cobevuituoi712

New Member

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả





MỤC LỤC

Phần 1: Khái quát về thị trường Mỹ

 

1. Một vài nét sơ lược về nước Mỹ

2. Một vài nét đặc trưng về thị trường Mỹ

3. Ngiên cứu một số quy định pháp lí của Mỹ với hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Mỹ

4. Sự cần thiết của việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ

 

Phần 2: Quan hệ Việt- Mỹ và thực trạng việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ

 

1. Quan hệ thương mại giữa hai nước từ trước tháng 4 năm 1994 đến trước tháng 7 năm 2000

2. Hiệp định thương mại được kí kết giữa hai nước và những cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

 

Phần3: Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi kinh doanh trên thị trường Mỹ

 

1. Những thuận lợi

2. Những khó khăn

 

Phần 4: Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách có hiệu quả

 

1. Tầm vĩ mô (cấp nhà nước)

Tầm vi mô (cấp doanh nghiệp)





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


a Việt Nam hầu như chưa có hàntg xuất khẩu sang Mỹ.
Những năm đầu của thập kỷ 90, về phía Mỹ cùng với lộ trình hướng tới bãi bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam, bắt đầu từ tháng 4/1992 chính phủ Mỹ đã bắt đầu cho phép các công ty xuất khẩu một số loại hàng hóa sang Việt Nam, trong đó chủ yếu là các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Tiếp đó, chính phủ Mỹ đã tiến thêm một bước là cho phép các công ty Mỹ có đủ điều kiện mở văn phòng thay mặt tại Việt Nam, tiến hành công việc nghiên cứu khả thi các dự án trong lĩnh vực thương mại giữa hai nước. Trên cơ sở đó nó cho phép các công ty Mỹ tham gia đấu thầu các dự án, công trình tại Việt Nam. Tuy mới ở mức độ thăm dò, nhưng chính phủ Mỹ cũng đã tiến hành xem xét và đề ra những điều kiện quy định về việc cấp giấy phép cho các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh buôn bán với Việt Nam.
Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam đang ở những bước đi đầu tiên thực hiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, với phương châm chủ đạo là mở cửa với tất cả các bạn hàng nước ngoài có thiện chí hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế thương mại nhằm thực hiện chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Với những tiền đề thuận lợi có được từ cả hai phía, quan hệ thương mại giữa hai nước đã bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc.
Năm 1990, Việt Nam bắt đầu có những lô hàng đầu tiên xuất sang Mỹ với lượng giá trị hàng hóa khoảng 5.000 USD, con số này tiếp tục tăng lên gần gấp đôi khoảng 9.000 USD vào năm 1991; 11.000 USD vào năm 1992; và năm 1993, chỉ ngót một năm trước khi lệnh cấm vận của Mỹ với Việt Nam được chính thức bãi bỏ, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã tăng tới 58.000 USD, tức là tăng gấp hơn 11,5 lần so với năm 1990 về số tuyệt đối.
1.2 Quan hệ thương mại giữa hai nước sau khi Mỹ xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam:
Sự kiện tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam vào ngày 3/2/1994 đã hé mở cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam muốn kinh doanh trên thị trường Mỹ.
Thật vậy, ngay sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ, Bộ Thương Mại Mỹ đã chính thức tiến hành chuyển Việt Nam từ nhóm Z (là nhóm nước nằm trong đối tượng bị hạn chế thương mại ở mức cao nhất của Mỹ) lên nhóm Y (là nhóm nước ít bị hạn chế hơn trong quan hệ thương mại với Mỹ) và chính phủ Mỹ cũng đồng thời tiến hành các công việc chuẩn bị về chính sách và luật pháp nhằm mục đích phát triển hợp tác kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại với Việt Nam. Đây chính là những sự kiện quan trọng đầu tiên đánh dấu bước tiến vượt bậc trong củng cố và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước.
Tính đến hết tháng12 năm 1994, tức là chỉ hơn 10 tháng sau khi bãi bỏ lệnh cấm vận, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Mỹ đã tăng vọt lên tới 94,9 triệu USD. Năm 1995 là 1995 là 169,7 triệu USD và ngay trong năm này Mỹ đã trở thành một trong 10 nước hàng đầu nhập khẩu của Việt Nam; Năm 1996 con số này là 248,9 triệu USD; Năm 1997 là 219 triệu USD (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính- Tiền tệ năm 1997) và năm 1998 khoảng 502,4 triệu USD tức là gấp 5 lần so với năm 1994 (năm đầu tiên sau khi thực hiện bãi bỏ lệnh cấm vận. Ta có thể biểu diễn việc tăng giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ bằng biểu đồ:
Biểu đồ biểu diễn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Mỹ
Tình hình cụ thể từng mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ được phản ánh trong bảng dưới đây:
Một số mặt hàng xuất khẩu điển hình của Việt Nam sang thị trường Mỹ qua các năm 1994,1995,1996:
S T T
Loại hàng hóa
Năm 1994
Năm 1995
