Download miễn phí Đề tài Thiết kế nhà ở chung cư 9 tầng Mễ Trì Hạ
PHẦN I : KIẾN TRÚC
I. Giới thiệu về kiến trúc
II. Tìm hiểu các giải pháp thiết kế công trình
PHẦN II : KẾT CẤU
Chương I : Phân tích và đánh giá giải pháp kết cấu
I . Đặc điểm thiết kế nhà cao tầng
II . Lựa chọn giải pháp kết cấu
III . Lựa chọn giải pháp kết cấu
IV . Vật liệu sử dụng
V . Lập mặt bằng kết cấu sàn chọn tiết diện các cấu kiện
Chương II : Xác định tải trọng tĩnh và hoạt tải tác dụng lên Khung K3
I . Xác định tải trọng đứng
1 . Tĩnh tải
2 . Hoạt tải
II . Dồn tải về dầm khung K3
1. Dồn tĩnh tải và hoạt tải từ sàn
1.1. Tải tập trung
1.2. Tải phân bố
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-07-19-de_tai_thiet_ke_nha_o_chung_cu_9_tang_me_tri_ha_omtnWCz26H.png /tai-lieu/de-tai-thiet-ke-nha-o-chung-cu-9-tang-me-tri-ha-92966/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Bảo dưỡng bê tông móng :
- Bê tông sau khi đổ 4 á7 giờ phải được tưới nước bảo dưỡng ngay. Hai ngày đầu cứ hai giờ tưới nước một lần, những ngày sau từ 3 á 10 giờ tưới nước một lần tuỳ theo điều kiện thời tiết. Bê tông phải được giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm,Tránh va chạm vào bê tông móng dùng máy bơm tưới nước bảo dưỡng, bơm đều lên khắp mặt móng, bảo dưỡng bê tông để tránh cho bê tông nứt nẻ bề mặt móng và tạo điều kiện cho bê tông phát triên cường độ theo yêu cầu . Trong quá trình bảo dưỡng bê tông nếu có khuyết tật phải được xử lý ngay.
c) Kỹ thuật đầm.
Dùng đầm dùi để đầm bê tông móng. Chiều dày của lớp bê tông đầm từ 20 – 30cm. Đầu đầm phải ăn sâu xuống lớp bê tông phía dưới từ 5 – 10cm để liên kết tốt hai lớp bê tông.
Thời gian đầm tại một vị trí từ 20-30 giây. khoảng cách chuyển đầm dùi không được quá 1,5R bán kính tác dụng của đầm.
Phải chuyển máy bằng cách rút từ từ và không được tắt máy để tránh lưu lại những lỗ rỗng trong bê tông ở chỗ vừa đầm xong.
Đầm bê tông tới khi bê tông không lún được nữa và trên bề mặt nổi nước váng xi măng là được.
Khi đầm không để dùi chạm vào cốt thép móng và thép cổ móng để tránh làm sai lệch vị trí của cốt thép.
Khi đầm cần lưu ý :
+ Đầm luôn phải để vuông góc với mặt bê tông
+ Khi đầm lớp bê tông thì đầm phải cắm vào lớp bê tông bên dưới (đã đổ trước) 10cm .
+ Thời gian đầm phải tối thiểu: 15 á 60s
+ Đầm xong một số vị trí, di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên và tra xuống phải từ từ.
+ Khoảng cách giữa 2 vị trí đầm là 1,5.ro = 50cm
+ Khoảng cách từ vị trí đầm đến ván khuôn > 2d
(d, ro : đường kính và bán kính ảnh hưởng của đầm dùi)
4.5.5. Kiểm tra chất lượng và bảo dưỡng bê tông :
a. Kiểm tra chất lượng bê tông :
Đây là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết cấu sau này. Kiểm tra bê tông được tiến hành trước khi thi công (Kiểm tra độ sụt của bê tông) và sau khi thi công (Kiểm tra cường độ bê tông).
b. Bảo dưỡng bê tông :
- Cần che chắn cho bê tông đài móng không bị ảnh hưởng của môi trường.
- Khi trời nắng trên mặt bê tông sau khi đổ xong cần phủ 1 lớp giữ độ ẩm như bảo tải, mùn cưa...
- Thời gian giữ độ ẩm cho bê tông đài: 7 ngày
- Lần đầu tiên tưới nước cho bê tông là sau 4h khi đổ xong bê tông. Hai ngày đầu cứ sau 2h đồng hồ tưới nước một lần. Những ngày sau cứ 3-10h tưới nước 1 lần.
