LamHong_River

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Văn học Việt Nam -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009
Khái quát quá trình hình thành, vận động và biến đổi trong quan niệm nghệ thuật của Trần Dần về cách hiểu, tinh thần, đặc trưng của thơ, về viết, đọc ... và giá trị của hệ thống quan niệm nghệ thuật Trần Dần. Tìm hiểu cái tui trữ tình đa diện trong thơ Trần Dần, đó là cái tui lưỡng phân, thai nghén và dự phóng; cái tui đa diện và những biến thể; cái tui khép kín và đắm đuối suy tư. Song hành cùng cái tui đa diện là các biểu tượng đặc sắc trong thơ Trần Dần: biểu tượng thân thể đa nguyên và biểu tượng không gian. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật thấy được sự sáng tạo của Trần Dần trong việc làm mới ngôn ngữ hay tái sinh và tạo sinh tiếng Việt; tạo ra sự biến đổi cấu trúc câu: câu thơ phí tuyến tính và những trật tự đầy nghịch lý. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đưa đến cách tiếp cận thơ ca theo một số tiêu chuẩn thẩm mỹ mới, định vị giá trị sáng tạo của Trần Dần trong lộ trình cách tân thơ Việt Nam
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đêm trước của ngày Thơ Việt Nam 2008, giới văn chương gần như
lên cơn sốt vì tin tập Trần Dần thơ sẽ bị cấm phát hành. Cơn sốt ấy khởi từ
nhiều nguyên nhân: sự bất bình của những người “cùng một lứa bên trời lận
đận” với thi nhân; nỗi thất vọng của những kẻ tò mò, nôn nóng muốn lập
tức có dáng thơ của vị “thủ lĩnh trong bóng tối”. Để rồi, khi tập thơ
bình yên đến tay độc giả, nó không những không làm hạ nhiệt cái cơ thể
vốn chưa thích nghi được với cái mới, cái lạ kia; mà liền đó, nó đưa tới một
cơn sốt khác, mạnh mẽ và dai dẳng. Lí do: giới phê bình và đông đảo người
đọc vốn có thói quen nhận xét (thậm chí là phán xét) trước khi thấu hiểu đã
không được thỏa mãn ham muốn giải nghĩa thơ của họ. Niềm hi vọng giải
mã thơ của một huyền thoại, với phần đa, bị dội gáo nước lạnh bởi chính
huyền thoại đó. Dồn dập, trên các diễn đàn văn học và phi văn học, chính
thống và phi chính thống, trong và ngoài nước, người ta nhắc tới Trần Dần.
Nhưng, câu hỏi đặt ra từ khi Trần Dần thơ chưa xuất hiện, vẫn còn nguyên
đó, như một thách đố: Trần Dần, ông là ai? Câu trả lời cuối cùng vẫn ở phía
trước. Nhưng tìm hiểu thơ Trần Dần, sau cơn sốt nhất thời ấy, lại hứa hẹn
những trải nghiệm thú vị và sâu sắc.
1.2. Sáng tác của Trần Dần vốn là một khối mới mẻ. Nên, muốn hiểu Trần
Dần, tránh những kết luận chủ quan và phiến diện, người đọc phải tự trang bị
cho mình hệ kiến thức mới khi bảng giá trị thẩm mỹ cũ không đủ để đánh giá
thơ ông. Viết về Trần Dần, do đó, thách thức lại mở ra cho người viết cơ hội
thẩm thấu những giá trị hiện đại của sáng tác và nghiên cứu. tui nhận thấy,
trong các hướng tiếp cận Trần Dần, điểm khởi đầu quan trọng chính là hệ
thống quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Sự hình thành, vận động và biến
đổi, cơ sở khoa học và giá trị của quan niệm nghệ thuật Trần Dần là một vấn
đề lớn, hạt nhân cho mọi động thái sáng tác của Trần Dần. Vì từ điểm cốt
yếu đó, lao động của Trần Dần liên tiếp bung ra những ứng nghiệm và thể
nghiệm ráo riết. Sự liên đới giữa quan niệm và sáng tạo trong đời thơ Trần
Dần, khi được soi tỏ một cách hệ thống, sẽ phát lộ những nét căn bản nhất
trong văn cách của ông.
Tất cả sự khó khăn và hấp dẫn này của đối tượng, thúc đẩy người viết lựa
chọn luận văn với đề tài: Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành
trình sáng tạo.
