thanhtrung00009

New Member
Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng công tác công tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAI ĐOẠN KẾT THÚC KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
1. Khái niệm về kiểm toán tài chính
Kiểm toán có gốc từ Latin là “Audit”. Nguyên bản “Auditing” gắn liền với nền văn minh Ai Cập và La Mã cổ đại. Từ “Auditing” có nguồn gốc từ động từ Latin “Audive” nghĩa là “nghe”. Hình ảnh của kiểm toán cổ điển là việc kiểm tra về tài sản, phần lớn được thực hiện bằng cách người ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập “nghe” rồi chấp nhận.
Ngày nay, thuật ngữ “kiểm toán”không còn mang nghĩa nguyên thuỷ của nó nữa mà chỉ còn mang tính chất lịch sử. Ý nghiã này thực sự mới có từ thế kỷ XX, nhất là từ sau cuộc khủng hoảng năm 1929 cùng với sự sụp đổ của hàng loạt các công ty, tập đoàn tài chính lớn thì kiểm toán được mang ý nghĩa đầy đủ, cụ thể là ở Bắc Mỹ những năm 1930, ở Tây Âu từ những năm 1960. Do mỗi quốc gia, khu vực có hoàn cảnh kinh tế, xã hội khác nhau nên thời gian bắt đầu phát sinh hoạt động kiểm toán cũng khác nhau và đồng thời, cách hiểu và sử dụng khái niệm “kiểm toán” cũng không giống nhau.
Thuật ngữ “kiểm toán” thực sự mới xuất hiện và được sử dụng ở nước ta từ tháng 5/1991 nhưng chưa thống nhất trong cách hiểu và sử dụng khái niệm. Có thể khái quát bốn quan niệm chủ yếu:
Trong lời mở đầu giải thích cho các chuẩn mực kiểm toán của Vương quốc Anh có đưa ra định nghĩa:
“Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”.
Theo quan điểm của các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ:
“Kiểm toán là một quá trình mà theo đó, một người độc lập, có nghiệp vụ tập hợp và đánh giá rõ ràng về các thông tin có thể lượng hoá có liên quan đến một thực thể kinh tế cụ thể nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin có thể lượng hoá với các tiêu chuẩn đã được thiết lập”.
Đối với các quan niệm chính thống trong giáo dục và đào tạo kiểm toán ở Cộng hoà Pháp thì:
“Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức, do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là kiểm toán viên tiến hành, để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình thực tế, không che giấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định”.
Và theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (International Federation of Accountants - IFAC):
“Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về Báo cáo tài chính”
Các định nghĩa trên đã nêu khá đầy đủ các đặc trưng cơ bản của kiểm toán do các kiểm toán viên độc lập (hay được bổ nhiệm) tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực chung song do tính phổ biến của kiểm toán Báo cáo tài chính và do chủ thể của kiểm toán Báo cáo tài chính thường là kiểm toán viên độc lập nên đã có sự đồng nhất giữa khái niệm “kiểm toán” với khái niệm “kiểm toán báo cáo tầi chính”. Từ nội dung của các quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm chính thức của kiểm toán Báo cáo tài chính như sau:
Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính cũng như việc các Báo cáo tài chính được lập có phù hợp với các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán được chấp nhận rộng rãi hay không?
2. Đặc trưng của kiểm toán tài chính:
Kiểm toán tài chính là một hoạt động đặc trưng và nằm trong hệ thống kiểm toán nói chung. Cũng như mọi loại hình kiểm toán khác, kiểm toán tài chính thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, có đối tượng là hoạt động cần được kiểm toán và cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiều trực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra). Từ đó, công tác kiểm toán tài chính cũng phải được tổ chức khoa học theo trình tự xác định và được thực hiện bởi đội ngũ những nhà chuyên môn am hiểu và vận dụng có kinh nghiệm các phương pháp kiểm toán vào từng đối tượng cụ thể trên cơ sở pháp lý xác định. Tuy nhiên, kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ sắc thái kiểm toán ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài chính thể hiện ngay trong cái chung về chức năng, đối tượng, phương pháp đến trình tự kiểm toán.
Về chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính hướng tới công khai tài chính giữa các bên có lợi ích khác nhau và từ đó thu thập bằng chứng đầy đủ và tin cậy.
