trolaiwakhu_deyeunang
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Hệ thống lý thuyết về đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Khảo sát thực trạng đổi mới công nghệ của các DNNVV, phân tích tìm ra các nguyên nhân thúc đẩy hay kìm hãm việc đổi mới công nghệ của các DNNVV. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ và đổi mới công nghệ trở thành yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, các chính sách đó trên thực tế đã có tác động như thế nào đến hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV, hiện nay vẫn còn là một vấn đề cần phải nghiên cứu.
Mặt khác, điều kiện để đổi mới công nghệ của các DNNVV hiện nay còn rất hạn chế, thị trường công nghệ của Việt Nam nói chung còn đang trong thời kỳ mới hình thành, các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy đổi mới công nghệ vẫn chưa đồng bộ như sàn giao dịch công nghệ và thiết bị; địa điểm trưng bày, giới thiệu, tìm kiếm, giao dịch mua - bán, môi giới, tư vấn công nghệ và thiết bị, phục vụ nhu cầu đổi mới và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Về mặt quản lý đổi mới công nghệ vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ như quy trình triển khai đánh giá trình độ công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý công nghệ và nghiên cứu xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm; hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, TQM, HACCP…; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác (sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…); hỗ trợ chi phí đánh giá phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, đánh giá chứng nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn; hỗ trợ kinh phí và tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các chương trình: Sản xuất sạch hơn, Tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng hợp đồng chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đánh giá, hoàn thiện, bảo hộ bí quyết công
nghệ; hỗ trợ tham gia các giải thưởng chất lượng quốc gia, quốc tế, các hội chợ, triển lãm về chất lượng, thương hiệu nổi tiếng; hỗ trợ chào bán, tìm kiếm công nghệ, thiết bị tại các chợ công nghệ - thiết bị…
Xét về yếu tố nội tại, các DNNVV với tiềm lực tài chính chưa mạnh nên việc đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, như trên đã phân tích thị trường công nghệ trong nước chưa phát triển, các doanh nghiệp thiếu thông tin hay thông tin về sản phẩm do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, chế tạo đến với DNNVV chưa kịp thời. Do vậy, nhiều DNNVV chỉ chú ý tới việc mua sắm thiết bị mà coi nhẹ công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ.
Để giải quyết được tình trạng như vừa nêu thì cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó việc quản lý đổi mới công nghệ trên cơ sở đánh giá thực trạng công nghệ của các DNNVV là cần thiết và có ý nghĩa nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, quản lý và hoạch định chính sách của Nhà nước và định hướng phát triển của DNNVV trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tui chọn Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập quốc tế làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là một đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, học viên cao học nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm các công trình sau đây:
- “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam” là một đề tài do Trần Ngọc Ca, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ chủ trì năm 2000 đã
nghiên cứu môi trường chính sách cho đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất về mặt tài chính và nhân lực KH&CN, đề tài đưa ra khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính, làm cho môi trường chính sách tài chính trở nên thân doanh nghiệp hơn, tạo đối thoại thiết thực và thường xuyên giữa các cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Cải cách mạnh mẽ các hệ thống văn bản và môi trường chính sách liên quan đến nhân lực lao động và cho đổi mới công nghệ.
- “Nghiên cứu một số giải pháp chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập - trường hợp các DNNVV tiểu thủ công nghiệp gốm sứ” do Tăng Thế Cường chủ trì năm 2003, đề tài này đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV ngành gốm sứ trong hội nhập, đề xuất một số giải pháp về chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành gốm sứ.
- “Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNVVN ở Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý khoa học & công nghệ của Việt Nam” do Vũ Xuân Thành chủ trì năm 2004 đã nghiên cứu thực tiễn về đổi mới công nghệ sản xuất đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam; thực trạng chính sách và tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ. Đề tài đã đề xuất một số chính sách và tổ chức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài để trả lời câu hỏi: Nhà nước có thể làm gì để hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Trong chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, đã có một số học viên nghiên cứu xung quanh vấn đề đổi mới công nghệ, có thể điểm các luận văn:
- Luận văn Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương của học viên Nguyễn Duy Hưng đã nghiên cứu đề xuất các điều kiện, từ đó đề ra các giải pháp để quỹ đầu tư mạo hiểm đưa vốn đầu tư vào các doanh nghiệp
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Quản lý khoa học và công nghệ -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Hệ thống lý thuyết về đổi mới công nghệ, năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Khảo sát thực trạng đổi mới công nghệ của các DNNVV, phân tích tìm ra các nguyên nhân thúc đẩy hay kìm hãm việc đổi mới công nghệ của các DNNVV. Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV
1. Lý do chọn đề tài
Công nghệ và đổi mới công nghệ trở thành yếu tố quan trọng tác động đến năng suất, sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, các chính sách đó trên thực tế đã có tác động như thế nào đến hoạt động đổi mới công nghệ ở các DNNVV, hiện nay vẫn còn là một vấn đề cần phải nghiên cứu.
