chim_canhcut
New Member
Download miễn phí Thực tiễn áp dụng chế độ hợp đồng kinh tế tại chi nhánh công ty Thái Bình Dương
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ. 3
1. Khái niệm chung về hợp đồng 3
2. Khái niệm về hợp đồng kinh tế: 4
3. Đặc điểm hợp đồng kinh tế 9
II. CHẾ ĐỘ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ: 11
1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế. 11
2. Căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế 13
3. Thẩm quyền ký kết hợp đồng kinh tế. 15
4. Nội dung ký kết hợp đồng kinh tế: 18
5. Thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế. 23
III. CHẾ ĐỘ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ 25
1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế: 25
2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng: 26
3. Thay đổi đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế 27
4. Hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu: 28
IV. TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT TRONG QUAN HỆ HỢP ĐỒNG
KINH TẾ 30
1. Khái niệm và ý nghĩa của trách nhiệm vật chất 30
2. Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm vật chất 31
3. Các hình thức trách nhiệm vật chất 32
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG
KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY
THÁI BÌNH DƯƠNG 34
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY THÁI BÌNH DƯƠNG 34
1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh: 38
2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của chi nhánh công ty: 39
II. QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN KÝ KẾT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TYTHÁI BÌNH DƯƠNG 43
1. Tình hình ký kết hợp đồng kinh tế 43
2. Cơ sở thiết lập quá trình ký kết hợp đồng kinh tế tại chi nhánh
công ty Thái Bình Dương: 47
3. Quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế tại Chi nhánh
Công ty Thái Bình Dương. 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ QUA VIỆC ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THÁI BÌNH DƯƠNG 52
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÝ KẾT, THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG KINH TẾ TẠI CHI NHÁNH. 52
1. Thuận lợi: 52
2. Khó khăn: 52
II. HƯỚNG SỬA ĐỔI BỔ XUNG PHÁP LỆNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ 53
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-thuc_tien_ap_dung_che_do_hop_dong_kinh_te_tai_chi_nhanh_cong.Tyeq3Uyypu.swf /tai-lieu/thuc-tien-ap-dung-che-do-hop-dong-kinh-te-tai-chi-nhanh-cong-ty-thai-binh-duong-82610/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
e. Điều khoản bảo hành:
g. Điều khoản nghiệm thu, giao nhận:
Các bên được thoả thuận đặt ra các điều kiện dể giao nhận sản phẩm hàng hoá, điều kiện để nghiệm thu đối tượng của hợp đồng.
h. Điều khoản cách thanh toán:
Các bên được quyền lựa chọn cách thanh toán cho phù hợp với hoạt động kinh doanh, nhưng không trái với những quy định của pháp luật hiện hành.
i. Điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế:
Các bên được thoả thuận trong khung phạt do pháp luật quy định đối với hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế, đối với từng chủng loại hợp đồng kinh tế.
k. Điều khoản thời hạn có hiệu lực của hợp đồng:
l. Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng:
Các bên có thể thỏa thuận các biện pháp bảo đảm thực hiện
hợp đồng như: thế chấp tài sản, cầm cố, bảo lãnh tài sản theo quy định của pháp luật.
m. Các bên có quyền xây dựng những điều khoản thể hiện sự thoả thuận về các vấn đề khác, không trái quy định của pháp luật.
Đề cập đến nội dung hợp đồng kinh tế, khi ký kết hợp đồng do không nắm vững các quy định pháp luật nên các bên thườngmắc sai lầm khi thoả thuận các điều khoản. Theo quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế để một hợp đồng hợp pháp thì ngoài các điều kiện chủ thể, hình thức hợp đồng còn phải đảm bảo yếu tố nội dung hợp đồng. Hợp đồng phải đảm bảo các điều khoản cơ bản thì mới đảm bảo tính hiệu lực.
Về phương diện khoa pháp lý, căn cứ vào tính chất vai trò của các điều khoản, nội dung của hợp đồng kinh tế được xác định thành ba loại với các điều khoản sau:
Thứ nhất: điều khoản chủ yếu là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của một hợp đồng bắt buộc phải có trong bất cứ hợp đồng kinh tế nào, nếu không thì hợp đồng sẽ không có giá trị Pháp lý, theo Điều 12 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế các Điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế bao gồm:
- Ngày, tháng năm ký hợp đồng, tên, địa chỉ, số tài khoản, ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh.
- Điều khoản đối tượng của hợp đồng kinh tế tính bằng số lượng, khối lượng hay giá trị quy ước đã thoả thuận.
- Điều khoản chất lượng.
- Điều khoản giá cả.