Về đối tượng kiểm toán, kiểm toán tài chính có đối tượng trực tiếp và thường xuyên là các Bảng khai tài chính có chứa đựng nhiều mối quan hệ kinh tế, pháp lý cực kỳ phức tạp, phản ánh bằng những thông tin tổng hợp. Tất nhiên các thông tin tài chính này có liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ, đến tình hình thực hiện hệ thống pháp lý có liên quan, nhưng bản thân các nghiệp vụ cũng như quá trình thực hiện các văn bản pháp lý không phải là đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính cho nên việc xem xét chúng chỉ thực hiện các góc độ có liên quan đến các thông tin trên Bảng khai tài chính và được chọn lọc qua điều tra đối chiếu phân tích thực tế tại khách thể kiểm toán.
Về phương pháp kiểm toán, do đặc điểm của đối tượng và quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản cũng có những đặc trưng riêng. Ở đây các phương pháp kiểm toán cơ bản được triển khai theo hướng kết hợp lại hay chi tiết hơn tuỳ tình huống cụ thể trong suốt quá trình kiểm toán. Chẳng hạn, theo hướng chi tiết phương pháp điều tra (cơ bản) có thể thực hiện thông qua quan sát, trao đổi, phỏng vấn hay gửi thư xác nhận ... Ngược lại, theo hướng tổng hợp các phương pháp đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, cân đối có thể thực hiện thông qua các thủ tục phân tích trong lập kế hoạch và trong thẩm tra trước khi lập báo cáo kiểm toán.
Về quan hệ chủ thể với khách thể, kiểm toán tài chính thường được thực hiện bởi kiểm toán độc lập hay kiểm toán nhà nước và trong trường hợp đặc biệt có thể là kiểm toán nội bộ của các doanh nghiệp có qui mô lớn với các đơn vị cơ sở. Trong mọi trường hợp quan hệ của chủ thể với khách thể đều mang đặc tính của quan hệ ngoại kiểm với nội kiểm, do đó, việc xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ luôn là một trong những khâu cơ bản của quá trình kiểm toán.
Về trình tự kiểm toán, do Bảng khai tài chính mang tính tổng hợp, tính công khai, tính thời điểm và do quan hệ nội kiểm - ngoại kiểm, nên trình tự cụ thể trong kiểm toán tài chính ngược với trình tự kế toán, gắn với kiểm soát nội bộ, kết hợp tổng quát với chi tiết hoá các phương pháp kiểm toán.
3.Trình tự chung của một cuộc kiểm toán tài chính:
Kiểm toán tài chính cũng như các loại hình kiểm toán khác đều có chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. Tuy nhiên, xét về việc thực hiện chức năng này, khác với kiểm toán nghiệp vụ, kiểm toán tài chính hướng tới xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng tổng hợp và công khai tài chính trong khi kiểm toán nghiệp vụ hướng vào việc phục vụ quản lý. Do đó thu thập bằng chứng kiểm toán là mục đích trực tiếp của kiểm toán tài chính. Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán viên về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên báo cáo tài chính, cuộc kiểm toán thường tiến hành theo quy trình gồm 3 giai đoạn như sau: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, kết thúc kiểm toán (xem sơ đồ 1).
Giai đoạn I: Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Từ thư mời hay lệnh kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá liệu có chấp nhận kiểm toán hay không? Sau khi đã xác định được khách hàng, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lí do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và kí hợp đồng kiểm toán. Tiếp đó, kiểm toán viên phải thu thập các thông tin cơ sở qua việc tìm hiểu về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Từ đó, đánh giá khả năng tồn tại những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mức trọng yếu, thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác, đó chính là cơ sở cho kiểm toán viên xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Trong bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, dựa vào các yếu tố xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, kiểm toán viên sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Giai đoạn II: Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lí của Báo cáo tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy bằng cách sử dụng các trắc nghiệm vào việc xác minh các thông tin hình thành và phản ánh trên Bảng khai tài chính. Các trắc nghiệm kiểm toán sẽ sử công cụ thể và trình tự kết hợp giữa các trắc nghiệm trước hết tuỳ từng trường hợp vào kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, cụ thể:
Nếu kiểm toán viên khẳng định không dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ, các trắc nghiệm độ vững chãi sẽ được sử dụng với số lượng lớn. Trường hợp ngược lại có thể sử dụng kết hợp trắc nghiệm đạt yêu cầu và trắc nghiệm độ vững chãi trên một số ít các nghiệp vụ với trọng số của mỗi loại tuỳ từng trường hợp vào mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được nói đến sau đây.
