daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Exenhin là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu cho “thế kỷ bạc của thi ca Nga” vào
thế kỷ XX, suốt cuộc đời ông sống hết mình cho thơ ca. Ông xuất thân trong 1 gia đình
nông dân, có tuổi thơ sống êm đềm nơi đồng quê thơ mộng và lãng mạn bên những
cánh đồng lúa mạch. Chính bà ngoại là người khơi gợi những cảm xúc để Exenhin viết
nên những trang thơ đầu tiên. Có lẽ môi trường sống gắn bó với thiên nhiên và tình
thương vô bờ của ông bà ngoại đã góp phần tạo nên chất trữ tình lãng mạn trong thơ
ông.
Еxenhin được xem như một vị chúa tể của làng quê, của thiên nhiên Nga. Tên
tuổi của ông có lẽ chỉ đứng sau mặt trời Puskin trong nền thi ca của nước này, Blok đã
gọi ông là “nhà thơ của thiên nhiên”. Đa số những tác phẩm của ông đều chan chứa
một tình cảm chân thành và thiết tha gắn bó với thiên nhiên, con người, với quê
hương, đất nước. Cũng chính những tình cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng, đôi khi vồ vập
mà chân thành đã chinh phục trái tim của biết bao độc giả, và ông đã trở thành một nhà
thơ lãng mạn nổi tiếng. Exenhin là một nhà thơ lãng mạn, bên cạnh mảng thơ viết về
quê hương, đất nước, thiên nhiên thì mảng thơ viết về tình yêu đôi lứa cũng chiếm một
phần không nhỏ trong sự nghiệp thơ ca đồ sộ của ông. Tình yêu trong thơ ông được
thể hiện đầy đủ màu sắc, cung bậc và ông đã có những khám phá rất độc đáo.
Tình yêu là đề tài muôn thưở của thơ ca, và cũng không ai biết tình yêu có từ khi
nào. Nhưng bất kỳ thời đại nào, bất kỳ ở đâu, nơi nào có con người thì nơi đó có tình
yêu xuất hiện. Tình yêu đôi lứa cũng thiêng liêng, màu nhiệm như bao tình yêu khác,
nhưng nó cũng rất khó lý giải. Có nhiều người cho rằng tình yêu là không có lý do cụ
thể chỉ đơn giản là sự hòa hợp của hai trái tim, hai tâm hồn. Tình yêu không có hình
khối nhưng nó lại có sức mạnh vô biên có thể làm thay đổi mọi thứ. Tình yêu không có
trọng lượng, không thể cân, đo, đong, điếm được nhưng nó lại có rất nhiều hương vị và
màu sắc khác nhau. Có lẽ vì thế tình yêu là đề tài nói mãi không chán, là nguồn cảm
xúc khơi hoài không cạn, và từ xưa đến nay đã có biết bao nhà văn, nhà thơ viết về nó
như Lev Tolstoy, Puskin… Exenhin cũng không ngoại lệ, đến với những vần thơ viết
về tình yêu của ông chúng ta cảm nhận được tình yêu mang đậm một dấu ấn rất riêng,
rất độc đáo. Chính vì thế người viết chọn đề tài “Thơ tình của Exenhin” để làm luận
văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó người viết chọn đề tài này không chỉ do thơ tình yêu có vị
trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Exenhin mà ông còn là nhà thơ có đóng
góp lớn lao cho nền văn học nhân loại.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ X. Exenhin bắt đầu được tuyển dịch sang tiếng việt từ những năm 1960, và
đến năm 1995 thì đã có gần 100 bài thơ được dịch và in trong hai tuyển tập thơ
Exenhin. Trong suốt quá trình thơ Exenhin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam, trên
báo chí cũng lần lượt xuất hiện một số bài phê bình về Thơ Exenhin có thể điểm qua
một số như sau:
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ X. Exenhin, dịch giả Thúy Toàn đã
chủ biên tuyển tập các tác phẩm của Exenhin và in trong tập “Thơ Exenhin” – Nhà
xuất bản văn học Hà Nội, 1995. Trong tuyển tập này Thúy Toàn có bài giới thiệu về
tiểu sử và những sáng tác chính của Exenhin. Bên cạnh đó dịch giả Thúy Toàn cũng có
tập hợp và giới thiệu một số nhận xét của các nhà văn Nga về thơ của Exenhin, trong