Năm 1996
xuất khẩu (1000 USD)
Tỷ lệ trong tổng xuất khẩu (%)
xuất khẩu (1000 USD)
Tỷ lệ trong tổng xuất khẩu (%)
xuất khẩu (1000 USD)
Tỷ lệ trong tổng xuất khẩu (%)
1
Cà phê chưa rang tách cafein
29017
53,8
146025
70,3
115708
34,3
2
Tôm đông lạnh
5352
9,9
17067
8,2
28896
8,6
3
Gạo đã xay sát hay bán xay sát
5339
9,9
6568
1,9
4
Cafe đã rang và đã tách cafein
2145
4,0
5642
2,7
5
áo nam vải côtông
1666
3,1
6899
3,3
9477
2,8
6
Cùi dừa thô và đã tách dầu
1554
2,9
7
Than anthractice chưa đóng bánh
1548
2,9
8
Chè đen
999
1,9
9
Găng, bao tay
986
1,8
8212
4,0
6014
1,8
10
Côngtenơ phủ nhựa hay vải
651
1,2
11
Giày da đế cao su
3184
1,5
7899
2,3
12
Tinh dầu (Essential oils)
1606
0,8
13
Hạt cacao nguyên hay gãy vỡ
1408
0,7
14
Cao su đã được chỉ định kỹ thuật
1279
0,6
15
Cá đông lạnh đã lọc Mỹương
1257
0,6
16
Dầu lửa
85834
25,4
17
Giày dép cao su, nhựa dẻo
12658
3,8
18
Giày dép thể thao,đế nhựa cao su
12463
3,7
19
Hạt điều tươi và sấy khô
8015
0,4
Tổng số
49257
91,3
192570
92,7
293532
87,0
Bảng 4
Qua bảng ta thấy nổi lên hai đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất, hàng nông hải sản chiếm phần chủ yếu trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ và thường tập trung vào một số ít loại mặt hàng, chưa được đa dạng hóa.
Năm 1994, 10 mặt hàng lớn nhất tính theo hệ điều hòa HS 6 chữ số (6-digit Harmonized System) chiếm 91,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, đến năm 1995 tỷ lệ này là 92,7% và năm 1996 tỷ lệ này là 87%.
Trong 10 loại mặt hàng đầu bảng có hai loại là cà phê và tôm đông lạnh chiếm 63,7% tổng giá trị xuất khẩu của năm 1994 và 78,5% của năm 1995. Đến năm 1996 có thêm mặt hàng dầu lửa tăng mạnh, mặt hàng này cùng với hai loại mặt hàng trên chiếm 68,3% tổng giá trị xuất khẩu cả năm của Việt Nam sang thị trường Mỹ. Những mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác của Việt Nam sang thị trường Mỹ là gạo, quần áo, giày, dép, tất, sản phẩm nhựa và cao su.
Thứ hai, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ chưa ổn định, trong 10 mặt hàng đầu bảng của mỗi năm chỉ còn 5 loại mặt hàng được tiếp tục cho năm sau, còn 5 mặt hàng khác là 5 mặt hàng xuất khẩu mới tìm được thị trường. Ví dụ như năm 1995 chỉ còn 5 mặt hàng số 1,2,4,5,9 của năm 1994 được tiếp tục nằm trong danh sách 10 mặt hàng đầu bảng “top ten”; đến năm 1996 cũng chỉ có 5 mặt hàng số 1,2,3,5,9 của năm 1994 được tiếp tục nằm trong danh sách “top ten”, 5 mặt hàng khác là hàng mới.
Mỹ hiện nay là thị trường nhập khẩu cà phê hạt lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 25% tổng số xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Trong vụ cà phê tính từ 1/11/1998 đến 31/3/1999, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 243.000 tấn cà phê qua cảng Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó xuất khẩu sang thị trường Mỹ 43.264 tấn, Italia là 24.174 tấn, Tây Ban Nha là 19.271 tấn, Pháp là 13.923 tấn và Anh là 13.040 tấn. Giá cà phê trên thế giới hiện nay đang có lợi cho người trồng cà phê hơn các loại cây nông sản khác.
Mỹ cũng là một thị trường quan trọng đối với hàng hải sản xuất khẩu, hiện chiếm khoảng 10% tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam. Dự kiến đến năm 2005, thị trường Mỹ có thể tiêu thụ tới 20% tổng giá trị hải sản xuất khẩu của Việt Nam.
Hiện nay phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là hàng nông- hải sản, nhưng chỉ mới đạt được ...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghệ thuật thúc đẩy nhân viên làm việc có hiệu quả tại tập đoàn VINGROUP Điểm mạnh, yếu các Doanh Nghiệp 0
T Vai trò của đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
H Thực trạng và thành công ban đầu trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh Mai Cương Luận văn Kinh tế 0
S Có sự kiểm tra kịp thời để kiểm chứng việc thực hiện mọi nhiệm vụ, qua đó xử lý các vấn đề phát sinh, thúc đẩy tiến độ và đúc kết kinh nghiệm Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng của việc CP hoá các doanh nghiệp.Theo ý anh (chị) muốn thúc đẩy quá trình CP hoá doanh nghiệp của nước ta ta phải làm gì Luận văn Kinh tế 0
L Nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy hiệu quả việc phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế Luận văn Kinh tế 2
M Động cơ thúc đẩy hiệu quả làm việc của giảng viên trường đại học Sao Đỏ Luận văn Kinh tế 2
J Tính thích ứng của thiết chế quản lý đối với việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và hình thàn Kinh tế quốc tế 0
M Vai trò của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) trong việc thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong hoạt Kinh tế quốc tế 0
B Xây dựng chính sách công nghệ thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng xanh trong hệ thống chiếu sáng công cộng, khu dân cư vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top