Nếu hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá có độ tin cậy cao thì kiểm toán viên chủ yếu sử dụng trắc nghiệm đạt yêu cầu để thu thập và tích luỹ bằng chứng kiểm toán kết hợp với một số ít trắc nghiệm độ vững chãi và ngược lại.
Quy mô cụ thể của các trắc nghiệm cũng như trình tự và cách thức kết hợp giữa chúng phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của kiểm toán viên với mục đích có được bằng chứng đầy đủ và tin cậy với chi phí kiểm toán thấp nhất.
Giai đoạn III: Kết thúc cuộc kiểm toán
Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải xem xét kết quả các trắc nghiệm trong quan hệ hợp lí chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với giả thuyết về tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp, các khoản nợ ngoài ý muốn và những sự kiện phát sinh sau ngày lập Bảng khai tài chính. Chỉ trên cơ sở đó mới đưa ra được kết luận cuối cùng và lập báo cáo kiểm toán.
Sau khi kiểm toán viên đã hoàn thành tất cả các công việc, các thể thức trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thì cần tổng hợp các thông tin đã thu được để đi đến một kết luận chung về sự trình bày các Báo cáo tài chính có trung thực hay không và công bố báo cáo kiểm toán. Trong giai đoạn này gồm năm công việc chính sau:
Một là, xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Hai là, thẩm tra các khoản nợ ngoài dự kiến.
Ba là, xem xét lại các sự kiện tiếp sau. Có những sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng cân đối tài sản nhưng trước khi công bố các Báo cáo tài chính và báo cáo của kiểm toán viên sẽ có ảnh hưởng đến thông tin được trình bày trên các Báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cần thẩm tra lại các sự kiện này để xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng và đưa ra kết luận đúng đắn nhất.
Bốn là, đánh giá các kết quả kiểm toán. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá các kết quả của cuộc kiểm toán và quyết định xem bằng chứng đã thu thập đủ chưa, các tư liệu được xem xét lại bởi những người nhiều kinh nghiệm hơn người thực hiện ban đầu để phát hiện những sai sót và đánh giá những lời bình và kết luận của người kia. Quá trình xem xét lại đúng đắn các tư liệu là một cách chủ yếu để đảm bảo việc thực hiện có chất lượng và sự phán xét độc lập của toàn bộ tổ kiểm toán.
Năm là, lập công bố báo cáo kiểm toán. Bước cuối cùng trong giai đoạn này là công bố báo cáo kiểm toán thích hợp, căn cứ vào bằng chứng thu thập được và các phát hiện trong quá trình kiểm toán.
Như vậy, quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là một liên hệ chặt chẽ, khoa học các bước công việc tuần tự, cụ thể. Trong đó, giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng mà các kiểm toán viên cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm giải trình về kết quả hoạt động của đoàn kiểm toán, phân tích đánh giá các sự kiện theo giác độ kiểm toán viên trên cơ sở các chuẩn mực kiểm toán qui định, rút ra kết luận từ những phân tích đánh giá đó và đưa ra đề nghị đối với các đơn vị khách hàng nhằm phát huy ưu điểm, đồng thời khắc phục những khiếm khuyết được phát hiện qua kiểm toán.
Giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch hay kết thúc kiểm toán đều đóng vai trò quan trọng nhất định và không thể thiếu trong mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính, vì vậy việc nghiên cứu, tìm hiểu chúng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, do giới hạn của đề tài, trong các mục tiếp theo của chương này tác giả không đi sâu vào hai giai đoạn đầu mà chỉ tập trung trình bày chi tiết cơ sở lí luận chung của giai đoạn cuối - giai đoạn kết thúc kiểm toán.
II. NỘI DUNG CÁC CÔNG VIỆC HOÀN TẤT CUỘC KIỂM TOÁN:
Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với các khoản mục trên Báo cáo tài chính hay thực hiện kiểm toán theo các chu trình, kiểm toán viên rút ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Trước khi lập báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên cần tổng hợp các kết quả thu thập được và thực hiện một số thử nghiệm bổ sung có tính chất tổng quát. Đây chính là công việc hoàn tất kiểm toán, bao gồm việc xem xét về giả thuyết hoạt động liên tục, xem xét các khoản công nợ ngoài dự kiến, xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ và đánh giá tổng quát về kết quả kiểm toán.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

ngohue912

New Member
Re: [Free] Thực trạng công tác công tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán do công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện

:good:
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top