Tiis

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT VỀ CÔNG
CHỨNG VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG
1.1. Pháp luật về công chứng
1.1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển của pháp luật về công
chứng ở nước ta
1.1.2. Một số nội dung chính của Luật Công chứng số 82/2006/QH11
1.2. Thực hiện pháp luật công chứng
1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật công chứng
1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật công chứng
1.2.3. Nội dung thực hiện pháp luật công chứng
1.2.4. Vai trò thực hiện pháp luật công chứng
1.2.5. Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật công chứng
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Thực trạng việc thực hiện quy định về công chứng viên
2.1.1. Về tiêu chuẩn công chứng viên
2.1.2. Miễn đào tạo nghề và miễn tập sự hành nghề công chứng
2.2. Thực trạng việc thực hiện quy định về tổ chức hành nghề
công chứng
2.2.1. Phòng công chứng
2.2.2. Văn phòng công chứng
2.2.3. Quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng
2.2.4. Nghĩa vụ của các tổ chức hành nghề công chứng
2.3. Thực trạng việc thực hiện quy định về thủ tục công chứng
2.3.1. Thủ tục chung về công chứng
2.3.2. Thủ tục công chứng một số loại giao dịch cụ thể
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT CÔNG CHỨNG
3.1. Định hướng bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng
3.1.1. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật
3.1.2. Bảo đảm khả thi của văn bản quy phạm pháp luật
3.1.3. Bảo đảm an toàn pháp lý
3.1.4. Thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp
3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật công chứng trên địa
bàn thành phố Hà Nội
3.2.1. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến công chứng viên, tổ chức
hành nghề công chứng, thủ tục công chứng
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật công chứng,
nâng cao ý thức pháp luật công chứng
3.2.3. Nâng cao năng lực và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước
3.2.4. Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và
khen thưởng
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tính cấp thiết của đề tài
Quốc hội khóa XI tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Công chứng,
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2007. Đây là một bước tiến quan trọng
trong việc cụ thể hóa nội dung về hoàn thiện thể chế công chứng ở nước ta
được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về
Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đến nay, sau 07 năm thi hành
Luật Công chứng, những kết quả bước đầu đạt được đã khẳng định Luật đã
thực sự đi vào cuộc sống, chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng là hết
sức đúng đắn, đội ngũ công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng ở
nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và ngày càng tăng cường về chất
lượng. So với thời điểm giữa năm 2007 khi Luật Công chứng bắt đầu có hiệu
lực thi hành, Hà Nội có tổng số 341 công chứng viên đang hành nghề, đứng
đầu trong cả nước (68 công chứng viên tại 10 Phòng công chứng và 273 công
chứng viên tại 93 Văn phòng công chứng). Thông qua việc đảm bảo tính an
toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự và kinh tế, hoạt động công
chứng đã góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa các tranh chấp, khiếu nại
trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, một lĩnh vực vốn phức tạp và tiềm ẩn nhiều
nguy cơ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện. Chúng ta không thể phủ nhận công
chứng là -lá chắn- phòng ngừa hữu hiệu, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp
đồng, giao dịch, tiết kiệm thời gian, chi phí cho xã hội, giảm thiểu -gánh
nặng- pháp lý cho Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Tuy nhiên qua 07 năm thi hành, Luật Công chứng cũng bộc lộ những
bất cập, hạn chế. Tiêu chuẩn công chứng viên quy định còn đơn giản; thời
gian đào tạo nghề ngắn, cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa
quy định về quyền, nghĩa vụ của công chứng viên cũng như người tập sự hành
nghề công chứng, đối tượng miễn đào tạo nghề, miễn tập sự hành nghề công

chứng rộng nên chất lượng công chứng viên được bổ nhiệm thấp, có nhiều sai
sót khi công chứng hợp đồng, giao dịch. Tiêu chuẩn thành lập Văn phòng
công chứng chưa chặt chẽ; quy hoạch ban hành chậm và thiếu cơ sở pháp lý;
thiếu sự kiểm tra, thanh tra sau khi cho phép thành lập tổ chức hành nghề
công chứng; chưa có quy định về việc chuyển đổi mô hình Văn phòng công
chứng do một công chứng viên thành lập sang mô hình văn phòng công
chứng do 2 công chứng viên trở lên thành lập và ngược lại; nghĩa vụ của các
tổ chức hành nghề công chứng chưa chặt chẽ, đặc biệt về việc thực hiện lưu
trữ hồ sơ công chứng và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công
chứng viên, chưa quy định việc chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu công chứng
giữa tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan liên quan. Thủ tục công
chứng chưa cụ thể, chi tiết, chưa thuận tiện, chưa có sự phối hợp, liên thông
với các thủ tục hành chính khác liên quan, khiến người yêu cầu công chứng
phải mất nhiều thời gian, công sức; một số thủ tục công chứng chưa hợp lý,
chưa rõ ràng, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định của pháp
luật liên quan, gây khó khăn, lúng túng cho công chứng viên khi hành nghề...
tui chọn đề tài "Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành
phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ của mình nhằm kiến nghị những giải pháp
bảo đảm thực hiện pháp luật về công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói
riêng và trên cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước tới nay, trong lĩnh vực công chứng, tuy là một chế định pháp
luật mới xuất hiện trong hệ thống pháp luật nước ta, nhưng đã có nhiều công
trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này. Trước khi Luật Công chứng số
82/2006/QH11 được ban hành, có thể kể đến các công trình, đề tài sau: Cơ sở
lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng
ở Việt Nam, Đề tài cấp Bộ mã số 92-98-224 năm 1993 của Viện Nghiên cứu
khoa học pháp lý Bộ Tư pháp; Công chứng nhà nước những vấn đề lý luận và

