prettyboy_girl2003
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tặng vật mà tạo hóa trao cho con người, là tài nguyên thiên
nhiên vô cùng quý giá, là nguồn gốc của mọi ngành sản xuất và mọi sự tồn tại
mà kết tinh trong đó là sức lao động của con người. Ở Việt Nam, đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý để đảm bảo việc sử dụng đất đai
một cách hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm. Nhằm phát triển và tận dụng tối ưu hóa
nguồn lực đất đai, pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền của người sử dụng đất,
cho phép người sử dụng đất quyền "được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất " [35, Điều 166] - một
quyền cơ bản vô cùng quan trọng và thiết yếu trong việc quy định về quyền của
người sử dụng đất trong pháp luật đất đai.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế, xã
hội nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Với mục tiêu hoàn thiện hệ
thống pháp luật đất đai, Nhà nước ta đã và đang sử dụng linh hoạt các công cụ
và phương tiện khác nhau như ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để
điều chỉnh quan hệ đất đai mà tiêu biểu là việc ban hành Luật Đất đai năm
2013 đã tạo dựng cơ sở pháp lý hữu hiệu cho hoạt động quản lý Nhà nước nói
chung và hoạt động quản lý trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Sự ra đời của Luật
Đất đai năm 2013 với mục tiêu giải quyết các bất cập còn tồn tại trong Luật đất
đai năm 2003, những quy định trong văn bản này mang tới những đổi mới
nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề trong đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất còn bộc lộ một số hạn chế như quy định về nộp
tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận còn quá cao so với khả năng tài chính
của đa số người dân, quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận còn chưa phù
hợp với thực tế sử dụng đất,....
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các tranh chấp, sai phạm
phát sinh trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng
phát triển đa dạng và phức tạp. Giải quyết tốt các vấn đề này có tầm quan
trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Là một trong những quận có diện tích đất đai lớn ở Hà Nội, quận Tây Hồ
được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 phường của quận Ba Đình và 5 xã của
huyện Từ Liêm cũ nên quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận vừa có
những nét của quận nội thành, lại có những nét của huyện ngoại thị trong quá
trình phát triển đô thị. Đây là quận được xem là có nhiều khó khăn và phức tạp
nhất của Hà Nội trong quản lý nhà nước về đất đai và cũng được thành phố lựa
chọn thực hiện nhiều mô hình thí điểm quản lý nhà nước như: dịch vụ hành
chính công, cải cách hành chính “một cửa”, khoán thu-chi hành chính,… Được
đánh giá là nơi các giao dịch liên quan đến bất động sản diễn ra sôi nổi, những
vấn đề trong quản lý nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ đang đối mặt khá
phức tạp, mang nhiều nét đặc trưng mà nhiều quận (huyện) khác trên cả nước
gặp phải mà điển hình là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vấn
đề thực thi pháp luật cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận
Tây Hồ được nghiên cứu, giải quyết tốt sẽ mang lại những bài học cả về lý
thuyết và thực tiễn cho các quận khác tham khảo và học tập.
Trước thực trạng đó và trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2013 đang có
hiệu lực và được triển khai trong thực tiễn thì việc nghiên cứu, phân tích, làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành những quy định của pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tế của một địa phương như quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc triển khai có
hiệu quả pháp luật đất đai, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhằm tinh giản, loại bỏ những khâu không cần thiết trong quá trình quản lý để giảm bớt phiền
hà, tạo thuận tiện cho nhân dân, khiến cho người sử dụng đất coi việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là quyền chứ không phải trở thành nghĩa vụ.
