Download miễn phí Đồ án Thiết kế phân xưởng Reforming xúc tác - Lê Thị Tuấn Anh





Bơm là máy thuỷ lực dùng để vận chuyển và tuyền năng lượng cho chất lỏng. Trong công nghiệp chế biến dầu thì bơm được sử dụng rất rộng rãi. Sử dụng loại bơm nào là do yêu cầu kỹ thuật (năng xuất, hiệu xuất, công xuất) và yêu cầu kinh tế (rẻ tiền, làm việc an toàn). Ngoài ra chế độ vận hành của dây chuyền (các thông số) cũng là căn cứ để chọn bơm. Lý do là sự vận hành cũng như năng xuất của bơm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: áp xuất, nhiệt độ. Đối với quá trình reforming xúc tác thì chất lỏng cần vận chuyển có độ nhớt nhỏ, sạch. Lưu lượng và áp xuất yêu cầu không lớn lắm, kết hợp với một số yếu tố khác ta chọn bơm ty tâm.

Tất nhiên người ta cũng có thể sử dụng cả những loại bơm khác như bơm piston, bơm xoáy lốc. Dưới đây là biểu đồ cho biết vùng áp dụng các loại bơm.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ác sôi.
Quá trình reforming xúc tác khi sử dụng reactor với lớp xúc tác cố định nên nó phải định kỳ dừng làm việc để tái sinh xúc tác bị cốc hóa. Một số reactor có đường van song song để dễ tái sinh xúc tác ở từng reactor riêng mà không cần dừng làm việc toàn bộ hệ thống.
Vào thập niên 1960 xúc tác hai hay nhiều kim loại đã được phát triển và luôn được cải tiến để có độ bền cao, chống lại sự tạo cốc, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm có RON =100 mà vốn đầu tư và chi phí vận hành không cao.
Đầu những năm 1970, một cải tiến nổi bật về quá trình reforming xúc tác ra đời, đó là quá trình tái sinh xúc tác liên tục của hãng UOP và tiếp theo là của hãng IFP. Trong hệ thống này, các thiết bị phản ứng được bố trí cái nọ chồng lên cái kia thành một cơ cấu chưng cất. Xúc tác đi từ thiết bị thứ nhất xuống thiết bị phản ứng thứ hai, rồi từ thiết bị thứ hai đến thiết bị thứ ba và cuối cùng xuống thiết bị thứ tư rồi đưa sang thiết bị tái sinh riêng. Xúc tác sau khi đã tái sinh được quay trở lại thiết bị thứ nhất. Quá trình này gọi là quá trình tái sinh liên tục xúc tác (CCR).
Ngày nay, quá trình CCR với áp suất siêu thấp và có thể làm việc ở áp suất 3,5 atm. Hầu như tất cả các quá trình reforming xúc tác mới được xây dựng đều là quá trình CCR.
V.2.2. Dây chuyền reforming với lớp xúc tác cố định:
Trong công nghệ chế biến dầu, quá trình reforming với lớp xúc tác cố định vẫn còn phổ biến, ở đây điều kiện tiến hành quá trình được chọn để đảm bảo thời gian giữa các lần tái sinh lớn (thường trên 6 tháng đến một năm). Quá trình tái sinh xúc tác được tiến hành đồng thời trong tất cả reactor đối với hệ thống không có các thiết bị dự trữ.
Hệ thống trong đó quá trình Reforming xúc tác thực hiện phần tái sinh xúc tác được tiến hành định kì ngay trong thiết bị phản ứng, loại hệ thống này có thể chia thành hai nhóm
Nhóm 1: Các hệ thống trong quá trình tái sinh xúc tác đựoc tiến hành đồng thời trong tất cả các thiết bị phản ứng .Hệ thống này được tiến hành ở chế độ cứng vừa phải, chu kì làm việc của xúc tác kéo dài trong nhiều tháng (có thể 4 đến 8 tháng). Thuộc hệ này ở các nước Liên Xô (cũ) và Mĩ đều có, ví dụ như quá trình Katforming và quá trình Guđri-forming ở Mĩ.
Nhóm 2: Các hệ thống trong đó quá trình tái sinh xúc tác được thực hiện trong một thiết bị phản ứng dự trữ .Cho nên nó cho phép không cần dừng toàn bộ hệ thống Reforming để tái sinh chất xúc tác, nhưng chúng lại phức tạp hơn về mặt công nghệ. Ơ hệ thống loại này tiến hành ở chế độ cứng và chu kì làm việc của xúc tác ngắn. Thuộc hệ này là quá trình Untraforming và Paueforming.