1.3. Trong khuôn khổ luận văn, người viết tiến hành tìm hiểu quan niệm
nghệ thuật của Trần Dần, từ bước đầu hình thành đến quá trình vận động và
biến đổi, chỉ ra nguyên nhân của sự hình thành và biến đổi đó. Đồng thời, đặt
hệ thống quan niệm đó trong tương quan so sánh với những tiến bộ của lí
thuyết nghiên cứu văn học trên thế giới, để thấy nó có hạt nhân khoa học cụ
thể, chứng minh sự tiên nghiệm của Trần Dần. Tiếp đó, khảo sát sự đổ bóng
của quan niệm nghệ thuật lên hành trình sáng tạo của thi nhân, trên các
phương diện cơ bản: Cái tui trữ tình, hệ thống thi ảnh biểu tượng, ngôn ngữ.
Nhận diện đặc điểm cái tui trữ tình, nét bảo lưu và sự vận động qua các tập
thơ; định vị cái tui bên lề đó với những cái tui ngoại biên gần gũi nó, với
những cái tui của dòng văn chính thống đa phần xa lạ nó. Xác định các biểu
tượng căn bản trong thơ Trần Dần, tính liên đới của các biểu tượng. Phân
tích các cách tái sinh và tạo sinh ngôn ngữ trong thể nghiệm của ông,
đánh giá những thành tựu mà ông đạt được trong công cuộc mở mang bờ cõi
chữ. Với các luận điểm đó, luận văn hi vọng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi
mà đông đảo người đọc quan tâm. Trên cơ sở đó, đưa đến cách tiếp cận thơ
ca theo một số tiêu chuẩn thẩm mỹ mới, định vị giá trị sáng tạo của Trần Dần
trong lộ trình cách tân thơ Việt.
2. Lịch sử vấn đề
Nếu hành trình sáng tạo của Trần Dần là một con đường thăng trầm, thì
bản thân lịch sử nghiên cứu, hay chính xác hơn, lịch sử của cái đọc – hiểu
Trần Dần, cũng là một cuộc phiêu lưu kì thú. Dưới đây, tui sẽ tái hiện cuộc
phiêu lưu đó qua 3 chặng.
- 1958- 1988: Kể từ vụ Nhân văn – Giai phẩm đến trước ngày đổi mới,
cái tên Trần Dần là “nỗi hổ thẹn” của những người làm văn nghệ, đối tượng
để lên án và kết án của số đông. Vấn đề mà các bài viết về Trần Dần tập
trung phản ánh trong giai đoạn này là thái độ chính trị trong sáng tác của nhà
thơ. Tiêu biểu cho cái đọc – hiểu Trần Dần ở chặng đầu tiên (trước những
năm 60) là sự đánh giá của Hữu Mai, một người cùng văn giới. Trong bài
Để rõ thêm chân tƣớng phản động của Trần Dần, đăng lần đầu trên Văn
nghệ Quân đội, 5/1958, tác giả công phu miêu tả lại quá trình mà Trần Dần
từ “một đứa con hư hỏng của Hà thành”, nên người “nhờ công ơn giáo dục to
lớn của Đảng”, nhưng đã “phản bội lại quyền lợi của quần chúng nhân dân”,
đi vào “con đường sáng tác bất lương”. Tác giả Huy –Vân, viết Trần Dần –
Một tâm hồn đồi trụy, đăng trên báo Nhân dân, ngày 25-4-1958, khẳng định
“Trần Dần cũng đi vào kháng chiến, nhưng vẫn không chịu từ bỏ quan điểm
nghệ thuật sa đoạ của hắn. Trong nhóm Văn nghệ Sơn La, hắn đã vẽ toàn lối
tối tăm khó hiểu, biến những hình ảnh anh dũng và đẹp đẽ của bộ đội ta
thành những hình thù rất quái gở, làm thơ cũng vậy” [71,tr.91]. Nhà thơ Tố
Hữu kết tội Trần Dần mang “những quan điểm văn nghệ phản động”, trong
đó, để chứng tỏ hùng hồn cho kết luận của mình, ông trích lời tự thú (hay bị
tự thú) của chính Trần Dần: “Đó (tức những sáng tác của Trần Dần thời gian
này) là lời xúc xiểm phiến nghịch, có cái hèn nhát của sự dã man, cái ngu si
của sự hiểm độc và có cái bất lực của sự phá hoại điên rồ” [71,tr.162]. Hầu
hết các bài viết toát lên một tinh thần tranh đấu nóng bỏng – sự nóng bỏng
không nảy sinh và phát triển trên cơ sở học thuật. Đó là kết quả của lối phê
bình xã hội học, lấy tư duy chính trị làm chuẩn. Một thực tế khác hiển lộ
trong nhóm bài này, đó là các tác giả chú ý tới con người ngoài đời của Trần
Dần hơn chú ý tới nghệ thuật, trong nghệ thuật, lại tìm những động thái, ẩn ý
chính trị hơn là những cố gắng cách tân, nếu nói về những cách tân, vì khó

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top