Chú ý:
Khi bê tông chưa đạt cường độ thiết kế, tránh va chạm vào bề mặt bê tông. Việc bảo dưỡng bê tông tốt sẽ đảm bảo cho chất lượng bê tông đúng như mác thiết kế.
Công tác tháo ván khuôn móng:
Ván khuôn móng được tháo ngay sau khi bê tông đạt cường độ 25 kG/cm2 (1á2 ngày sau khi đổ bê tông ). Trình tự tháo dỡ được thực hiện ngược lại với trình tự lắp dựng ván khuôn.
5) Thiết kế sàn công tác thi công đài móng.
Sàn công tác dùng cho người và phương tiện vận chuyển trong quá trình thi công móng và cổ móng. Cấu tạo sàn công tác bao gồm các tấm ván được ghép lên xà gồ đỡ và được đặt lên các giá đỡ.
Vì ta đổ bê tông móng và cổ móng bằng máy bơm do đó không cần thiết kế sàn công tác mà chỉ cần đặt theo cấu tạo bề rộng của sàn công tác là 60cm. Chọn các tấm ván bằng gỗ có kích thước b=30cm dày 3cm, dài 60cm; đà ngang đỡ sàn có kích thước 60x120mm.
6) Thi công giằng móng.
Đổ bê tông giằng móng.
Vì giằng và cổ móng có khối lượng bêtông không lớn(35,7 m3) mặt bằng giằng móng không khó khăn phức tạp nên ta dùng biện pháp đổ bê tông bằng thủ công với trạm trộn tại hiện trường .
Dùng máy trộn bê tông lót móng để trộn bê tông giằng.
Chọn máy trộn SB10V.
Mã hiệu
Dung tích(lít)
Số .v
V/phút
Số.được
L
(m)
B
(m)
H
(m)
Trọng
Lượng
Thùng.t
Xuất.l
SB-10V
1200
800
17
13
3,77
2,67
2,525
3,7 t
c) Chọn phương tiện vận chuyển.
Chọn phương tiện vận chuyển thủ công là xe cút kít với cự ly vận chuyển thông thường từ 50-70m, sức chở từ 60-80kg.
Tổ chức đường vận chuyển là vòng kín.
Có thể sử dụng thêm xe cải tiến cho việc vận chuyển bê tông.
Để cho bê tông liên kết tốt tại những vị trí giằng giao thoa khi đổ bê tông giằng dọc ta đổ luốn sang giằng ngang một đoạn bằng 1/ 4 chiều dài nhịp giằng ngang và đầm kĩ vị trí giao thoa.
* Kỹ thuật đầm giống như kỹ thuật đầm trong thi công bê tông đài móng.
Sau khi bê tông giằng móng đạt cường độ yêu cầu có thể dỡ cốp pha và chuẩn bị tiến hành thi công phần thân.
Phần III- Khối lượng thi công phần khung sàn tầng 6.
Thi công cột, dầm, sàn, thang bộ gồm các công tác sau :
+ Lắp dựng cốt thép cột
+ Lắp dựng ván khuôn cột
+ Đổ bê tông cột
+ Lắp dựng cây chống ván khuôn dầm sàn
+ Đặt cốt thép dầm sàn
+ Đổ bê tông dầm sàn
+ Ván khuôn cầu thang bộ
+ Ván khuôn vách thang máy
+ Bảo dưỡng bê tông
+ Tháo dỡ ván khuôn
Tính khối lượng bê tông cho khung sàn tầng 6 cao trình từ 17,4m đến 20,7m bao gồm .
Khối lượng bê tông
Cách tính toán khối lượng:
- Bê tông cột ta lấy chiều cao bằng chiều cao tầng trừ đi chiều cao dầm.
Bê tông dầm ta tính toán với chiều dài mỗi nhịp trừ đi phần thể tích cột.
Với dầm phụ ta trừ đi phần thể tích của dầm chính.
Với bê tông sàn ta tính cho từng ô khác nhau một với kích thước trừ đi kích thước dầm đỡ nó.
Từ đó ta tính được các kết quả sau:
+ Khối lượng bê tông cột tầng 6: 0,4x0,75x(3,3-0,6)x34=27,54 m3.
+ Khối lượng bê tông dầm tầng 6: 47,509 m3.
+ Khối lượng bê tông sàn tầng 6: 67,557 m3.
+ khối lượng bê tông lõi cầu thang máy: 10,446 m3.
2) Khối lượng ván khuôn.
+ Tính toán ván khuôn sàn: kích thước các ô sàn được tính từ mép các dầm.
+ Tính toán ván khuôn dầm : kích thước các dầm được tính từ mép các cột.
+ Tính toán ván khuôn cột: chiều cao của ván khuôn được tính từ mặt sàn tới mép dầm chính.