Nguyên liệu là phân đoạn naphta đã được sấy khô và làm sạch từ bộ phận hydro hoá làm sạch được trộn với khí hydro từ máy nén sau khi qua các thiết bị trao đổi nhiệt, được nạp nối tiếp vào lò đốt nóng và các reactor từ thứ 1 đến thứ 3 (ngày nay thường dùng đến lò thứ 4). Sản phẩm ra khỏi lò sau khi qua các thiết bị trao đổi nhiệt, được nạp tiếp vào thiết bị đốt nóng và thiết bị làm sạch .Sau đó qua thiết bị ngưng tụ, sản phẩm sẽ giữ ở nhiệt độ 38oC khí không ngưng sẽ được tách ra ở thiết bị tách khí. Phần lớn khí này được máy nén và tiếp tục tuần hoàn lại là reforming, Phần còn lại được dẫn sang bộ phận tách khí và sử dụng H2, ví dụ cho hydro hoá làm sạch. Sản phẩm đáy của thiết bị tách được đưa qua thiết bị đốt nóng bởi sản phẩm nóng của đáy cột. Sản phẩm đỉnh của cột được dẫn sang thiết bị ngưng tụ. Các hợp chất hơi sẽ tách khỏi dây chuyền, sản phẩm lỏng được hồi lưu bằng bơm. Xăng reforming ổn định ở đây được cơ hội qua thiết bị trao đổi nhiệt rồi qua thiết bị làm sạch, sau đó vào bể chứa.
Các dây chuyền xúc tác cố định thường dùng trong công nghiệp là:
Bảng 13
Tên quá trình
Hãng thiết kế
Loại xúc tác
Plat Former
UOP
R11-R12:pt =0.375-0.75
Power Former
Exxon
RX,ro,BO(Pt,Re)
IFP Reformer
IFP
RG 400Pt (0.2-0.6)
Maoner Former
Engelhard
RD.150(Pt=0.6)E500
Reni Former
CRC
F(Pt, Re)
+ Tái sinh xúc tác:
Đối với hệ thống công nghệ tái sinh đồng thời tất cả là phản ứng thì các bước tiến hành như sau :
Đầu tiên ngừng bơm nguyên liệu, cho thiết bị phản ứng hydro Cr-acking ngừng hoạt động song vẫn tiếp tục bơm khí để đuổi hết các hydro cacbon đồng thời giảm dần nhiên liệu đốt lò sau đó ngừng hẳn, nhiệt độ hạ xuống 200oC thì ngừng bơm khí hydro, thải hết khí hydro bằng cách hút chân không. Thổi và thải khí trơ, sau đó bơm khí trơ đến khoảng 10 atm, đun nóng thiết bị phản ứng từ từ, khi nhiệt độ vào khoảng 250o C thì bơm không khí vào sao cho lượng oxy vào khoảng 0,5% thể tích và tăng từ từ cho đến 2% thể tích thì kết thúc. Khi cốc đã cháy hết, nhiệt độ vào khoảng 400oC, giữ nhiệt độ trong lò không quá 500oC sau đó làm lạnh, thổi khí trơ qua và cuối cùng thổi khí chứa hydro qua. Bắt đầu khởi động lại hệ thống để làm việc. Khi sơ đồ công nghệ có sử dụng lò dự trữ thì việc tái sinh không làm gián đoạn thời gian làm việc và chỉ đơn giản là chuyển đường dẫn nguyên liệu sang lò phản ứng làm việc thế, quá trình tái sinh đối với lò phản ứng đã làm việc tương tự như đã trình bày ở trên.
V.2.3. Dây chuyền công nghệ reforming xúc tác với lớp xúc tác chuyển động.
Vào những năm 1970, một cải tiến nổi bật về quá trình reforming xúc tác ra đời đó là quá trình có tái sinh liên tục xúc tác của UOP và IFP gọi là quá trình CCR. Đến năm 1996, hãng UOP đã xây dựng được 139 nhà máy CCR, còn IFP có 48 nhà máy CCR.
Sau đây để minh hoạ cho quá trình CCR ta chọn quá trình của hãng UOP.
Đặc biệt của dây chuyền này là các lò phản ứng chồng lên nhau thành một khối. Xúc tác chuyển động tự chảy từ reactor trên cùng xuống reactor cuối cùng, sau đó xúc tác đã làm việc được chuyển sang thiết bị tái sinh để khôi phục lại hoạt tính rồi nạp trở lại reactor thứ nhất rồi tạo thành chu kỳ lớn.