Ngoài ra hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các bên về viềc thiết lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh. Do đó nội dung của hợp đồng kinh tế trước hết là những điều khoản do các bên thoả thuận. Những điều khoản mà các bên đã thoả thuận đó là phát sinh thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của ác bên tham gia thoả thuận.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, pháp luật không giới hạn các điều khoản mà các bên đã ký kết hợp đồng thoả thuận với nhau. Nói như vậy không có nghĩa là các bên thoả thuận như thế nào được, các bên có quyền thoả thuận nhưng những thoả thuận đó không được trái với pháp luật thì mới có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ. Do đó yêu cầu đặt ra là nội dung của hợp đồng kinh tế phải hợp pháp, có khả năng thực hiện, các điều khoản của hợp đồng phải rõ ràng cụ thể.
Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước vẫn có quyền can thiệp vào nội dung của quan hệ hợp đồng. Chẳng hạn buộc các bên ký kết hợp đồng phải tuân theo những quy định bắt buộc về chất lượng sản phẩm để đảm bảo an toàncho người tiêu dùng.
Như vậy, nội dung của hợp đồng kinh tế không chỉ là những điều khoản mà các bên thoả thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản mà các bên không thoả thuận nhưng theo dquy định của pháp luật các bên có nghĩa vụ thực hiện. Bởi vì quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng không chỉ phát sinh từ những điều khoản mà các bên thoả thuận mà còn có thể phát sinh từ những quy định pháp luật.
Trong Thứ hai: điều khoản thường lệ, là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu các bên không ghi vào các văn bản hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện những quy định đó. Nếu các bên thoả thuận ghi vào văn bản hợp đồng thì không được ghi trái với những điều đã quy đinh đó, nếu thoả thuận trái pháp luật thi những thoả thuận đó không có giá trị.
Những quy định của pháp luật sẽ trở thành nội dung của hợp đồng kinh tế thay vào những điều khoản các bên đã thoả thuận trái đó. Do đó, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quy phạm pháp luật có liên quan. Ví dụ: điều khoản về bối thường thiệt hại, về khung phạt vi phạm hợp đồng kinh tế, điều khoản về bảo hành. Trong hợp đồng có thể các bên không thoả thuận về điều khoản bảo hành nhưng bên bán vẫn có nghĩa vụ phải bảo hành nếu có quy định của Nhà nước về bảo hành sản phẩm đó. Bên bán không thể viện cớ là trong hợp đồng hai bên không thoả thuận về điều khoản bảo hành để trốn trách nhiệm bảo hành. Qua đây chúng ta càng thấy rõ hơn nội dung của hợp đồng kinh tế không chỉ bao gồm những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mà còn có thể bao gồm cả những điều khoản mà các bên không thoả thuận, nhưng theo quy định của Pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
Trong mối quan hệ giữa các điều khoản chủ yếu và điều khoản thường lệ của hợp đồng kinh tế thì sự tồn tại của hợp đồng kinh tế không phụ thuộc vào các điều khoản thường lệ mà chỉ phụ thuộc vào các điều khoản chủ yếu. Hai bên không thoả thuận về những điều khoản thường lệ thì hợp đồng kinh tế vẫn cứ hình thành và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Thứ ba: điều khoản tuỳ nghi là những điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi pháp luật cho phép. Khi một quy phạm pháp luật quy định các bên có thoả thuận về vấn đề này hay vấn đề khác thì các bên có thể thoả thuận hay không thoả thuận. Nếu các bên thoả thuận đó là nội dung của hợp đồng các bên phải có trách nhiệm thực hiện. Còn nếu các bên không thoả thuận thì các bên không phải thực hiện. Ví dụ: điều khoản thưởngvật chất, điều khoảm áp dụng mức phạt cụ thể khi vi phạm các điều khoản của hợp đồng trogn khung phạt mà pháp luật đã quy định.
Theo pháp luật về hợp đồng kinh tế của nước ta hiện nay thì những thoả thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh tài sản, thoả thuận về tiền thưởng do thực hiện tốt hợp đồng) là những điều khoản tuy nghi. Những điều khoản này chỉ trở thành nội dung hợp đồng nếu các bên trực tiếp thoả thuận với nhau.
Về điều khoản thưởng do thực hiện tốt hợp đồng cần xem xét them. Khái niệm, “thực hiện tốt hợp đồng” theo chúng tui là một khái niệm không có cơ sở khoa học. Thế nào là thực hiên tốt hợp đồng? Sau khi hợp đồng được ký kết và có hiệu lực các bên phải thực hiện đúng hợp đồng và nếu thực hiện đúng hợp đồng là bình thường. Còn nếu các bên thực hiện không đúng, không đầy đủ hay không là nghĩa vụ của các bên,...