emlaai_traloidi2000
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày những vấn đề lý luận chung về pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đưa ra một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội: nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; Sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật là cơ sở pháp lý của hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý của cơ quan quản lý về phòng cháy và chữa cháy; Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hóa,
củng cố và phát triển các quan hệ xã hội theo những định hướng mong muốn
nhằm đạt được những mục đích nhất định. Nhưng điều đó chỉ đạt được khi
những chỉ dẫn (mệnh lệnh) của các quy định pháp luật được thực hiện trong đời
sống xã hội, thể hiện ở hành vi hợp pháp thực tế của các tổ chức, các cơ quan,
của những người có quyền hạn, chức vụ và các cá nhân. Vì vậy, xây dựng một
hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện rất quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng
hơn là phải thực hiện chúng trong thực tế. Ngày nay, song song với vấn đề xây
dựng pháp luật, chúng ta càng quan tâm hơn và đề cao việc đánh giá hiệu quả
thực hiện pháp luật trên thực tế. Bởi lẽ, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật là điều
kiện không thể thiếu của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm
quan trọng đặc biệt. Bởi vì, thiệt hại về cháy nổ tuy không diễn ra hàng ngày và
không phải là một vấn đề có tính thời sự như vi phạm an toàn giao thông, an toàn
thực phẩm…nhưng nếu các vụ cháy đã xảy ra trên thực tế thì thiệt hại về người
và tài sản là rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước. “Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói truyền miệng của ông
cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng khi nguy cơ cháy, nổ luôn
tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự đe dọa lớn thứ hai đến
an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những hậu quả khó lường. Theo
Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã
xảy ra 873 vụ cháy, gây thiệt hại chết 23 người, bị thương 80 người, thiệt hại về tài sản trị giá 306, 551 tỷ đồng. Trong đó, xảy ra 14 vụ cháy lớn, gây thiệt hại về
tài sản khoảng 213 tỷ đổng. Cháy rừng xảy ra 167 vụ, gây thiệt hại 1.858 ha
rừng[8]. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
thành phố Hà Nội vừa thống kê tình hình an toàn cháy nổ trong 8 tháng đầu năm
2011. Theo đó, tính đến ngày 15.8.2011, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 157 vụ
cháy nổ, làm 5 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại ước tính hơn 19,5 tỷ
đồng [19]. Những con số đã cho thấy một khi cháy, nổ đã xảy ra thì thiệt hại rất
khó lường.
Từ năm 2001, Luật Phòng cháy chữa cháy đã được ban hành và sau đó là
những văn bản dưới luật quan trọng khác như: Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 04/2004/TT-BCA về việc hướng dẫn thi
hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 123/2005/NĐ-
CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy…Các quy định của pháp luật về phòng cháy
chữa cháy đã phần nào đó tác động đến nhận thức và ý thức thực hiện quy định
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của nhân dân. Mặc dù vậy, đến nay, một số
những quy định đã trở nên không phù hợp như các quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, các quy định về bảo hiểm cháy
nổ bắt buộc…dẫn đến hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy trong nhân dân
chưa cao và ý thức thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy của nhân dân
luôn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vụ cháy, nổ. Thực
tiễn cho thấy rằng việc thực hiện pháp luật về phòng chữa cháy đang bộc lộ rất
nhiều bất cập, ví dụ: Nhiều hộ gia đình chưa có phương tiện chữa cháy, chưa nắm được phương pháp chữa cháy tại chỗ; một số khu đô thị, khu công nghiệp,
chung cư cao tầng không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa
cháy như không có lối thoát nạn, không có giải pháp chống cháy lan…; hoạt
động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật phòng cháy và chữa cháy
chưa thường xuyên liên tục; hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy còn nhiều hạn chế, chưa có tác dụng răn đe, ngăn
ngừa vi phạm pháp luật…
Với tất cả những lý do về lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội” mong
muốn bước đầu tiếp cận toàn diện việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng
cháy chữa cháy của người dân, của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong phạm
vi thành phố Hà Nội để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, làm rõ những hạn chế, bất
cập của một số quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện hành, đưa ra
giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định pháp luật đó nói riêng và
giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy nói chung, qua
đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy trên thành phố
Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Chỉ có một số đề tài
thuộc cấp trường do các giảng viên của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
nghiên cứu ở các khía cạnh như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy chữa cháy, cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy,
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy trên từng địa bàn cụ thể…Có thể dẫn chứng như đề tài khoa học cấp trường “Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy” năm 2011 của TS. Hoàng
Ngọc Hải, đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong
lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố
Hà Nội theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy” năm 2012
của TS. Hoàng Ngọc Hải và Ths.Vũ Thị Thanh Thủy, đề tài cấp nhà nước “Nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy” do TS.
Đào Hữu Dân chủ biên…
Đề tài nghiên cứu hiện tại đang ở trạng thái mới bắt đầu, hướng đến việc
tiếp cận toàn diện về quá trình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy
chữa cháy, trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận thực hiện
pháp luật nói chung của các nhà nghiên cứu đi trước và thực tiễn thực hiện pháp
luật phòng cháy chữa cháy tại thành phố Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra một số giải pháp đảm bảo
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 2001 đến
2011.