Ta tính toán được các kết quả sau:
Diện tích ván khuôn sàn: 547.014 m2.
Diện tích ván khuôn dầm: 378,287 m2.
Diện tích ván khuôn cột: 258,06 m2.
Diện tích ván khuôn thang máy: 83,03 m2.
3) Khối lượng cốt thép.
- Trick hết ta thống kê Khối lượng cốt thép của công trình dựa vào bảng thống kê cốt thép của từng hạng mục đã tính ở phần “ Kết Cấu”.
a. Khối lượng thép sàn tầng 6: 2131.13kg
b. Khối lượng thép dầm tầng 65891,43kg:
c. Khối lượng thép cầu thang bộ:230,17kg
4) Chọn ván khuôn, dàn giáo, cây chống.
a). Lựa chọn loại ván khuôn
Hiện nay trong xây dựng sử dụng hai hệ ván khuôn chính là hệ ván khuôn bằng gỗ và hệ ván khuôn định hình (bằng thép hay bằng gỗ dán có sờn thép gia cờng )
Hệ ván khuôn bằng gỗ đòi hỏi mất nhiều công sức chế tạo, khó thay đổi kích thước (nhiêù cột chống nếu chiều cao tầng khác nhau thì khó luân chuyển được) độ linh hoạt kém tỉ lệ hao hụt lớn .
Hệ ván khuôn định hình bằng thép hay bằng gỗ dán có sờn thép gia cờng dễ tháo lắp, thi công nhanh, bề mặt cấu kiện thi công đẹp, hệ số luân chuyển lớn .
Công trình là nhà cao tầng (10 tầng) đòi hỏi một lợng ván khuôn rất lớn nên việc sử dụng ván khuôn có độ bền lớn sẽ đem lại hiệu quả cao. Do vậy ta chọn dùng ván khuôn định hình bằng thép có hệ số luân chuyển lớn vừa đem lại hiệu quả thi công cao vừa phù hợp với khả năng đáp ứng của thị trờng.Ván thép định hình của hãng Nittetsu chế tạo, gông gỗ hay thép,xà gồ gỗ,giáo PAL,cột chống đơn do Hoà Phát chế tạo
b). Thiết kế ván khuôn sàn:
*).Tổ hợp giáo PAL.
Chiều cao tầng 3,3m,chiều cao sàn 120mm
ị Chiều cao thông thuỷ:
h = 3300 – 120 = 3180(mm).
Sử dụng 2 giáo PAL cao 1,0 m và 1giáo cao 0,75m làm kết cấu đỡ dầm.
Kiểm tra: 3180-(1500+1000 + 295)= 385<600á750 (mm).
Trong đó:Chiều dày 2 lớp xà gồ và ván sàn tạm tính bằng 29,5cm.
Tổng chiều cao của chân kích và đầu kích kể cả phần cố định là 0,2á0,75m
Tổng chiều cao điều chỉnh của chân kích và đầu kích:0,05á0,6m
*). Xác định tải trọng tác dụng lên dầm sàn:
Tải trọng tác dụng lên dầm sàn là lực phân bố đều qtt bao gồm tĩnh tải của bê tông sàn, ván khuôn và các hoạt tải trong quá trình thi công .
+ Tĩnh tải:
Bao gồm tải trọng do bê tông cốt thép sàn và tải trọng của ván khuôn sàn .
- Tải trọng do bê tông cốt thép sàn:Sàn dày 120.
p1 = n1´h´gsàn = 1.2´0.12´2500 = 420 (kG/m2) .
- Tải trọng do bản thân ván khuôn sàn:
p2 = n1´g´h = 1.2´30 = 36 (kG/m2) .
Trong đó: n1 là hệ số vợt tải lấy bằng 1.2
g.h = 30 kG/m2
Vậy ta có tổng tĩnh tải tính toán: p = p1+ p2 = 420 + 36 = 456 (kG/m2) .
+ Hoạt tải:
Bao gồm hoạt tải sinh ra do ngời và phơng tiện di chuyển trên sàn, do quá trình đầm bêtông và do đổ bê tông vào ván khuôn.
- Hoạt tải sinh ra do ngời và phơng tiện di chuyển trên bề mặt sàn :
p3 = n2 .ptc = 1,3´250 = 325 (kG/m2) .
Trong đó hoạt tải tiêu chuẩn do ngời và phơng tiện di chuyển trên sàn lấy là
ptc = 250kG/m2
- Hoạt tải sinh ra do quá trình đầm bê tông và đổ bê tông
p4 = n2 .ptc4 = 1,3´(150+400) = 715 (kG/m2) .
Trong đó ...