jelly0110

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận Văn học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Khái quát về đặc trưng tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo: khả năng khái quát hiện thực đời sống chiến tranh: cái tui người lính nói về thế hệ mình; lối tư duy phản tỉnh: cái tui trữ tình day dứt về những đổi thay; hiện đại hóa tư duy nghệ thuật: cái tui trữ tình đầy ám ảnh; sự vận động trong tư duy nghệ thuật thơ Thanh Thảo. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa biểu tượng và tư duy thơ Thanh Thảo. Phân tích những biểu tượng đặc sắc trong các tác phẩm của nhà thơ Thanh Thảo như: biểu tượng của lý tưởng sống và biểu tượng của sự sáng tạo: Khối vuông rubich. Đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ (ngôn ngữ đậm chất đời thường cũng như ngôn ngữ thơ nhiều “khoảng trống”) và giọng điệu thơ (giọng điệu bi hùng, giọng điệu suy tưởng – triết lý) trong các sáng tác của nhà thơ Thanh Thảo
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tư duy là hoạt động nhận thức của con người, là đời sống trí tuệ của
con người. Tư duy bắt nguồn từ tư tưởng và cuối cùng nó lại tạo ra tư tưởng,
nói như vậy có nghĩa là tư duy phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng, thế giới
quan, nhân sinh quan của con người, của thời đại, vì vậy mà xã hội có tự do tư
tưởng thì tư duy cũng như khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của con
người càng được phát huy mạnh mẽ. Dựa vào cấu tạo sinh học của não người,
phân loại theo phương pháp tư duy và các quá trình tâm lý học thì hoạt động
tư duy của con người được chia ra làm hai lĩnh vực: tư duy nghệ thuật và tư
duy khoa học. Trong đó tư duy nghệ thuật được hiểu như một phương pháp tư
duy phân biệt và đối trọng với tư duy khoa học. Nếu như tư duy khoa học
thiên về cái tất yếu, cái tất nhiên, cái nguyên nhân thì tư duy nghệ thuật thiên
về cái ngẫu nhiên, cái kết quả và như một câu nói nổi tiếng rằng: “Nghệ thuật
là tôi, khoa học là chúng ta” đã khẳng định đặc trưng lớn nhất của hai phương
pháp tư duy này đó là sự đối lập giữa tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật
qua cặp phạm trù cái chung-cái riêng, tính phổ biến và tính đặc thù. Tư duy
nghệ thuật vì vậy mang tính thẩm mỹ đối lập với tính logic và siêu logic của
tư duy khoa học. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tư duy nghệ thuật; trong
cuốn Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Bá Thành
đã định nghĩa: “Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo những biểu
tượng trực quan, là sự hình tượng hoá hiện thực khách quan theo nhận thức
chủ quan” [99, tr.36]. Trong định nghĩa này, tác giả nhấn mạnh yếu tố chủ
quan trong sáng tạo nghệ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhà văn, người
nghệ sĩ trong tác phẩm của mình phải luôn sáng tạo nên những biểu tượng mới bởi quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình nhận thức thế giới khách
quan nhưng không bao giờ nhà văn được phép sao chép nguyên si hiện thực
khách quan mà phải nhìn sự vật, hiện tượng qua lăng kính chủ quan để từ đó
khái quát nên những hình tượng. Quá trình đó chính là quá trình từ đi từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
cuộc sống, những hình tượng trong tác phẩm có tác động trở lại lối sống và
suy nghĩ của con người. Nói như vậy thì ta có thể hiểu tư duy nghệ thuật một
mặt là hoạt động nhận thức của nhà văn, là quá trình đấu tranh, tìm tòi để
nhận thức hiện thực và khái quát hiện thực một cách nghệ thuật theo logic chủ
quan, mặt khác tư duy nghệ thuật chính là quá trình nhận thức của độc giả về
tác phẩm nghệ thuật, có thể nói tư duy nghệ thuật là “dạng hoạt động trí tuệ
của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật”[61,
tr.381]
Hoạt động nghệ thuật là hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng,
tư duy nghệ thuật là một bộ phận của hoạt động ấy nhằm khái quát hoá hiện
thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Tư duy nghệ thuật vì thế lấy phương
tiện tư duy là các biểu tượng, tượng trưng có thể trực quan được với cơ sở là
tình cảm, xúc cảm của người nghệ sĩ, thông qua trí tưởng tượng phong phú và
sự liên tưởng tinh tế mà người nghệ sĩ sáng tạo nên những hình tượng, biểu
tượng mới. Quá trình sáng tạo đó luôn được bắt nguồn từ lý tính và trí tuệ có
kinh nghiệm của nhà văn, trên cơ sở tư duy nghệ thuật nhà văn tạo ra những
tư tưởng và quan niệm nghệ thuật, lựa chọn và sử dụng những phương tiện và
biện pháp nghệ thuật phù hợp. Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những
tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén về viễn cảnh lịch sử, biết nắm bắt
tinh thần thời đại, biết dự báo tương lai và một tài năng sáng tạo nghệ thuật.