2.3.1.2. Địa điểm công chứng
Luật Công chứng số 82/2006/QH11 quy định, việc công chứng phải
được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, chỉ trừ một số
trường hợp cụ thể, người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi
lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hay có
lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng. Việc công chứng tại trụ sở có đặc điểm: thể hiện sự trang trọng, tôn
nghiêm của pháp luật, trụ sở tổ chức hành nghề công chứng khang trang, rộng
rãi, có đủ các phương tiện phục vụ việc ký hợp đồng, thậm chí có trường hợp,
người yêu cầu công chứng còn thực hiện việc thanh toán tiền giao dịch tại trụ
sở tổ chức hành nghề công chứng, thuận tiện cho việc tra cứu, kiểm tra dữ
liệu công chứng và sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận trong hợp đồng theo
yêu cầu của người yêu cầu công chứng, hạn chế được hành vi lừa dối của
người yêu cầu công chứng như giả mạo giấy tờ, giả mạo người ký...
Tuy nhiên, việc thực hiện công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành
nghề công chứng diễn ra khá phổ biến, vận dụng -lý do chính đáng- theo quy
định của Luật Công chứng số 82/2006/QH11.
Thực tế thanh tra cho thấy, số lượng các vụ việc công chứng
ngoài trụ sở khá nhiều. Ngoài các lý do người yêu cầu công chứng
ốm, già yếu thì nhiều hồ sơ yêu cầu công chứng ngoài trụ sở còn có
lý do bận công tác, để bảo quản giấy tờ, tài liệu gốc…; Thậm chí
một số hồ sơ của Phòng công chứng số 7, Văn phòng công chứng
Thăng Long, công chứng viên còn thực hiện việc yêu cầu công
chứng ngoài trụ sở mà không có lý do [28].
Nguyên nhân chính là do người yêu cầu công chứng tương đối bận, số
lượng người tham gia đông, nếu thực hiện việc công chứng trong giờ hành
chính sẽ rất khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp thời gian cho các bên. Ngoài
ra, 1 nguyên nhân quan trọng khác, do đặc thù của thị trường bất động sản ở

nước ta, cộng với trình độ hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, người dân
thường giao dịch với nhau bằng các hợp đồng viết tay, khi chưa có đủ các
giấy tờ theo quy định của pháp luật. Ví dụ: chuyển nhượng quyền sử dụng đất
khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mua bán căn hộ khi mới có
hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán căn hộ mà chưa có Giấy chứng quyền
quyền sở hữu căn hộ. Khoảng thời gian từ khi mua bán thực tế diễn ra cho
đến khi diện tích đất, căn hộ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng,
quyền sở hữu là từ 3 đến 5 năm, khi đó giá trị của bất động sản đã thay đổi rất
nhiều so với thời điểm diễn ra giao dịch. Do đó, khi người nhận chuyển
nhượng, người mua đến nhờ người chuyển nhượng, người bán ký hợp đồng
chính thức để sang tên thì thường người chuyển nhượng, người bán không
hợp tác, nêu ra nhiều lý do để không ký hợp đồng công chứng được, trong đó
có lý do bố mẹ bận công việc, con cái bận học hành, không đến trụ sở tổ chức
hành nghề công chứng được. Khi đó, người nhận chuyển nhượng, người mua
phải yêu cầu các công chứng viên bố trí thời gian đến địa điểm theo yêu cầu
để công chứng hợp đồng.
Tuy có một số hạn chế trong việc thực hiện công chứng ngoài trụ sở tổ
chức hành nghề công chứng so với công chứng tại trụ sở như: địa điểm ký
công chứng không trang trọng, nhiều khi ký tại nhà hàng, quán xá, việc sửa
đổi, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng khó khăn,... nhưng hoạt động này
phần nào đã tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu công chứng về mặt thời
gian, góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong bối cảnh có quá nhiều
các thủ tục hành chính phải thực hiện trong giờ hành chính, mặt khác, góp
phần tăng doanh thu cho các tổ chức hành nghề công chứng, khuyến khích xã
hội hóa do thu thêm phí dịch vụ ký ngoài trụ sở; hơn nữa, một lý do quan
trọng là, địa điểm công chứng không ảnh hưởng đến hành vi công chứng, dù
địa điểm ở bất cứ đâu thì công chứng viên vẫn phải thực hiện đầy đủ các bước
của thủ tục công chứng theo quy định. Do đó, không nên hạn chế việc công
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HiuVCh

New Member
Re: Thực hiện pháp luật công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Luật: 60 38 01

File bị lỗi, k down được mod cho xin link mới nhé
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp khí hóa lỏng Luận văn Kinh tế 1
D Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi tại công ty cổ phần xây dựng thủy lợi Hải Phòng Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Tổ chức thực hiện pháp luật trong phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn Luật 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện hải hậu Nông Lâm Thủy sản 0
D Công tác xây dựng gia đinh văn hóa ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long hiện nay, thực trạng và giải pháp Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bởi người sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay từ thực tiễn quận Tân Phú Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top