myclass11

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 2
1. Khái niệm về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế 2
2. Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế 2
3. Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế 3
3.1. Chính sách mậu dịch tự do 3
4. Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế 4
4.1 Nguyên tắc tương hỗ 4
5.2 Hạn ngạch 7
5.3 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật 7
5.4 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện 7
5.6 Trợ cấp xuất khẩu 8
5.7 Bán phá giá hàng hoá 8
5.8 Bán phá giá hối đoái 9
Phần II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP HIỆN NAY 10
I. Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam 10
1. Các nguyên tắc trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay 10
1.1 Thương mại không phân biệt đối xử: 10
1.2. Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán): 11
1.3. Dễ đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch: 11
1.4. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn: 11
1.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất: 12
2.Việt Nam hướng đến tự do hóa thương mại 12
3. Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam hiện nay: 14
3.1. Thuế Quan: 14
3.2 Hạn ngạch 15
3.3 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: 16
3.4 Hạn chế xuất khẩu: 17
3.5 Trợ cấp xuất khẩu 17
3.6 Các quy định về chống bán phá giá của Việt Nam 17
II. Đánh giá về chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay: 18
1. Những mặt đạt được: 18
2. Bên cạnh những thành tựu đạt được, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam vẫn còn những mặt hạn chế: 23
Phần III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 26
1. Về hệ thống chính sách: 26
2. Về chính sách thuế: 26
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1. Khái niệm về thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế
- Thương mại quốc tế được hiểu là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất qua biên giới giữa các quốc gia.
Tổ chức thương mại thế giới WTO xem xét thương mại quốc tế bao gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại quyền sở hữu trí tuệ.
- Chính sách thương mại quốc tế là “những chính sách mà chính phủ thông qua về thương mại quốc tế ”.
Theo Trung tâm kinh tế quốc tế của Úc (CEI), hệ thống các chính sách thương mại quốc tế bao gồm các quy định về thương mại, chính sách về xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác.
+ Các quy định về thương mại bao gồm hệ thống các quy định liên quan đến thương mại (hệ thống pháp quy); hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanh nghiệp trong và ngoài nước(kiểm soát doanh nghiệp); việc kiểm soát hàng hóa theo các quy định cấm xuất, cấm nhập…
+ Chính sách xuất nhập khẩu của một nước có thể là khuyến khích xuất khẩu hay nhập khẩu và cũng có thể là hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu tùy theo các giai đoạn và mặt hàng. Để khuyến khích xuất khẩu, các chính phủ áp dụng các biện pháp như miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu…Để hạn chế xuất khẩu, các chính phủ có thể áp dụng lệnh cấm xuất, hệ thống giấy phép, các quy định liểm soát khối lượng hay quy định về cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế đối với xuất khẩu.
+Các chính sách hỗ trợ khác được áp dụng như các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư bằng các khoản đầu tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, bảo đảm tín dụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại…
Trong đề án này, chính sách thương mại quốc tế bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó.
2. Nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thi trường thế giới.
- Bảo vệ thị trường trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của các hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.
3. Các hình thức của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế được biểu hiện dưới hai hình thức chủ yếu: chính sách mậu dịch tự do và chính sách bảo hộ mậu dịch. Hai hình thức này được biểu hiện dưới các hình thức cụ thể khác nhau trong từng thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia.
3.1. Chính sách mậu dịch tự do
- Đây là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế, trong đó Chính phủ nước chủ nhà không phân biệt hàng hóa nước ngoài với hàng hóa nội địa trên thi trường nước mình, do đó không thực hiện các biện pháp cản trở hàng hóa nước ngoài xâm nhập thị trường nước mình.
- Đặc điểm chính sách mậu dịch tự do:
+ Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu qua việc bãi bỏ thuê xuất khẩu hay thực hiện các biện pháp khuyến khích khác.
