Berresford
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động
tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Tại Điều 136
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001) quy định:
"Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải
được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan
phải nghiêm chỉnh chấp hành". Bản án, quyết định của tòa án chỉ thực sự có
giá trị khi được thi hành trên thực tế và hoạt động thi hành án là công đoạn
cuối cùng đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa án được thực thi, bảo đảm
tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân và nhà nước; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng
cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án và yêu cầu
cải cách tư pháp, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đáp ứng cho công
cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải cải
cách và đổi mới một cách mạnh mẽ công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam. Đặc
biệt là việc từng bước tiến hành xã hội hóa các hoạt động thi hành án dân sự.
Trên tinh thần của Nghị quyết số 48/2005/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 48);
Nghị quyết số 49/2005/NQ-TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 49), ngày
19/2/2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số
224/QĐ-TTg "Phê duyệt đề án thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại
Thành phố Hồ Chí Minh". Cùng với đó là Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực
hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh" (sau đây gọi tắt là Nghị định
61/2009/NĐ-CP).
Hoạt động thừa phát lại sau ba năm thực hiện thí điểm tại Thành phố
Hồ Chí Minh nhìn chung là nghiêm túc, có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của
xã hội và được đánh giá là thành công. Thông qua hoạt động thừa phát lại,
người dân có thể chủ động hơn trong các hoạt động dân sự, tố tụng dân sự,
hành chính, giúp người dân có sự lựa chọn trong hoạt động thi hành án, hạn
chế tiêu cực và tính độc quyền của hoạt động này. Dưới góc độ xã hội, hoạt
động thừa phát lại đã hỗ trợ tích cực hoạt động tư pháp: giảm bớt áp lực, tình
trạng quá tải, tiêu cực, đồng thời làm tăng tính minh bạch, khách quan.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại ở nước
ta đã bộc lộ ra nhiều hạn chế. Dù đã tồn tại nhiều năm ở nước ta dưới chế độ
cũ nhưng hiện tại phần lớn người dân vẫn chưa biết, chưa biết rõ về mô hình
dịch vụ trong lĩnh vực hành chính tư pháp này. Ngoài ra, cơ chế hiện hành nói
chung và các quy định pháp luật về Thừa phát lại nói riêng còn nhiều bất cập;
sự phối hợp giữa các tổ chức hành nghề thừa phát lại và các cơ quan hữu quan
còn thiếu sự chặt chẽ.
Trên cơ sở thực tiễn đó, tui chọn chủ đề "Thừa phát lại trong thi
hành án dân sự" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên tinh thần của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, chế định thừa phát lại đã được tổ chức thí điểm
tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009. Trước và sau khi tổ chức thực
hiện thí điểm, chế định Thừa phát lại đã được triển khai nghiên cứu, tiêu biểu
là một số đề tài như:
- Nguyễn Đức Chính (1998), Đề tài nghiên cứu cấp bộ: Cơ sở lý luận
và thực tiễn về định chế thừa phát lại;
- Nguyễn Đức Chính (2006), Tổ chức thừa phát lại, Nxb Tư pháp;
- Nguyễn Văn Nghĩa, (2006), Chế định thừa phát lại: Lịch sử ra đời
và đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ
Tư pháp;
- Lê Xuân Hồng, (2011), Từ nhu cầu xã hội đến chủ trương và kết
quả bước đầu của việc thực hiện thí điểm thừa phát lại, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật - Bộ Tư pháp;
- TS. Nguyễn Công Bình, (2012), Xu hướng xã hội hóa thi hành án
dân sự từ việc thí điểm hoạt động thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp;
- ThS. Vũ Hoài Nam, (2013), Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại
ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác được công bố trên
sách, báo, tạp chí như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, Tạp chí Luật học, Bản tin Thi hành án dân sự,...
Những công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu những khía cạnh,
phạm vi cụ thể khác nhau hay đã đề cập đến vấn đề mang tính tổng thể về
thừa phát lại. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình chuyên khảo nào đề
cập và nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về thừa phát lại trong thi
hành án dân sự ở Việt Nam cả về lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện. Vì
vậy, luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn
diện về thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam. Những công trình
nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị để học viên nghiên cứu và
hoàn thành luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về thừa phát lại; nghiên cứu,
phân tích các quy định của pháp luật về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ
chức thừa phát lại trong giai đoạn thí điểm ở Việt Nam và các nước trên thế
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thi hành án dân sự có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động
tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Tại Điều 136
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung ngày 25 tháng 12 năm 2001) quy định:
"Các bản án và quyết định của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải
được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ
trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan
phải nghiêm chỉnh chấp hành". Bản án, quyết định của tòa án chỉ thực sự có
giá trị khi được thi hành trên thực tế và hoạt động thi hành án là công đoạn
cuối cùng đảm bảo cho bản án, quyết định của tòa án được thực thi, bảo đảm
tính nghiêm minh của pháp luật; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân và nhà nước; góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng
cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án và yêu cầu
cải cách tư pháp, hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm đáp ứng cho công
cuộc hội nhập quốc tế và khu vực. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phải cải
cách và đổi mới một cách mạnh mẽ công tác thi hành án dân sự ở Việt Nam. Đặc
biệt là việc từng bước tiến hành xã hội hóa các hoạt động thi hành án dân sự.
