Có cái nhình bao quát hơn về TT36. Một số ngu ý của em; các bạn cùng đóng góp ý kiến.
Bất lợi: khống chế dòng bốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng chảy vào thị trường chứng khoán. Chưa có thống kê nào công bố vốn tín dụng vào TTCK là bao nhiêu. Với mức margin 17.000 tỷ nếu loại bỏ phần vốn tự có của cty chứng khoán dùng để cấp margin thì vốn vay từ ngân hàng sẽ thấp hơn mức này.
Nhìn rộng ra hơn:
Tổng giá trị vốn hóa 2 sòng hiện khoảng 1,2 triệu tỷ đồng thì mức margin trên dưới 17.000 tỷ đồng chỉ là muối bỏ bể. Khả năng để làm nên xu hướng thị trường là rất khó.
Đứng về khía cạnh của nhà quản lý: tại sao TT36 được ban hành ở thời điểm này? Và ngày hiệu lực lại là ngày 1/2/15 và các quy định về chuyển tiếp hay lộ trình để thực hiện. Một vấn đề nữa mình chưa thấy được đề cập đến là tỷ lệ nợ xấu được lấy ở thời điểm nào?
Mục đích của TT36 chắc chắn là để tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đi vàođúng quỹ đạo của nó, uốn nắn lại dòng vốn tín dụng đến đúng điểm cần đến để phục vụ cho nền kinh tế; hạn chế sở hữu chéo, vốn ảo v.v… Và nếu tinh thần thông tư đúng như vậy thì sẽ có lợi cho số đông của thị trường hơn chỉ cho một nhóm nhỏ tay tỏ, cá mập dễ dàng thao túng làm lũng đoạn thị trường.
Nhìn lại quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng từ 2012 đến nay. Nhiều thăng trầm đã xảy ra từ vụ Bầu Kiên, Ngân hàng Xây dựng; Hà Văn Thắm; Argibank; Ngân hàng Phát triển v.v…; thực hiện tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ yếu kém v.v… đến nay hệ thống ngân hàng đã hoạt động lành mạnh và ổn định hơn rất nhiều. NHNN cũng đã thực hiện thanh tra gần như toàn bộ hệ thống ngân hàng để có số liệu xử lý, định hướng trong hoạt động tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Trong quá trình đó, chắc chắn NHNN sẽ làm tư tưởng đối với hệ thống ngân hàng trước khi ban hành TT36 để biết định hướng mà chuẩn bị. Do đó TT36 nhiều khả năng đối với hệ thống ngân hàng không phải là cú sốc, mà đã có lộ trình trước đó.
Thời điểm hiệu lực và lộ trình xử lý cũng nằm trong sự tính toán rất kỹ lưỡng của NHNN đễ tránh tạo ra cú sốc đối với thị trường. TT36 không hồi tố; hiệu lực 1/2/15. Hợp đồng tín dụng mới sẽ được ký kết trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 1 trước khi thông tư có hiệu lực có giá trị thực hiện trong 12 tháng. Việc chốt sổ tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12 cũng có thể xem thông tư chưa có hiệu lực.
Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang trên đà giảm dần. Mục tiêu quốc hội đặt ra tỷ lệ nợ xấu dưới 3% đến cuối 2015 và cái này chắc chắn cũng nằm trong định hướng và lộ trình của NHNN. Do đó đến cuối năm 2015 số lượng ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% sẽ không nhiều và chủ yếu là ngân hàng quy mô nhỏ, nên ảnh hưởng đến cấp tín dụng cho thị trường là không đáng ngại.
Và quan trọng nhất như đề cập ở trên. Dòng tiền quyết định xu hướng thị trường không phải từ dòng tiền vay được cấp ra từ hệ thống tín dụng. Mức margin trên dưới 17.000 tỷ đồng so với giá trị vốn hóa 1,2 triệu tỷ không làm nên xu hướng thị trường. Dòng tiền ổn định, dòng tiền rẻ từ tiết kiệm, dòng tiền từ các chính sách kích thích, hỗ trợ của Nhà nước, từ lợi nhuận của các doanh nghiệp, từ sự đi lên của nền kinh tế sẽ quyết định xu hướng thị trường.
Một điều khác cũng quan trọng không kém là TT36 không làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngược lại nó còn hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh. Với các chính sách hỗ trợ bất động sản đã và sẽ thực hiện sắp tới thì trường bđs sẽ theo mình đánh giá sẽ có nhiều triển vọng sáng sủa.
Và đứng trên giác độ của một tổ chức tín dụng, khi mà bị TT36 bít cửa đầu ra trong việc cho vay các công ty con, công ty liên kết, công ty sân sau, sân nhà thì vốn thu hồi sẽ đẩy đi đâu? Trong khi vốn trong ngân hàng đang ứ đọng không có đầu ra, hệ số rủi ro cho vay đối với chứng khoán và bất động sản giảm từ 250%->150%, chi phí cho vay rẻ hơn. Biên lợi nhuận tăng lên, cho vay chứng khoán trên 2 sòng đảm bảo thanh khoản gấp trăm ngàn lần đối với cho vay bđs. Gần như chẳng rủi ro gì trong điều kiện hiện tại với cơ chế kiểm soát margin. Thậm chí các cty chứng khoán cũng không muốn chia phần thịt ngon này lại cho các ngân hàng thương mại mà dùng vốn chủ tự có để cung cấp margin. Thị trường đã trải qua các bài thử đối với sự kiện Biển Đông còn nghiêm trong hơn nhiều mà chưa thấy có cuộc tháo chạy margin nào, huống hồ chi tình huống này.