Trong khuôn khổ luận văn cao học, học viên giới hạn sự nghiên cứu của
mình về các vấn đề sau:
- Đối với hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy, luận văn tập trung nghiên cứu bốn hoạt động: Ban
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Trình bày những vấn đề lý luận chung về pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đưa ra một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội: nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; Sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật là cơ sở pháp lý của hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy; Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý của cơ quan quản lý về phòng cháy và chữa cháy; Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hóa,
củng cố và phát triển các quan hệ xã hội theo những định hướng mong muốn
nhằm đạt được những mục đích nhất định. Nhưng điều đó chỉ đạt được khi
những chỉ dẫn (mệnh lệnh) của các quy định pháp luật được thực hiện trong đời
sống xã hội, thể hiện ở hành vi hợp pháp thực tế của các tổ chức, các cơ quan,
của những người có quyền hạn, chức vụ và các cá nhân. Vì vậy, xây dựng một
hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện rất quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng
hơn là phải thực hiện chúng trong thực tế. Ngày nay, song song với vấn đề xây
dựng pháp luật, chúng ta càng quan tâm hơn và đề cao việc đánh giá hiệu quả
thực hiện pháp luật trên thực tế. Bởi lẽ, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật là điều
kiện không thể thiếu của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm
quan trọng đặc biệt. Bởi vì, thiệt hại về cháy nổ tuy không diễn ra hàng ngày và
không phải là một vấn đề có tính thời sự như vi phạm an toàn giao thông, an toàn
thực phẩm…nhưng nếu các vụ cháy đã xảy ra trên thực tế thì thiệt hại về người
và tài sản là rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã
hội của đất nước. “Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói truyền miệng của ông
cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng khi nguy cơ cháy, nổ luôn
tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự đe dọa lớn thứ hai đến
an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những hậu quả khó lường. Theo
Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã
xảy ra 873 vụ cháy, gây thiệt hại chết 23 người, bị thương 80 người, thiệt hại về tài sản trị giá 306, 551 tỷ đồng. Trong đó, xảy ra 14 vụ cháy lớn, gây thiệt hại về
tài sản khoảng 213 tỷ đổng. Cháy rừng xảy ra 167 vụ, gây thiệt hại 1.858 ha
rừng[8]. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
thành phố Hà Nội vừa thống kê tình hình an toàn cháy nổ trong 8 tháng đầu năm
2011. Theo đó, tính đến ngày 15.8.2011, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 157 vụ
cháy nổ, làm 5 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại ước tính hơn 19,5 tỷ
đồng [19]. Những con số đã cho thấy một khi cháy, nổ đã xảy ra thì thiệt hại rất
khó lường.
Từ năm 2001, Luật Phòng cháy chữa cháy đã được ban hành và sau đó là
những văn bản dưới luật quan trọng khác như: Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 04/2004/TT-BCA về việc hướng dẫn thi
hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 123/2005/NĐ-
CP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy…Các quy định của pháp luật về phòng cháy
chữa cháy đã phần nào đó tác động đến nhận thức và ý thức thực hiện quy định
pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của nhân dân. Mặc dù vậy, đến nay, một số
những quy định đã trở nên không phù hợp như các quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, các quy định về bảo hiểm cháy
nổ bắt buộc…dẫn đến hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy trong nhân dân
chưa cao và ý thức thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy của nhân dân
luôn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vụ cháy, nổ. Thực
tiễn cho thấy rằng việc thực hiện pháp luật về phòng chữa cháy đang bộc lộ rất
nhiều bất cập, ví dụ: Nhiều hộ gia đình chưa có phương tiện chữa cháy, chưa nắm được phương pháp chữa cháy tại chỗ; một số khu đô thị, khu công nghiệp,
chung cư cao tầng không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa
cháy như không có lối thoát nạn, không có giải pháp chống cháy lan…; hoạt
động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật phòng cháy và chữa cháy
chưa thường xuyên liên tục; hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy còn nhiều hạn chế, chưa có tác dụng răn đe, ngăn
ngừa vi phạm pháp luật…
Với tất cả những lý do về lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội” mong
muốn bước đầu tiếp cận toàn diện việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng
cháy chữa cháy của người dân, của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong phạm
vi thành phố Hà Nội để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực
hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, làm rõ những hạn chế, bất
cập của một số quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện hành, đưa ra
giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định pháp luật đó nói riêng và
giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy nói chung, qua
đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy trên thành phố
Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Chỉ có một số đề tài
thuộc cấp trường do các giảng viên của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy
nghiên cứu ở các khía cạnh như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phòng cháy chữa cháy, cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy,
nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy trên từng địa bàn cụ thể…Có thể dẫn chứng như đề tài khoa học cấp trường “Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy” năm 2011 của TS. Hoàng
Ngọc Hải, đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong
lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố
Hà Nội theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy” năm 2012
của TS. Hoàng Ngọc Hải và Ths.Vũ Thị Thanh Thủy, đề tài cấp nhà nước “Nâng
cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy” do TS.
Đào Hữu Dân chủ biên…
Đề tài nghiên cứu hiện tại đang ở trạng thái mới bắt đầu, hướng đến việc
tiếp cận toàn diện về quá trình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy
chữa cháy, trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận thực hiện
pháp luật nói chung của các nhà nghiên cứu đi trước và thực tiễn thực hiện pháp
luật phòng cháy chữa cháy tại thành phố Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và
chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra một số giải pháp đảm bảo
thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 2001 đến
2011.
Trong khuôn khổ luận văn cao học, học viên giới hạn sự nghiên cứu của
mình về các vấn đề sau:
- Đối với hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về
phòng cháy và chữa cháy, luận văn tập trung nghiên cứu bốn hoạt động: Ban
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links