô men của trục gây rung động Hình 3.4: Thông số đai thang
vii
Bảng 1.1: Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải Quan về xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2016
Bảng 4.1: Thứ tự nguyên công
Bảng 4.2: Thông số dao tiện đầu cong có gắn mảnh hợp kim
Bảng 4.3: Thông số dao vai:
Bảng 4.5: Thông số dao phay ngón đuôi côn
DUT-LRCC
Hình 1.1: Tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản, sản lượng nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1990 – 2013
Hình 1.2: Quy trình chế biến cá đông lạnh
Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo máy sàng rung 1 mặt sàng
Hình 2.2: Kết cấu mặt sàng dạng nan quạt

Hình 3.5: Sơ đồ hệ thống băng tải
Hình 3.6: Thông số đai thang
Hình 3.7: Kết cấu sơ bộ hộp giảm tốc
Hình 3.8: Biểu đồ momen trục I
Hình 3.9: Biểu đồ momen trục II
Hình 3.10: Biểu đồ momen trục III
Hình 3.11: Các thống số hình học của then bằng Hình 3.12: Sơ đồ tính toán gối đỡ trục I
Hình 3.13: Cấu tạo ổ bi đỡ 1 dãy
Hình 3.14: Sơ đồ tính toán gối đỡ trục II
Hình 4.1: Bản vẽ kết cấu trục
Hình 4.2: Bản vẽ phôi
Hình 4.3: Bản vẽ đánh số của bề mặt gia công
Hình 4.4: Mâm cặp 3 chấu
Hình 4.5: Sơ đồ gá đặt nguyên công 1
Hình 4.6: Dao tiện mặt đầu
Hình 4.7: Dao tiện ngoài thân cong có gắn mảnh hợp kim
Hình 4.8 : Sơ đồ gá đặt nguyên công 2
Hình 4.9: Sơ đồ gá đặt nguyên công 3
Hình 4.10: Dao tiện ngoài thân thẳng gắn mảnh hợp kim
Hình 4.11: Sơ đồ định vị gia công 4
Hình 4.12: Sơ đồ gá đặt nguyên công 5
Hình 4.13: Dao phay ngón đuôi côn
Hình 4.14: Sơ đồ định vị gia công
Hình 4.15: Đá mài prôphin thẳng
Hình 4.16: Sơ đồ gá đặt kiểm tra độ đảo hướng kính của mặt 6 và đường tâm trụ bậc
viii
DUT-LRCC

Thiết kế máy phân loại cá theo kích thước phục vụ các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực Trung Bộ
 Mục đích đề tài:
MỞ ĐẦU
Máy phân loại cá ra đời bởi yêu cầu cần thiết phải có máy móc giúp cho quá trình chế biến cá nhanh và chính xác để đảm bảo năng suất cho các xí nghiệp chế biến thủy sản với quy mô ngày càng lớn như hiện nay.
 Mục tiêu đề tài:
Phân tích, tính toán và thiết kế các bộ phận của máy.
 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Phạm vi:
 Không gian: Sách chuyên ngành, tài liệu liên quan.
 Nội dung: Các phương pháp phân loại sản phẩm rời, quy trình tính toán thiết
kế hộp giảm tốc, quy trình công nghệ gia công chi tiết - Đối tượng:
 Cơ sở lý thuyết về phân loại sản phẩm rời
 Máy cơ học nông sản - thực phẩm
 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Khảo sát thực tế thu thập thông tin về đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu giáo trình, bài viết
và các thông tin có chọn lọc trên internet có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Từ việc nghiên cứu tài liệu, giáo trình và các
nguồn thông tin tiến hành tính toán thiết kế các phần của đề tài.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến từ giáo viên hướng dẫn và giáo viên
khác để có thể hoàn thiện nội dung cũng như hình thức của đề tài.
 Cấu trúc đồ án tốt nghiệp:
- Tổng quan về ngành chế biến thủy sản và nhu cầu sử dụng thiết bị - Phân tích và lựa chọn phương án thiết kế.
- Thiết kế kỹ thuật máy phân loại cá.
- Lập quy trình công nghệ chế tạo chi tiết điển hình.
- Hướng dẫn lắp ráp và sử dụng. - Kết luận và đề xuất ý kiến.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thanh Liêm Hướng dẫn: TS. Tào Quang Bảng 1
DUT-LRCC

Thiết kế máy phân loại cá theo kích thước phục vụ các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực Trung Bộ
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG THIẾT BỊ
1.1. Tổng quan về ngành thủy sản Việt Nam và vùng duyên hải miền Trung
1.1.1. Ngành thủy sản Việt Nam
Ngành thủy sản Việt Nam có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp cho GDP khoảng 4%. Trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản chiếm 21% tỷ trọng. Những năm gần đây xuất khẩu thủy sản đứng vị trí thứ 3 (sau dầu thô và may mặc) là một trong các lĩnh vực xuất khẩu thu về ngoại tệ lớn cho Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân trong 5 năm qua là 10 - 15%/năm. Theo đánh giá của FAO, Việt Nam nằm trong số các nước có ngành thủy sản phát triển với tốc độ nhanh. Ngành thủy sản giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân:
- Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho người dân Việt Nam - Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
- Xóa đói giảm nghèo
- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
- Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
- Nguồn xuất khẩu quan trọng
- Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo.
Trong những năm trở lại đây, ngành thủy sản nước ta đã có những bước phát triển lớn, đem lại nguồn kim ngạch xuất khẩu lớn nhất và ổn định. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã chiếm lĩnh, đứng vững trên trường quốc tế và hiện đang là một trong 10 nước có giá trị xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thủy sản nhanh nhất. Từ năm 1990 trở lại đây, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 1990 giá trị kim ngạch xuất khẩu mới đạt 205 triệu USD, đến năm 2000 đạt xấp xỉ 1,5 tỷ USD và đến năm 2012 đạt 6,2 tỷ USD. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2013 ghi nhận nhiều thắng lợi của sản xuất thủy sản khi vượt qua mọi khó khăn nội tại của ngành và những điều kiện bất lợi từ bên ngoài, tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng và duy trì vị trí của các đối tượng chủ lực. Với những con số ấn tượng: sản lượng thủy sản ước đạt 6,05 triệu tấn (tăng 2,1% so với năm 2012); trong đó, sản lượng khai thác 2,71 triệu tấn (tăng 2,2%), nuôi
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thanh Liêm Hướng dẫn: TS. Tào Quang Bảng 2
DUT-LRCC