đó có nhận xét của nhà văn L. Lêônôp: “Tài năng vang dội của Exenhin cho thấy có
một diện tích sáng tạo lớn lao. tui tin rằng X. Exenhin còn có thể làm nhiều hơn
nữa….”. [13; tr 249]
Trong bài viết của Trang Thanh trong quyển “Truyện kể về các nhà văn thế
giới” – Nhà xuất bản Giáo dục do Nguyệt Minh (chủ biên), cũng có giới thiệu về tiểu
sử và sự nghiệp sáng tác của Exenhin. Bên cạnh đó Trang Thanh còn giới thiệu một số
nội dung chủ yếu trong thơ trữ tình của Exenhin và nói về những băn khoăn, trăn trở
của Exenhin cho vận mệnh của đất nước: “Ca ngợi cuộc Cách mạng tháng Mười và vai
trò của nông dân trong lịch sử, nhưng Exenhin cũng bài tỏ trong thơ mình nỗi lo âu về
sự thành thị hóa nông thôn theo đà phát triển của kỹ thuật” [6; tr 64]
Trong bài viết “Quê hương trong thơ Exenhin” của Nguyễn Hải Hà được in
trong quyển “Văn học Nga sự thật và cái đẹp” – Nhà xuất bản Giáo dục, 2002. Nguyễn
Hải Hà đã có những nhận xét về đề tài tình yêu quê hương trong thơ trữ tình của
Exenhin. Tuy bài viết chỉ dừng lại ở mức sơ lược khái quát chưa đi vào phân tích sâu
vấn đề, tuy nhiên đây là bài viết rất thiết thực về hình ảnh nước Nga được thể hiện
trong thơ của Exenhin.
“Exenhin nhìn từ phương Đông” đăng trên báo Văn nghệ ngày 16/12/1989,
được in trong quyển: “Từ cái nhìn văn hóa” – Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc Hà Nội,
xuất bản năm 1999. Có một số nhận xét về nội dung triết học mang đậm chất phương
Đông trong thơ Exenhin. Đồng thời, tác giả bài viết còn đưa ra một số luận điểm bàn
về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người trong thơ Exenhin, cũng như trong thơ
ca phương Đông.
Trong quyển “ dáng văn học” của nhiều tác giả do Vương Trí Nhàn (tuyển
chọn) – Nhà xuất bản hội nhà văn Hà Nội, 2000. Trong bài viết của I. Erenbua về
Exenhin do Vương Trí Nhàn dịch có nhận xét về thơ Exenhin: “Đặc trưng cho giọng
thơ Exenhin là một nỗi buồn sâu lắng: thứ thơ đó không phải là của riêng thời đại nó ra
đời, mặc dù nhiều bài viết về thời đại ấy…” [8; tr 288]. Hay là “Thơ Exenhin dịu dàng,
rất có tình người; ở đây, người ta không thấy sự khắc nghiệt, sự lạnh lẽo về tình
cảm.”[8; tr 291]
Trong quyển “Lịch sử văn học Xô viết” (quyển 1, tập 1) do nhóm tác giả
Nguyễn Kim Đính, Hoàng Ngọc Hiến, Huy Liên (biên soạn) – Nhà xuất bản Đại học
và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội,1982. Có viết về Exenhin và có nói về đề tài
trung tâm trong thơ trữ tình của Exenhin trước và sau cách mạng. Đồng thời có nêu
một số nhận định về thơ ông: “Thơ trữ tình của Exenhin mở đường cho loại thơ ca đi
vào sự phân tích chiều sâu tâm lý của quá trình hình thành nhân cách mới” [1; tr 114].
Bên cạnh đó thì bài viết này cũng có nói về sự dằn vặt ngay trong chính con người
Exenhin “…là quá trình đau khổ với bao nhiêu dằn vặt của nhà thơ muốn dứt bỏ
những mối liên hệ với nước Nga cũ ( cùng kiệt hèn) để đi đến với cách mạng và cuộc sống
mới” [1; tr111 ]
Trong công trình của Vũ Tiến Quỳnh “Maxim Gorki – Essenin – Aitmatov –
Ostrovski” – Nhà xuất bản Văn nghệ TP HCM, 1995 có bài viết của Nguyên An về
Exenhin. Trong bài viết này có nói sơ lược về tiểu sử và con đường đến với thơ ca của
Exenhin. Bên cạnh đó bài viết còn bình luận sơ về các tập thơ của ông và đề cập đến
sự mâu thuẫn trong tâm hồn Exenhin: “Cách mạng tháng Mười nổ ra Exenhin nhiệt
tình chào đón, tuy trong lòng còn chút nối tiếc lối sống bình lặng của nông thôn Nga
cũ với mọi tập tục, lề thói cổ xưa”[9; tr 47].