Mặt khác, điều kiện để đổi mới công nghệ của các DNNVV hiện nay còn rất hạn chế, thị trường công nghệ của Việt Nam nói chung còn đang trong thời kỳ mới hình thành, các biện pháp hỗ trợ thúc đẩy đổi mới công nghệ vẫn chưa đồng bộ như sàn giao dịch công nghệ và thiết bị; địa điểm trưng bày, giới thiệu, tìm kiếm, giao dịch mua - bán, môi giới, tư vấn công nghệ và thiết bị, phục vụ nhu cầu đổi mới và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Về mặt quản lý đổi mới công nghệ vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được tháo gỡ như quy trình triển khai đánh giá trình độ công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý công nghệ và nghiên cứu xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm; hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, TQM, HACCP…; hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác (sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp…); hỗ trợ chi phí đánh giá phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn nước ngoài, đánh giá chứng nhận phòng thử nghiệm/hiệu chuẩn; hỗ trợ kinh phí và tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng các chương trình: Sản xuất sạch hơn, Tiết kiệm năng lượng; hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng hợp đồng chuyển giao công nghệ; hỗ trợ đánh giá, hoàn thiện, bảo hộ bí quyết công
nghệ; hỗ trợ tham gia các giải thưởng chất lượng quốc gia, quốc tế, các hội chợ, triển lãm về chất lượng, thương hiệu nổi tiếng; hỗ trợ chào bán, tìm kiếm công nghệ, thiết bị tại các chợ công nghệ - thiết bị…
Xét về yếu tố nội tại, các DNNVV với tiềm lực tài chính chưa mạnh nên việc đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, như trên đã phân tích thị trường công nghệ trong nước chưa phát triển, các doanh nghiệp thiếu thông tin hay thông tin về sản phẩm do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu, chế tạo đến với DNNVV chưa kịp thời. Do vậy, nhiều DNNVV chỉ chú ý tới việc mua sắm thiết bị mà coi nhẹ công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ.
Để giải quyết được tình trạng như vừa nêu thì cần có các giải pháp đồng bộ, trong đó việc quản lý đổi mới công nghệ trên cơ sở đánh giá thực trạng công nghệ của các DNNVV là cần thiết và có ý nghĩa nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, quản lý và hoạch định chính sách của Nhà nước và định hướng phát triển của DNNVV trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tui chọn Thúc đẩy đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời kỳ hội nhập quốc tế làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Quản lý Khoa học và Công nghệ (KH&CN).
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là một đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, học viên cao học nghiên cứu. Chúng ta có thể điểm các công trình sau đây:
- “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam” là một đề tài do Trần Ngọc Ca, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ chủ trì năm 2000 đã
nghiên cứu môi trường chính sách cho đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất về mặt tài chính và nhân lực KH&CN, đề tài đưa ra khuyến nghị tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính, làm cho môi trường chính sách tài chính trở nên thân doanh nghiệp hơn, tạo đối thoại thiết thực và thường xuyên giữa các cơ quan hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Cải cách mạnh mẽ các hệ thống văn bản và môi trường chính sách liên quan đến nhân lực lao động và cho đổi mới công nghệ.
- “Nghiên cứu một số giải pháp chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập - trường hợp các DNNVV tiểu thủ công nghiệp gốm sứ” do Tăng Thế Cường chủ trì năm 2003, đề tài này đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố tác động tới đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV ngành gốm sứ trong hội nhập, đề xuất một số giải pháp về chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV ngành gốm sứ.
- “Biện pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNVVN ở Việt Nam” thuộc dự án “Nâng cao năng lực quản lý khoa học & công nghệ của Việt Nam” do Vũ Xuân Thành chủ trì năm 2004 đã nghiên cứu thực tiễn về đổi mới công nghệ sản xuất đối với khu vực DNNVV ở Việt Nam; thực trạng chính sách và tổ chức thúc đẩy đổi mới công nghệ. Đề tài đã đề xuất một số chính sách và tổ chức hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ở Việt Nam. Mục tiêu của đề tài để trả lời câu hỏi: Nhà nước có thể làm gì để hỗ trợ các DNNVV đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập.
Trong chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN, đã có một số học viên nghiên cứu xung quanh vấn đề đổi mới công nghệ, có thể điểm các luận văn:
- Luận văn Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương của học viên Nguyễn Duy Hưng đã nghiên cứu đề xuất các điều kiện, từ đó đề ra các giải pháp để quỹ đầu tư mạo hiểm đưa vốn đầu tư vào các doanh nghiệp
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links