Thiết kế máy phân loại cá theo kích thước phục vụ các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực Trung Bộ
trồng 3,34 triệu tấn (tăng 2%): tôm nước lợ ước đạt 548.000 tấn (tăng 12,3%), cá tra 1,15 triệu tấn (giảm 7,6%).
Kết quả cụ thể, về tôm nước lợ, diện tích tôm nuôi cả năm ước đạt 666.000 ha, tăng 1,6% so năm 2012, sản lượng 548.000 tấn, tăng 12,3%; trong đó, tôm sú 600.000 ha, sản lượng 268.000 tấn, giảm 2,2% về diện tích và 11,3% sản lượng; tôm thẻ chân trắng đạt 66.000 ha và 280.000 tấn, lần lượt tăng 57,9% và 50,5% về diện tích và sản lượng. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước năm 2013 đạt gần 6,9 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2012 (Hình 1.1). Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn, các mặt hàng đều sụt giảm trừ xuất khẩu tôm. Kim ngạch xuất khẩu tôm tăng là nhờ giá tôm thế giới tăng mạnh và đây cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu tôm chân trắng vượt tôm sú. Các thị trường nhập khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật vẫn chưa thực sự thoát khỏi suy thoái, tình hình thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến cùng với sự sụt giảm chất lượng nguyên liệu xuất khẩu vẫn là thách thức đối với ngành thủy sản trong năm vừa qua và trong các năm tiếp theo. Theo dự báo, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2014 sẽ đạt khoảng 6,9 tỷ USD, trong đó tôm xuất khẩu đạt 3 tỷ USD, cá tra 1,6 tỷ USD và hải sản khoảng 2,2 tỷ USD
Hình 1.1: Tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản, sản lượng nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1990 - 2013
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thanh Liêm Hướng dẫn: TS. Tào Quang Bảng 3
DUT-LRCC

Thiết kế máy phân loại cá theo kích thước phục vụ các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực Trung Bộ
1.1.2. Ngành thủy sản vùng duyên hải miền Trung
Vùng duyên hải miền Trung gồm 8 tỉnh/thành theo thứ tự Bắc - Nam: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận có chiều dài bờ biển khoảng hơn 1.000 km, biển vùng này khá sâu ở sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh thuận lợi cho việc phát triển ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Xuất khẩu thủy sản vùng duyên hải miền Trung đã có đóng góp rất lớn vào sự thành công của ngành thủy sản cả nước, đặc biệt như Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa. Một số sản phẩm xuất khẩu có thế mạnh của vùng duyên hải miền Trung như tôm đối với thủy sản nuôi trồng (ở Khánh Hòa, Đà Nẵng) và cá ngừ đại dương đối với thủy sản đánh bắt xa bờ (ở Phú Yên, Bình Định),... đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho các tỉnh/thành. Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 tại Khánh Hòa và Xí nghiệp Đông lạnh F32 - Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước tại Đà Nẵng là 02 trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu trong cả nước
1.2. Tìm hiểu về thực trạng sản xuất tại các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực Trung Bộ
1.2.1. Giới thiệu chung
Thủy sản đang ngày càng chiếm tỉ phần cao trong bữa ăn của con người bởi giá trị dinh dưỡng của nó đang ngày càng được đánh giá cao.Việt Nam có lợi thế rất lớn về tài nguyên biển, với hơn 3000 km bờ biển và vùng biển rộng lớn đã mạng lại cho chúng ta một giá trị kinh tế rất cao từ thủy sản.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam (Bảng 1.1), giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 9 năm 2016 đạt 666 triệu USD, tăng 5,52% so với cùng kỳ 2015, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm 2016 lên 5,02 tỷ USD, tăng 5,08% so với cùng kỳ.
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10 năm 2016 ước đạt 690 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 10 tháng đầu năm lên khoảng 5,7 tỷ USD, tăng khoảng 3,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 thị trường tiêu thụ hàng đầu các loại thủy sản Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2016, chiếm trên 54% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên vấn đề hiện tại là kinh doanh thủy sản đang ngày càng trở nên khó khăn đối với các nhà sản xuất và kinh doanh do thị trường lần lượt đưa ra những rào cản thương mại và kỹ thuật cao.
Hiện nay để có được chỗ đứng trên thị trường thế giới các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản ở nước ta đã có sự liên kết cao với sự ra đời của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VASEP.
Sinh viên thực hiện: Hoàng Thanh Liêm Hướng dẫn: TS. Tào Quang Bảng 4
DUT-LRCC

Thiết kế máy phân loại cá theo kích thước phục vụ các xí nghiệp chế biến thủy sản ở khu vực Trung Bộ
Đối với khu vực Trung Bộ có ưu thế rất lớn về đánh bắt và nuôi trồng trên biển do có lợi thế lớn về vùng biển rộng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Top