Để có một cái nhìn tổng quát về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện theo xu hướng của Luật Đất
đai năm 2013, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Thực thi pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội ”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đề cập thường
xuyên trong nghiên cứu và giảng dạy về Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là
ngành Luật Kinh tế. Trong các giáo trình luật của các trường đại học (Giáo
trình Luật Đất đai) đều có trình bày về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Trong các sách chuyên khảo, đây là vấn đề thường xuyên được đề
cập tới: Nguyễn Minh Tuấn (2011), Đăng ký bất động sản - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, tr.193, NXB Chính trị quốc gia; Nguyễn Quang Tuyến,
Nguyễn Minh Tuấn, Trần Hùng Phi, Trần Thị Minh Hà (2004), Sổ tay bình
đẳng giới trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, NXB. Chính trị quốc
gia,... Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu pháp luật khác đề
cập đến vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới nhiều góc độ khác
nhau: Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thuỳ Trang (2011), “Một số vướng mắc về
thẩm quyền cấp và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người Việt
Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật đất đai hiện hành”, Tạp chí Nghề
Luật, (3), tr. 30-34, Trần Luyện (2004), “Một số ý kiến về đẩy mạnh tiến độ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp chí Ngân hàng, (10), tr.64-65;
Phùng Văn Ngân (2008), "Bàn về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, (4), tr. 25-27; Phạm Hữu Nghị (2009), “Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ghi cả tên họ, tên vợ và họ tên chồng: Một số vấn đề
đặt ra”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2(203), tr.50-53; Doãn Hồng Nhung
(2007), “Nữ quyền và quan hệ giữa vợ chồng - nhìn từ khía cạnh pháp lý của
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2003”, Tạp chí Luật
học, (6), tr. 58-63, Trần Thị Hồng (2009), “Quan hệ vợ chồng trong đứng tên
giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất ở - Thực trạng và các yếu tố tác
động”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (2), tr.14-25, Đặng Anh Quân
(2006), “Một số suy nghĩ về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, 2(33), tr.33, Võ Quốc Tuấn (2013), “Một số ý kiến về quyền
của cá nhân trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình”,
Tạp chí Nghề luật, (6), tr 24-25,…
Vấn đề cải cách thủ tục hành chính hiện nay đang thu hút sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được nhìn nhận từ rất nhiều góc độ, được phân tích
về các tác động của nó đối với nhiều hiện tượng khác nhau của đời sống xã
hội. Các công trình nghiên cứu trên đây ở những mức độ và phạm vi khác
nhau đều đã đề cập và bình luận về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, từ đó cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh Luật đất đai năm 2013 vừa ra đời với những
thay đổi trong các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì
cần có một công trình nghiên cứu để xem xét dưới khía cạnh pháp lý và thực
tiễn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cung cấp những thông tin
và xu hướng thay đổi trong tương lai đối với vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu,
kế thừa những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu đã công bố,
Luận văn tiếp tục tìm hiểu, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận của
pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ ra những điểm mới
trong Luật Đất đai năm 2013 về vấn đề này. Trên cơ sở đó, phân tích, tìm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tặng vật mà tạo hóa trao cho con người, là tài nguyên thiên
nhiên vô cùng quý giá, là nguồn gốc của mọi ngành sản xuất và mọi sự tồn tại
mà kết tinh trong đó là sức lao động của con người. Ở Việt Nam, đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý để đảm bảo việc sử dụng đất đai
một cách hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm. Nhằm phát triển và tận dụng tối ưu hóa
nguồn lực đất đai, pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền của người sử dụng đất,
cho phép người sử dụng đất quyền "được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất " [35, Điều 166] - một
quyền cơ bản vô cùng quan trọng và thiết yếu trong việc quy định về quyền của
người sử dụng đất trong pháp luật đất đai.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế, xã
hội nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Với mục tiêu hoàn thiện hệ
thống pháp luật đất đai, Nhà nước ta đã và đang sử dụng linh hoạt các công cụ
và phương tiện khác nhau như ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật để
điều chỉnh quan hệ đất đai mà tiêu biểu là việc ban hành Luật Đất đai năm
2013 đã tạo dựng cơ sở pháp lý hữu hiệu cho hoạt động quản lý Nhà nước nói
chung và hoạt động quản lý trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Sự ra đời của Luật
Đất đai năm 2013 với mục tiêu giải quyết các bất cập còn tồn tại trong Luật đất
đai năm 2003, những quy định trong văn bản này mang tới những đổi mới
nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề trong đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hiện nay. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất còn bộc lộ một số hạn chế như quy định về nộp
tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận còn quá cao so với khả năng tài chính
của đa số người dân, quy định về điều kiện cấp giấy chứng nhận còn chưa phù
hợp với thực tế sử dụng đất,....
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, các tranh chấp, sai phạm
phát sinh trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng
phát triển đa dạng và phức tạp. Giải quyết tốt các vấn đề này có tầm quan
trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp
phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Là một trong những quận có diện tích đất đai lớn ở Hà Nội, quận Tây Hồ
được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 phường của quận Ba Đình và 5 xã của
huyện Từ Liêm cũ nên quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận vừa có
những nét của quận nội thành, lại có những nét của huyện ngoại thị trong quá
trình phát triển đô thị. Đây là quận được xem là có nhiều khó khăn và phức tạp
nhất của Hà Nội trong quản lý nhà nước về đất đai và cũng được thành phố lựa
chọn thực hiện nhiều mô hình thí điểm quản lý nhà nước như: dịch vụ hành
chính công, cải cách hành chính “một cửa”, khoán thu-chi hành chính,… Được
đánh giá là nơi các giao dịch liên quan đến bất động sản diễn ra sôi nổi, những
vấn đề trong quản lý nhà nước về đất đai của quận Tây Hồ đang đối mặt khá
phức tạp, mang nhiều nét đặc trưng mà nhiều quận (huyện) khác trên cả nước
gặp phải mà điển hình là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vấn
đề thực thi pháp luật cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn quận
Tây Hồ được nghiên cứu, giải quyết tốt sẽ mang lại những bài học cả về lý
thuyết và thực tiễn cho các quận khác tham khảo và học tập.