+ Mở rộng thị trường nội địa cho hàng hóa nước ngoài tự do xâm nhập thông qua việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
+ Chính sách mậu dịch tự do thường được thực hiện sau khi các hàng hóa của quốc gia đó có đủ sức cạnh tranh bình đẳng với hàng hóa ngoại nhập.
- Điều kiện để tự do hoá thương mại: Để phát huy lợi thế so sánh khi thực hiện tư do hoá thương mại, cần đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau:
+ Đảm bảo sự ổn định vĩ mô, nhất là ổn định chính trị, kinh tế, tạo không khí hợp tác hoà bình hữu nghị và thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh doanh
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp một cách đồng bộ nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại
+ Cải cách và nâng cao hiệu quả quản lý hành chính của các cơ quan chính phủ, nhất là các cơ quan có liên quan đến hoạt động ngoại thương.
+ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội trước hết là những trung tâm giao lưu kinh tế và cửa ngõ thông thương với thị trường thế giới như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, và các dịch vụ thiết yếu... đạt trình độ quốc tế, tạo môi trường kinh doanh năng động và hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước và các nhà đầu tư quốc tế.
+ Đào tạo và xây dựng một nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển, nhất là giới kinh doanh, doanh nghiệp trên lĩnh vực thương mại quốc tế, có đủ chuyên môn và bản lĩnh để làm việc với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Cần thiết phải tự do hoá thương mại theo trình tự:
Tự do hoá thương mại là việc cần làm đối với tất cả các nước trong điều kiện hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, tự do hoá thương mại cần được thực hiện theo những bước đi phù hợp, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nếu không chú trọng đến trình tự tự do hoá, các nước này có thể phải gánh chịu những bài học đắt giá. Việc xác định lộ trình tự do hoá thương mại cần dựa vào đặc điểm, điều kiện, và nội lực của mỗi nước.
3.2. Chính sách bảo hộ mậu dịch
- Đây là chính sách thương mại quốc tế, trong đó Chính phủ của một quốc gia áp dụng các biện pháp để cản trở và điều chỉnh dòng vận động của hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào thị trường trong nước.
- Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
+ Hạn chế nhập khẩu hàng hóa nước ngoài thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan tương đối dày đặc.
+ Chính sách bảo hộ mậu dịch thường được thực hiện trước chính sách mậu dịch tự do nhằm bảo vệ cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có đủ thời gian để chuẩn bị cho sự cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài.
Trong giai đoạn hiện nay, một số nước có xu hướng đòi các nước khác thực hiện chính sách mậu dịch tự do đối với hàng hóa của họ, song thực tế hầu hết các quốc gia vẫn bằng cách này hay cách khác thực hiện việc bảo hộ hàng hóa do nước mình sản xuất ra.
4. Các nguyên tắc của chính sách thương mại quốc tế
4.1 Nguyên tắc tương hỗ
Đó là việc giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng giữa các bên trong quan hệ kinh tế buôn bán trên cơ sở tương xứng nhau. Trên thực tế những ưu đãi và nhân nhượng theo nguyên tắc này có thể mang tính chất hình thức hay thực tế. Nó phụ thuộc vào so sánh lực lượng của các bên tham gia và việc áp dụng nguyên tắc này thường gây bất lợi cho bên yếu hơn và mang tính chất phân biệt đối xử với nước thứ 3. Ngày nay, việc áp dụng nguyên tác này đang dần bị thu hẹp.
4.2 Nguyên tắc ngang bằng dân tộc (Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia )
Các bên tham gia cam kết dành cho hàng hoá, công dân hay công ty của nước ngoài những ưu đãi và quyền lợi dành cho hàng hoá, công dân hay công ty nước mình. Nguyên tắc này có thể được áp dụng 1 cách tự định là không nhất thiết bao giờ cũng mang tính chất phân biệt đối xử. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá, quyền lợi kinh tế của các cá nhân và doanh nghiệp, hoạt động vận tải biển... Thực tế cho thấy các nước phát triển bao giờ cũng chiếm vị trí thuận lợi hơn các nước kém phát triển. Do đó tính chất ngang bằng trên thực tế có thể chỉ là hình thức.