“Bài giảng văn hoc Nga thế kỷ XX”- 2005 của Trần Thị Nâu có bài nói về tiểu
sử, nội dung và đặc điểm thơ trữ tình của Exenhin. Ngoài ra còn nói về ý nghĩa của
những sáng tác của ông. Tuy có ngắn gọn nhưng bài viết đã giới thiệu đầy đủ nội
dung chính của thơ trữ tình, mà đặc biệt là mảng thơ tình yêu của Exenhin. Qua đó
người viết hiểu thêm về hình ảnh cũng như đặc điểm thơ tình của Exenhin.
Exenhin còn được giới thiệu trong quyển “Văn học Nga trong nhà trường” –
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Thị Hòa có bài viết về hình tượng cây bạch dương:
“Exenhin là thi sĩ cuối cùng của làng quê Nga và Exenhin cũng là thi sĩ của bạch
dương Nga” [4; tr 176]. Bên cạnh đó bài viết còn nói đến phong cách ngôn ngữ thơ
Exenhin “Đó là sự giản dị, súc tích trong từng từ ngữ, hài hòa trong hình ảnh, sự uyển
chuyển đầy sức ngân rung trong âm điệu và sự rõ ràng mạch lạc trong cảm xúc” [4; tr
176]. Đây là bài viết rất đặc sắc về hình tượng cây bạch dương và đã ít nhiều cho thấy
được cảm xúc chân thành, trong sáng và sâu lắng trong thơ tình của Exenhin.
Tóm lại, có thể nói đề tài thơ tình của Exenhin đối với các nhà nghiên cứu về
Exenhin ở Nga không phải là mới. Tuy nhiên qua việc lược thảo các công trình nghiên
cứu, một số bài viết của các dịch giả, các nhà lý luận phê bình và các nhà nghiên cứu.
Chúng tui thấy rằng đề tài về thơ tình của Exenhin đến nay vẫn chưa có công trình nào
nghiên cứu thật hoàn hảo, sâu sắc, có hệ thống và mang tầm vóc của một công trình
nghiên cứu. Thêm vào đó số lượng của các bài viết giới thiệu về Exenhin không phải
là nhiều. Dù vậy, các bài giới thiệu trên cũng đã cung cấp cho chúng tui rất nhiều
thông tin quý báo để từ đó chúng tui có cách tiếp cận, và có hướng đi đúng trong quá
trình thực hiện đề tài này.
3. Mục đích nghiên cứu
Exenhin đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và những tác phẩm của
Exenhin đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, họ nghiên cứu ở nhiều khuýa cạnh
khác nhau. Từ những công trình nghiên cứu đó mà đã có nhiều phát hiện độc đáo, mới
mẻ về thơ cũng như hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của ông. Qua đó ta có
cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung thơ, cũng như những đóng góp lớn lao
của Exenhin trong nền thơ ca nước Nga nói riêng và của cả thế giới nói chung.
Người viết đi vào triển khai đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu một số yếu tố
chung về thời đại, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Exenhin để góp phần hiểu rõ
hơn mảng thơ tình của ông. Ngoài ra người viết thực hiện đề tại này còn nhằm mục

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra dịch tễ học tình hình nhiễm HPV của phụ nữ tại Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ Y dược 0
D Nét đẹp ân tình, thủy chung của con người Việt Nam qua hai bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) và Ánh trăng Văn học thiếu nhi 0
A Đặc điểm cái tối trữ tình của các nhà thơ chiến sĩ thời chống Mỹ cứu nước (Qua Nguyễn Đức Mậu, Anh N Văn học 0
T Khảo sát tình hình vệ sinh trường học & ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở các trường THPT trong địa bàn Q. Ninh Kiều Cần Thơ Khoa học Tự nhiên 0
E Qua một số bài thơ của Nguyễn Trãi mà em được học, hãy chứng minh nhà thơ có tình yêu thiên nhiên sâ Văn học 0
N Có ý kiến cho rằng, cảnh thu và tình thu trong hai bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến và Đây mùa thu Văn học 0
S Tình cảm đất nước quê hương thể hiện trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Yêu cầu làm sáng tỏ ý kiến: Văn học 0
X Bình giảng bài thơ Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương.  Văn học 0
B Chứng minh tình yêu quê hương đất nước của các tác giả trong ba bài thơ Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầ Văn học 0
N Phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Văn học 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top