Trên tinh thần của Nghị quyết số 48/2005/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của
Bộ Chính trị về "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
đến năm 2010, định hướng đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 48);
Nghị quyết số 49/2005/NQ-TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020" (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 49), ngày
19/2/2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số
224/QĐ-TTg "Phê duyệt đề án thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại
Thành phố Hồ Chí Minh". Cùng với đó là Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 của Chính phủ "Về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực
hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh" (sau đây gọi tắt là Nghị định
61/2009/NĐ-CP).
Hoạt động thừa phát lại sau ba năm thực hiện thí điểm tại Thành phố
Hồ Chí Minh nhìn chung là nghiêm túc, có hiệu quả, phù hợp với nhu cầu của
xã hội và được đánh giá là thành công. Thông qua hoạt động thừa phát lại,
người dân có thể chủ động hơn trong các hoạt động dân sự, tố tụng dân sự,
hành chính, giúp người dân có sự lựa chọn trong hoạt động thi hành án, hạn
chế tiêu cực và tính độc quyền của hoạt động này. Dưới góc độ xã hội, hoạt
động thừa phát lại đã hỗ trợ tích cực hoạt động tư pháp: giảm bớt áp lực, tình
trạng quá tải, tiêu cực, đồng thời làm tăng tính minh bạch, khách quan.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại ở nước
ta đã bộc lộ ra nhiều hạn chế. Dù đã tồn tại nhiều năm ở nước ta dưới chế độ
cũ nhưng hiện tại phần lớn người dân vẫn chưa biết, chưa biết rõ về mô hình
dịch vụ trong lĩnh vực hành chính tư pháp này. Ngoài ra, cơ chế hiện hành nói
chung và các quy định pháp luật về Thừa phát lại nói riêng còn nhiều bất cập;
sự phối hợp giữa các tổ chức hành nghề thừa phát lại và các cơ quan hữu quan
còn thiếu sự chặt chẽ.
Trên cơ sở thực tiễn đó, tui chọn chủ đề "Thừa phát lại trong thi
hành án dân sự" làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên tinh thần của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020, chế định thừa phát lại đã được tổ chức thí điểm
tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2009. Trước và sau khi tổ chức thực
hiện thí điểm, chế định Thừa phát lại đã được triển khai nghiên cứu, tiêu biểu
là một số đề tài như:
- Nguyễn Đức Chính (1998), Đề tài nghiên cứu cấp bộ: Cơ sở lý luận
và thực tiễn về định chế thừa phát lại;
- Nguyễn Đức Chính (2006), Tổ chức thừa phát lại, Nxb Tư pháp;
- Nguyễn Văn Nghĩa, (2006), Chế định thừa phát lại: Lịch sử ra đời
và đổi mới theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ
Tư pháp;
- Lê Xuân Hồng, (2011), Từ nhu cầu xã hội đến chủ trương và kết
quả bước đầu của việc thực hiện thí điểm thừa phát lại, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật - Bộ Tư pháp;
- TS. Nguyễn Công Bình, (2012), Xu hướng xã hội hóa thi hành án
dân sự từ việc thí điểm hoạt động thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Dân chủ và pháp luật - Bộ Tư pháp;
- ThS. Vũ Hoài Nam, (2013), Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại
ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tư pháp.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu khác được công bố trên
sách, báo, tạp chí như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, Tạp chí Luật học, Bản tin Thi hành án dân sự,...
Những công trình nghiên cứu nói trên đã nghiên cứu những khía cạnh,
phạm vi cụ thể khác nhau hay đã đề cập đến vấn đề mang tính tổng thể về
thừa phát lại. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình chuyên khảo nào đề
cập và nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống về thừa phát lại trong thi
hành án dân sự ở Việt Nam cả về lý luận, pháp luật và thực tiễn thực hiện. Vì
vậy, luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn
diện về thừa phát lại trong thi hành án dân sự ở Việt Nam. Những công trình
nghiên cứu nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị để học viên nghiên cứu và
hoàn thành luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận về thừa phát lại; nghiên cứu,
phân tích các quy định của pháp luật về cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ
chức thừa phát lại trong giai đoạn thí điểm ở Việt Nam và các nước trên thế
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links