daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở VIỆT NAM...................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã.........8
1.2. Chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã và thực hiện chính sách phát
triển cán bộ công chức cấp xã ...................................................................................19
1.3. Nội dung thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã .................26
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức
cấp xã.........................................................................................................................33
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG
NAM .........................................................................................................................38
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và cán bộ, công chức cấp xã ở
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam ........................................................................38
2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã ở huyện
Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam hiện nay ....................................................................42
2.3. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã
huyện Thăng Bình và những vấn đề đặt ra ...............................................................52
CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH
QUẢNG NAM THỜI GIAN TỚI ..........................................................................58
3.1. Mục tiêu thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã..................58
3.2. Nhóm giải pháp thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã ở
huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới ..........................................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán
bộ, công chức cấp xã luôn có một vai trò rất quan trọng, bởi vì đội ngũ cán bộ công
chức xã là lực lượng tổ chức thực hiện và điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức
chính quyền cấp xã. Cán bộ, công chức cấp xã là những người trực tiếp gặp gỡ và
tiếp xúc với người dân hằng ngày; trực tiếp hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc,
tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo đúng chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời cũng trực tiếp lắng nghe, giải
quyết hay kiến nghị lên cấp trên những ý kiến, kiến nghị và nguyện vọng của
người dân khi có yêu cầu. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã luôn có ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến sự
nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước trong trong tiến trình hội nhập
quốc tế.
Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban
hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 “Về tập trung xây dựng
đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ” Nghị quyết đặt ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng đội ngũ cán
bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ; đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các
thế hệ, đủ sức lãnh đạo đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp hiện đại,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. [2]
Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về quản lý, điều hành
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cơ sở, đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xã phải
không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo
đức hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của thực tiễn đặt ra. Trong khi đó
chính sách về phát triển đội ngũ cán bộ cấp xã và việc thực hiện chính sách này trên
thực tế ở các địa phương đang gặp phải những khó khăn và bất cập. Nhất là trong
quá trình thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) về sắp xếp lại tổ chức bộ
máy hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Tỉnh ủy Quảng Nam
(khóa XX) về công tác cán bộ giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
(gọi tắt là Nghị quyết số 04), đã nhấn mạnh: “đổi mới mạnh mẽ, đột phá về công tác
cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở đủ số lượng, bảo đảm
chất lượng, có cơ cấu hợp lý, vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức, lối
sống tốt, có năng lực và trình độ, thật sự có tâm và có tầm để đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới. Bên cạnh đó làm tốt công tác đánh giá, quy hoạch,
đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ. Coi trọng việc xây dựng
đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học và
công nghệ, cán bộ xã, phường, thị trấn. Có chính sách thu hút sinh viên về công tác
ở xã, phường, thị trấn”. [56] Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 12 tháng 8 năm 2016
của Tỉnh ủy Quảng Nam “Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn tổ chức
bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng 2025” đã đề ra mục tiêu chung là:
“Tiếp tục đổi mới và tạo đột phá về công tác cán bộ. Triển khai thực hiện có hiệu
lực và hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính
trị (khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ và Nghị quyết số 03-
NQ/TU, ngày 27 tháng 4 năm 2016 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác cải cách
hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Xây dựng đội ngũ cán bộ từ
tỉnh đến cơ sở phải bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý, vững vàng về tư tưởng
chính trị, có đạo đức cách mạng trong sáng lành mạnh, có trình độ chuyên môn, kỹ
năng và tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới”; “Tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước đảm bảo theo hướng tinh
gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Sắp xếp, chuyển đổi mô hình tổ chức, đẩy
mạnh xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công”. [58]
Đối với huyện Thăng Bình trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát
triển cán bộ công chức cấp xã, nhìn chung chính quyền địa phương các cấp cũng
như các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đã nhận thức được
vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện chính sách và đề cao
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc tổ chức thực hiện chính
sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc thực hiện
chính sách phát triển cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thăng Bình hiện
nay cũng đã bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm như: Vẫn tồn tại những chính sách
phát triển cán bộ công chức cấp xã ban hành không sát với thực tiễn, gây khó khăn
và ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tổ chức thực hiện, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả thấp.