Trong các hệ thống này, quá trình tái sinh xúc tác được thực hiện trong một thiết bị tái sinh riêng. Đây là hệ thống Reforming xúc tác hiện đại nhất xuất hiện ở Mĩ năm 1971. Trong các hệ thống này, các thiết bị phản ứng được bố trí cái nọ trên cái kia làm thành một cơ cấu chung nhất xúc tác đi từ thiết bị thứ nhất, xuống thiết bị phản ứng thứ 2, rồi từ thiết bị thứ 2 xuống thiết bị thứ, 4 và cuối cùng xúc tác được đưa sang thiết bị tái sinh .Sau khi xúc tác đã tái sinh nó lại được đưa trở về thiết bị phản ứng thứ nhất. Như vậy quá trình Reforming xúc tác được thực hiện liên tục. Nhờ lấy ra liên tục một phần xúc tác để tái sinh lên có thể duy trì mức độ hoạt tính trung bình của chất xúc tác cao hơn so với hệ thống với lớp xúc tác cố định. Do vậy mà áp suất và bội số tuần hoàn khí chứa hydro có thể giảm xuống tương ứng có thể 3,5 đến 12 at và 400 đến 500m3/m3.
Việc giảm được áp suất có ảnh hưởng tốt đến quá trình, tăng được hiệu suất, tăng nồng độ hydro trong khí chứa hydro. Nói chung loại này đang được xây dựng phổ biến trên các nước.
Nguyên liệu trộn với khí hydro tuần hoàn được đốt nóng đến nhiệt độ phản ứng (520-5300c) trong các thiết bị trao đổi nhiệt và bộ phận thứ nhất của lò ống rồi được nạp vào thiết bị phản ứng thứ nhất ở trên cùng. Sau khi tiếp xúc với xúc tác, nguyên liệu bị biến đổi tuỳ từng trường hợp vào các điều kiện công nghệ của quá trình. Khối thiết bị phản ứng gồm bốn thiết bị chồng lên nhau theo trục thẳng đứng, kích thước tăng dần từ trên xuống dưới và đều là kiểu xuyên tâm. Trong mỗi reactor có thiết bị riêng về ống dẫn xúc tác, bộ phận phân phối, bộ phận cách ly và các thiết bị khác sao cho phù hợp với quá trình chuyển động của xúc tác và các phản ứng hoá học xẩy ra.
Lượng xúc tác chứa trong reator rất khác nhau, reator thứ nhất chỉ chứa 10–20% lượng xúc tác và reactor cuối chứa khoảng 50% khối lượng xúc tác. Xúc tác đã làm việc được chuyển sang lò tái sinh xúc tác, hỗn hợp khí phản ứng đi ra khỏi reactor thứ nhất được qua lò đốt nâng lại đến nhiệt độ phản ứng rồi được nạp ngay vào reator thứ hai, cứ như vậy cho đến reator thứ 4. Sau reator thứ 4, hơi khí sản phẩm được ngưng tụ và và làm lạnh tiếp trước khi chuyển sang bộ phận phân tách sản phẩm. ở bị tách, sản phẩm được chia thành hydro cacbon lỏng ngưng tụ và hơi khí giàu hydro. Phần lớn khí này được quay lại reactor nhờ máy nén khí tuần hoàn, phần khí còn lại được trộn với bộ phận tái tiếp xúc rồi đi ra cột ổn định sản phẩm.
Bộ phận tái sinh xúc tác:
Xúc tác đã làm việc chảy từ reactor cuối cùng xuống bộ phận thu xúc tác ở bunke chứa, sau đó chảy xuống ống nâng. Người ta dùng khí chứa hydro tuần hoàn từ máy nến tuần hoàn đẩy xúc tác và vận chuyển nó lên đỉnh vào bộ phận tích bụi ở phía trên lò tái sinh. ở bộ phận này người ta bổ sung khí hydro tuần hoàn để tách các hạt bụi mịn của xúc tác và mang chúng ra ngoài với khí đi vào ống tập trung bụi còn xúc tác rơi xuống đáy bộ phận tách bụi rồi chảy xuống lò tái sinh.
Tái sinh xúc tác gồm 4 bước, 3 bước đầu là đốt cháy cốc, clo hoá và làm khô. Ba bước đầu xảy ra ở vùng tái sinh, và bước thứ 4 là khử xúc tác xảy ra ở trong bộ phận khử riêng.
Đốt cháy cốc bám trên xúc tác được tiến hành trong vùng cháy nằm ở đỉnh lò tái sinh. Xúc tác đưa vào và chảy xuống giữa màng chắn h...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top