Tư duy nghệ thuật vì vậy gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư
tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực của riêng nhà văn, thể hiện bản sắc, cá
tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự
giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Nói về phong cách học Khrapchenko cho rằng: “ Cái chính ở đây là
làm sao xác định được những kiểu tư duy nghệ thuật, những con đường và
hình thức sáng tạo hình tượng” của nhà văn, tìm hiểu tư duy nghệ thuật của
nhà văn là bước đầu tiên trong hành trình đi tìm phong cách nghệ thuật của
nhà văn đó. Chính bởi sự phụ thuộc sâu sắc của tư duy nghệ thuật vào thế giới
quan, nhân sinh quan của nhà văn và tinh thần thời đại nhà văn đó sống nên
việc tìm hiểu tư duy nghệ thuật của một tác giả cụ thể cần bắt đầu từ việc tìm
hiểu đặc trưng tư duy của chủ thể trong thời đại cụ thể và quan niệm nghệ
thuật của nhà văn và của thời đại đó, khi đã chỉ ra được kiểu tư duy của tác
giả thì bước tiếp theo là ta chứng minh nó qua các biểu hiện cụ thể như sự
sáng tạo biểu tượng, cách thức sử dụng ngôn ngữ và những lối biểu hiện khác
từ đó bước đầu có thể chỉ ra được phong cách tác giả.
Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ trẻ vào những
năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ khi trước ông và bên cạnh ông là
rất nhiều những nhà thơ đã thành danh, đã khẳng định tên tuổi mình bằng
những tác phẩm bất hủ về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc. Nhưng
không vì thế mà sự xuất hiện của Thanh Thảo lại bị lu mờ mà hơn thế ông đã
tạo được một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca của dân tộc bằng một loạt
những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu rất riêng, không lẫn với bất kì
ai. Cũng từ đó cho đến nay Thanh Thảo được biết đến như một “Ông hoàng
của trường ca” và là một nhà thơ với nhiều sự cách tân, sự tự đổi mới mãnh
liệt trong làng thơ Việt Nam hiện đại, nói như Trung Trung Đỉnh thì Thanh
Thảo là “người luôn tự làm mới mình bằng thơ”.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Những cảm hứng chính trong thơ Thanh Thảo Văn học 0
N Dạy học văn bản Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm Luận văn Sư phạm 0
D So sánh bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và bài thơ Viếng lăng bác tác giả Thanh Hải Văn học 0
D Thiết kế sân vườn biệt thự số 53/7 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ Kiến trúc, xây dựng 0
S Đặc điểm truyện thơ Mường Thanh Hóa Văn học dân gian 0
C Mối quan hệ giữa âm nhạc của thanh điệu trong lời thơ lục bát với giá trị cao độ của giai điệu trong dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ Văn hóa, Xã hội 2
P Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh Văn hóa, Xã hội 0
T hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ Luận văn Kinh tế 0
T Dạy học bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan theo hướng khai thác thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm Luận văn Sư phạm 0
I Trình bày quan niệm của em về câu nói sau đây của Trấn Thanh Đạm: Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top