Hiện nay cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn sinh sau năm 1975 đa số có trình độ
chuyên môn đại học không chính quy nên khó khăn trong công tác quy hoạch cán
bộ, việc đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào các chức danh chủ chốt đối với đội
ngũ cán bộ này trong giai đoạn hiện nay không thể thực hiện được. Những hạn chế,
bất cập trong quá trình thực hiện chính sách cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc
nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ công, chức cấp xã từ đó dẫn đến
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền ở cơ sở bị ảnh hưởng. Để hệ thống
chính trị nước ta nói chung và chính quyền ở cơ sở nói riêng hoạt động một cách có
hiệu lực và hiệu quả đòi hỏi công tác cán bộ phải được tổ chức thực hiện thường
xuyên, liên tục, đảm bảo đúng quy trình và chặt chẽ để kịp thời phát hiện những thế
mạnh của cán bộ, những nhân tố mới để phát huy, đông thời uốn nắn, khắc phục
những hạn chế, sai sót. Với lý do đó, tui đã quyết định chọn đề tài: “Thực hiện
chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp xã từ thực tiễn huyện Thăng Bình”
để làm luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Việc phát triển đội ngũ cán bộ, công chức không phải là vấn đề mới ở Việt
Nam hiện nay. Ở nhiều nước trên thế giới đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy
nhà nước là chủ đề nghiên cứu của nhiều môn khoa học như: Chính trị học, Quản lý
công…, từ trước đến nay đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và các nhà
hoạt động chính trị quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.
Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước, vấn đề đội ngũ cán bộ chính
quyền cấp xã được đặc biệt quan tâm. Một số đề tài khoa học, các công trình nghiên
cứu cũng đã đề cập trực tiếp đến những nội dung liên quan đến vấn đề này một cách
toàn diện hơn. Chẳng hạn như:
Nguyễn Phú Trọng - Trần Xuân Sầm (2003), “Luận cứ khoa học cho việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước” (tái bản), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trên cơ sở những vấn
đề lý luận, tổng kết từ thực tiễn và kế thừa kết quả của những công trình đã nghiên
cứu trước đây, tập thể các tác giả đã tiến hành phân tích, lý giải và hệ thống hóa các
luận cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ. Từ đó đưa ra
một số hệ thống các quan điểm, các phương hướng, các nhóm giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm đầu của thế kỷ XXI; [60]
Thang Văn Phúc - Nguyễn Minh Phương (2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Các tác giả
đã phân tích một cách hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề chất lượng cán bộ,
công chức nói chung dưới góc độ lý luận cũng như sự vận dụng lý luận đó vào thực
tiễn, là những công trình, sản phẩm của trí tuệ có giá trị và ý nghĩa về mặt lý luận và
thực tiễn, là kết quả kế thừa cho việc nghiên cứu các công trình tiếp theo. [47]
Phan Văn Bình (2015), “Chính sách phát triển nguồn nhân lực trẻ từ thực
tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ chính sách công; [3]
Lê Công Hậu (2016), “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức cấp xã trên địa bàn huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu”; [21]
Nguyễn Văn Chung (2017), “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ công
chức cấp xã từ thực tiễn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Luận văn thạc sĩ chính sách
công; [18]
Dương Thị Thanh Thủy (2017), “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ
công chức cấp xã từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sĩ chính sách
công; [55]
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến một vài khía
cạnh liên quan đến cán bộ, công chức của hệ thống chính trị cấp cơ sở. Tuy nhiên,
hiện nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển cán bộ, công chức
cấp xã ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Mặc dù vậy, trong các công trình
nghiên cứu đã được công bố trước đây có những nội dung liên quan đến nội dung
của đề tài sẽ được tác giả luận văn tham khảo có kế thừa và chọn lọc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích của nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức cấp
xã và khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công
chức cấp xã ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, luận văn đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức
cấp xã ở huyện Thăng Bình trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được các mục đích đã nêu ở trên, luận văn có những nhiệm vụ
cụ thể sau đây:
+ Phân tích cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công
chức cấp xã, hệ thống hóa những quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về cán bộ công
chức cấp xã, về chính sách phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã làm rõ
những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ công chức
cấp xã.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển cán bộ,
công chức cấp xã ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, chỉ ra những thành công,
hạn chế và những nguyên nhân của thành công, hạn chế trong quá trình thực hiện
chính sách này.
+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao chất lượng thực hiện
1,71%. [42, tr.11]
Kết quả đánh giá phân loại hằng năm là căn cứ cho việc quy hoạch dự
nguồn, đề bạt, bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện
chính sách đối với cán bộ công chức ở cấp xã. Đối với các trường hợp cán bộ công
chức không hoàn thành nhiệm vụ thì lãnh đạo mời nhắc nhở, phân công người giúp
đỡ, nếu năm tiếp theo mà không tiến bộ vẫn không hoàn thành nhiệm vụ thì đưa ra
khỏi ngành theo quy định của Luật cán bộ công chức.