4.3 Nguyên tắc "nước được ưu đãi nhất" (Nguyên tắc tối huệ quốc )
Các bên tham gia sẽ dành cho nhau những điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã đang và sẽ dành cho các nước khác. Cụ thể có 2 trường hợp:
- Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia đã đang hay sẽ dành cho bất kỳ một nước thứ ba nào thì cũng được dành cho bên tham gia kia hưởng một cách không điều kiện.
- Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không chịu thuế quan và các phí tổn cao hơn hay những thủ tục phiền toái hơn những thuế và thủ tục đã đang và sẽ được áp dụng đối với hàng hoá nhập vào từ nước thứ ba.
5. Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế
5.1 Công cụ thuế quan
- Thuế quan là công cụ kinh tế thông qua đó Nhà nước có thể khuyến khích hay hạn chế lượng hàng hóa xuất, nhập hay quá cảnh tùy theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Theo đối tượng đánh thuế, thuế quan được chia thành thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu và thuế quan quá cảnh. Trong đó, thuế quan nhập khẩu có vị trí quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia.
+ Thuế quan nhập khẩu là thuế đánh vào hàng nhập khẩu, được áp dụng phổ biến trên thế giới. Áp dụng thuế quan nhập khẩu có mặt tích cực và tiêu cực nhất định.
Về mặt tích cực:
* Tạo nguồn thu quan trọng cho Nhà nước
* Điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào trong nước.
* Bảo vệ thị trường nội địa
Về mặt tiêu cực:
* Làm thiệt hại lợi ích của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
* Làm cho một số doanh nghiệp sản xuất kém hiệu quả.
*Về lâu dài nó gây phản ứng xấu: buôn lậu, tạo thị trường sản xuất kém hiệu quả.
+ Thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng xuất khẩu. Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội địa. Điều đó có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu.
- Theo phương pháp đánh thuế, thuế quan bao gồm:
+ Thuế quan tính theo đơn vị vật chất của hàng hóa, là loại thuế đơn giản nhất đánh vào một đơn vị hàng hóa.
P1 = P0 + Ts
Trong đó P0 và P1 là giá cả hàng hóa trước và sau khi đánh thuế, Ts là mức thuế đánh vào một đơn vị hàng hóa.
+ Thuế đánh theo giá trị hàng hóa:
P1 =P0(1+ t)
Trong đó t là mức % theo giá trị hàng.
- Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được chia thành thuế tài chính và thuế bảo hộ
+ thuế tài chính là loại thuế mà vai trò của nó nhằm làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
+ Thuế bảo hộ là loại thuế mà vai trò của nó nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
- Chính sách thuế quan trong điều kiện hội nhập: Nhìn chung chính sách thuế quan của các quốc gia trong điều kiện hiện nay đều có ảnh hưởng nới lỏng sự hạn chế thương mại, từng bước giảm dần các mức thuế trên cơ sở các hiệp định đa phương và song phương. Thương lượng trong việc xây dựng biểu thuế quan được coi như là một đặc trưng cơ bản của chính sách thuế xuất nhập khẩu trong những thập kỷ gần đây. Sự hình thành của các liên minh thuế quan đã có những ảnh hưởng nhất định đến lượng hàng hóa được trao đổi giữa các nước trong liên minh và các nước ngoài liên minh. Chính sách liên minh thuế quan đã có tác động làm tăng đáng kể khối lượng thương mại giữa các nước thuộc liên minh trong khi đó nó tạo ra một hàng rào ngăn cản hàng hóa của các nước ngoài liên minh. Điều này dường như đã trở thành một xu hướng trong việc hoạch định chính sách thuế quan hiện nay nhằm tự do hóa thương mại giữa các nước trong khu vực và bảo hộ thị trường khu vực trước sự cạnh tranh của hàng hóa đến từ bên ngoài. Trong trường hợp tự do hóa thương mại, lợi ích thương mại cho các thành viên không còn là điều phải tranh cãi vì mỗi quốc gia nhờ đó sẽ tận dụng triệt để những nguồn lực có thế mạnh, loại bỏ những ngành sản xuất không hiệu quả, đồng thời người dân cũng sẽ được tiêu dùng những sản phẩm rẻ hơn với chất lượng tốt hơn. Trong trường hợp bảo hộ thị trường khu vực, nếu chỉ xét trong một ngành duy nhất, có thể có một số nước sẽ lâm vào tình trạng bất lợi do phải nhập khẩu những sản phẩm của các nước trong liên minh với giá cao hơn giá quốc tế. Tuy nhiên, liên minh thuế quan là một thỏa thuận hợp tác giữa các nước tham gia. Do vậy, nếu như một nước chịu thiệt hại về một ngành nào đó thì đổi lại nó sẽ được lợi từ một ngành khác trên cơ sở cân bằng về lợi ích giữa các thành viên.