Trước thực trạng đó và trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2013 đang có
hiệu lực và được triển khai trong thực tiễn thì việc nghiên cứu, phân tích, làm
rõ cơ sở lý luận và thực tiễn thi hành những quy định của pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tế của một địa phương như quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong việc triển khai có
hiệu quả pháp luật đất đai, đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhằm tinh giản, loại bỏ những khâu không cần thiết trong quá trình quản lý để giảm bớt phiền
hà, tạo thuận tiện cho nhân dân, khiến cho người sử dụng đất coi việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất là quyền chứ không phải trở thành nghĩa vụ.
Để có một cái nhìn tổng quát về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện theo xu hướng của Luật Đất
đai năm 2013, tác giả xin lựa chọn đề tài: “Thực thi pháp luật về cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội ”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được đề cập thường
xuyên trong nghiên cứu và giảng dạy về Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là
ngành Luật Kinh tế. Trong các giáo trình luật của các trường đại học (Giáo
trình Luật Đất đai) đều có trình bày về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Trong các sách chuyên khảo, đây là vấn đề thường xuyên được đề
cập tới: Nguyễn Minh Tuấn (2011), Đăng ký bất động sản - Những vấn đề lý
luận và thực tiễn, tr.193, NXB Chính trị quốc gia; Nguyễn Quang Tuyến,
Nguyễn Minh Tuấn, Trần Hùng Phi, Trần Thị Minh Hà (2004), Sổ tay bình
đẳng giới trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, NXB. Chính trị quốc
gia,... Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu pháp luật khác đề
cập đến vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới nhiều góc độ khác
nhau: Nguyễn Minh Hằng, Nguyễn Thuỳ Trang (2011), “Một số vướng mắc về
thẩm quyền cấp và huỷ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người Việt
Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật đất đai hiện hành”, Tạp chí Nghề
Luật, (3), tr. 30-34, Trần Luyện (2004), “Một số ý kiến về đẩy mạnh tiến độ
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp chí Ngân hàng, (10), tr.64-65;
Phùng Văn Ngân (2008), "Bàn về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, (4), tr. 25-27; Phạm Hữu Nghị (2009), “Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ghi cả tên họ, tên vợ và họ tên chồng: Một số vấn đề
đặt ra”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, 2(203), tr.50-53; Doãn Hồng Nhung
(2007), “Nữ quyền và quan hệ giữa vợ chồng - nhìn từ khía cạnh pháp lý của
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2003”, Tạp chí Luật
học, (6), tr. 58-63, Trần Thị Hồng (2009), “Quan hệ vợ chồng trong đứng tên
giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất ở - Thực trạng và các yếu tố tác
động”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (2), tr.14-25, Đặng Anh Quân
(2006), “Một số suy nghĩ về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Tạp chí
Khoa học pháp lý, 2(33), tr.33, Võ Quốc Tuấn (2013), “Một số ý kiến về quyền
của cá nhân trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình”,
Tạp chí Nghề luật, (6), tr 24-25,…
Vấn đề cải cách thủ tục hành chính hiện nay đang thu hút sự chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu. Liên quan đến vấn đề này, pháp luật về cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được nhìn nhận từ rất nhiều góc độ, được phân tích
về các tác động của nó đối với nhiều hiện tượng khác nhau của đời sống xã
hội. Các công trình nghiên cứu trên đây ở những mức độ và phạm vi khác
nhau đều đã đề cập và bình luận về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, từ đó cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh Luật đất đai năm 2013 vừa ra đời với những
thay đổi trong các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì
cần có một công trình nghiên cứu để xem xét dưới khía cạnh pháp lý và thực
tiễn về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để cung cấp những thông tin
và xu hướng thay đổi trong tương lai đối với vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu,
kế thừa những thành tựu khoa học của các công trình nghiên cứu đã công bố,
Luận văn tiếp tục tìm hiểu, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận của
pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ ra những điểm mới
trong Luật Đất đai năm 2013 về vấn đề này. Trên cơ sở đó, phân tích, tìm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links