2.2.4. Kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong thực thi công vụ
Để thực hiện tốt và có hiệu quả chính sách phát triển cán bộ công chức cấp
xã, đặt biệt từ khi Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU của ngày
12 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kiện toàn
tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, Ban Thường
vụ huyện ủy thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi, đôn đốc các cơ quan thực
hiện. Cụ thể từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết đến nay, Ban Thường vụ Huyện
ủy đã thành lập 02 Đoàn kiểm tra chuyên đề theo Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh
ủy đối với các Tổ chức Đảng và đảng viên là người đứng đầu cấp ủy. Qua kiểm tra,
các Tổ chức Đảng cơ bản triển khai thực hiện tốt các nội dung liên quan đến Nghị
quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được nâng lên,
hệ thống chính trị ở cơ sở được đảm bảo. Bên cạnh kết quả đạt được, có những hạn
chế, khuyết điểm: công tác tự phê bình và phê bình còn hạn chế, kiểm tra, giám sát
thực hiện còn lúng túng, chưa thường xuyên, năng lực của một số cán bộ còn hạn
chế.
Ngoài ra, Tổ kiểm tra việc chấp hành kỷ luật kỷ cương hành chính ủy ban
nhân dân huyện tiếp tục quán triệt các văn bản có liên quan đến đội ngũ cán bộ công
chức viên chức huyện như: Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về kỷ luật kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các
cấp; Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2016 của ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan hành chính
nhà nước theo Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính
Công tác quy hoạch cán bộ thực hiện đảm bảo nguyên tắc, thẩm quyền, nội
dung, đối tượng và quy trình tiến hành quy hoạch; chất lượng đưa vào quy hoạch ở
cấp xã được nâng lên về trình độ học vấn, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; đảm
bảo số lượng, cơ cấu hợp lý; tỷ lệ cán bộ nữ, trẻ tăng hơn trước, tạo điều kiện thuận
lợi để thực hiện công tác đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ, tránh
hình thức trong công tác quy hoạch cán bộ.
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong toàn huyện có sự chuyển biến nhanh
về chất lượng, có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, thành phần, độ tuổi, có bản lĩnh
chính trị vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng; có trình độ, năng
lực, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức được được tiến hành thường
xuyên theo quy hoạch, kế hoạch hằng năm; thực hiện tốt việc kết hợp giữa đào tạo
cán bộ lãnh đạo, quản lý và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đảm bảo yêu
cầu trước mắt và lâu dài; đa số cán bộ công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng sau
khi ra trường về công tác tại địa phương đều nâng được hiệu quả công tác, nhất là
kỹ năng trong thực hiện nhiệm vụ, giữ vững quan điểm, lập trường, có ý thức trách
nhiệm cao trong công tác, có thái độ phục vụ nhân dân đúng chuẩn mực.
Nguyên nhân ưu điểm
Việc quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên về các quan điểm,
chủ trương, mục tiêu và giải pháp đề ra trong việc thực hiện chính sách phát triển
cán bộ công chức cấp xã được Ban Thường vụ Huyện ủy triển khai, thực hiện
nghiêm túc. Các Kế hoạch, Nghị quyết, Đề án cụ thể hóa việc thực hiện chính sách
phát triển cán bộ công chức cấp xã được ban hành đồng bộ, kịp thời; các khâu công
tác cán bộ thực hiện nề nếp, bảo đảm yêu cầu nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức có nhiều chuyển biến tích cực.
Các cấp ủy đảng thực hiện tốt quy định về phân cấp quản lý cán bộ, bảo đảm
theo đúng quy định của Trung ương và sát tình hình thực tế của địa phương. Hằng
năm đều chú trọng đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, kịp thời chỉ đạo, nhân
rộng những ưu điểm, kinh nghiệm của các địa phương làm tốt, chấn chỉnh khắc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện Chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể từ thực tiễn tỉnh hòa bình Văn hóa, Xã hội 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
D Quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 2
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
K Giải pháp về quản lý tài chính công trong tiến trình đổi mới và thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia Luận văn Kinh tế 1
D Kiểm toán Báo cáo tài chính dự án được tài trợ bởi ngân hàng do Công ty dịch vụ Tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện Kiến trúc, xây dựng 0
D Phương pháp chọn mẫu kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam Trách nhiệm Hữu hạn thực hiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top