5.2 Hạn ngạch
Hạn ngạch (Quota) là việc hạn chế số lượng đối với một loại hàng hóa xuất và nhập khẩu nào đó thông qua hình thức cấp giấy phép. Tính chất riêng biệt của giấy phép cũng như những thủ tục cấp giấy phép của Chính phủ cũng đóng vai trò khuyến khích hay hạn chế xuất(nhập) khẩu.
Hạn ngạch xuất khẩu được áp dụng ít hơn hạn ngạch nhập khẩu và thường chỉ áp dụng đối với các mặt hàng quý, thiết yếu.
Hạn ngạch có tác dụng giống như thuế, nghĩa là nó hạn chế tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, nếu dùng hạn ngạch thì Chính phủ sẽ không có nguồn thu như thuế. Hiện nay tình hình này có sự thay đổi, ở một số quốc gia phát triển đã tổ chức hình thức bán đấu giá hạn ngạch.
Hạn ngạch dễ dẫn đến độc quyền kinh doanh và các tiêu cực trong việc tìm cơ hội để có được hạn ngạch.
5.3 Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: thực trạng thương mại quốc tế qua các thời kì ở việt nam, thành tựu, hạn chế về thương mại quốc tế của việt Nam, thực trạng quan hệ quốc tế hiện nay, các hình thức chính sách thương mại quốc tế chủ yếu việt nam hiện nay, chính sách thương mại của việt nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay, việc áp dụng thuế quan tại việt nam hiện nay, thực trạng bảo hộ thương mại tại việt nam hiện nay, thực trạng chiến lược phát triển kinh tế trong quan hệ thương mại quốc tế của việt nam hiện nay, thực trạng hoạt động thương mại quốc tế hiện nay, phân tích chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam qua các thời kỳ, thực trạng thương mại quốc tế tại việt nam hiện nay, các CHÍNH sách thương mại quốc tế mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay, chính sách và pháp luật thương mại quốc tế của việt nam hiện nay, chính sách thương mại của việt nam hiện nay, trình bày những biện pháp chủ yếu của chính sách thương mại quốc tế hiện nay của Việt Nam, biện pháp của chính sách thương mại quốc tế hiện nay của Việt Nam, ap dung trong chinh sach thuong mai quoc te tai viet nam, luận văn kinh tế quốc tế và thương mại, các hình thức của chính sách thương mại quốc tế việt nam
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng khả năng tạo động lực của chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH MTV Duyên Hải Luận văn Kinh tế 0
D trình bày thực tiễn công tác đánh giá chính sách ở việt nam hiện nay và phân tích nguyên nhân của thực trạng Môn đại cương 1
A chính sách thu hút FDI hàn quốc 2000 2012, thực trạng và Bài học kinh nghiệm Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
T Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hoà Bình Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH HAL Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top