Download miễn phí Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành ở và những ý kiến đề xuất.
Từ thực trạng công tác kế toán và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải ở các doanh nghiệp vận tải đã đưa ra ở trên, có thể thấy rằng: nhìn chung các quy định hiện hành của chế độ kế toán Việt Nam là phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ vận tải. Song bên cạnh đó, trong quá trình đi vào thực tế, chế độ kế toán vẫn bộ lộ một số hạn chế nhỏ có ảnh hưởng đến tính chính xác của công tác kế toán như việc kế toán số dư nhiên liệu trên phương tiện của dịch vụ vận tải hay việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp cho các tổ trưởng, đội trưởng các tổ đội xe.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-thuc_trang_cong_tac_ke_toan_chi_phi_va_tinh_gia_thanh_o_va_n.UXwJspW9nf.swf /tai-lieu/thuc-trang-cong-tac-ke-toan-chi-phi-va-tinh-gia-thanh-o-va-nhung-y-kien-de-xuat--84070/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
A- Đối tượng kế toán tập hợp chi phí vận tải là phạm vi, giới hạn các loại chi phí vận tải cần được tập hợp. Như vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí chính là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp đối với các khoản chi phí vận tải tương ứng của từng loại hình vận tải, từng DNVT. Đối với vận tải ô tô, có thể tập hợp chi phí theo từng đoàn xe, đội xe hay theo từng nhóm hợp đồng.
B- Phương pháp tập hợp chi phí vận tải
Tập hợp chi phí vận tải là phương pháp hay hệ thống các phương pháp dùng để tập hợp các chi phí vận tải phát sinh trong phạm vi, giới hạn của đối tượng, tập hợp chi phí đã được lựa chọn.
Căn cứ vào nội dung chi phí vận tải, phương pháp tập hợp chi phí vận tải bao gồm:
a/ Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Chi phí trực tiếp là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng. Vì vậy, hàng ngày khi các khoản chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến đối tượng nào, kế toán hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó trên các tài khoản kế toán hay sổ kế toán chi tiết.
b/ Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng, cần tập hợp để phân bổ cho các đối tượng theo tiêu chuẩn hợp lý.
Kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung theo công thức sau:
Chi phí chung phân bổ cho từng đối tượng
=
Tổng chi phí cần phân bổ
__________________________________
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
x
Tiêu chuẩn phân bổ cho từng đối tượng
*) Phương pháp tập hợp chi phí vận tải ô tô
1) Kế toán tập hợp chi phí nhiên liệu
Trong giá thành DVVT, nhiên liệu là khoản chi phí trực tiếp có tỷ trọng cao nhất và quan trọng nhất. Chi phí nhiên liệu cấu thành nên giá thành dịch vụ vận tải được xác định theo công thức
Chi phí về nhiên liệu tiêu hao
=
Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiền đầu kỳ
+
Chi phí nhiên liệu đưa vào sử dụng trong kỳ
-
Chi phí nhiên liệu còn ở phương tiện cuối kỳ
- Để tập hợp chi phí nhiên liệu, kế toán sử dụng TK 621, TK 621 có thể mở chi tiết để ghi chép nhiên liệu trực tiếp cho từng hoạt động vận tải.
*) Khi xuất nhiên liệu sử dụng cho phương tiện vận tải:
Nợ TK 621 trị giá nhiên liệu
Có TK 152 xuất dùng
* Khi mua nhiên liệu đưa thẳng vào phương tiện:
- Đối với hoạt động DVVT chịu VAT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 621 Giá mua NL chưa có VAT
Nợ TK 133 VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 141: Số tiền theo giá thanh toán
- Đối với hoạt động DVVT chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hay không thuộc đối tượng chịu VAT:
Nợ TK 621 Số tiền theo giá thanh toán
Có TK 111, 112, 331, 141
*) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhiên liệu trực tiếp theo từng hoạt động vận tải sang TK 154 để tính giá thành thực tế sản phẩm DVVT: Nợ TK 154 Chi phí nhiên liệu
Nợ TK 154 chi phí nhiên liệu
Có TK 721 trực tiếp
2) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Trong DVVT, chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, khoản tiền tính BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn của lái xe, phụ xe hay tổ lái nói chung.
Để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622.
*) Khi tính tiền lương phải trả cho nhân viên trực tiếp kinh doanh DVVT
Nợ TK 622 Tiền lương phải trả
Có TK 334
*) Khi tính các khoản theo lương (kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT)
Nợ TK 622 Các khoản tính
Có TK 338 theo lương
*) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang TK 154 để tính giá thành thực tế của DVVT
Nợ TK 154 chi phí nhân công
Có TK 622 trực tiếp
3) Kế toán chi phí săm lốp
Chi phí săm lốp là khoản chi phí mang tính đặc thù của ngành vận tải ô tô. Khoản chi phí này bao gồm chi phí về mua săm lốp, hao mòn săm lốp, đắp lại lốp... Để giá thành dịch vụ vận tải hàng tháng không bị biến động đột ngột do ảnh hưởng của việc tính toán chi phí săm lốp vào chi phí vận tải, các DNVT phải tính trước chi phí săm lốp tính vào chi phí vận tải hàng thắng. Theo quy định hiện nay của ngành vận tải ô tô, chi phí săm lốp được tính trích trước vào chi phí theo một trong hai phương pháp sau:
+ Phương pháp thứ nhất: Chi phí săm lốp cho 1 tháng được tính theo công thức:
Số trích trước chi phí
=
Tổng số tiền ước tính bộ săm lốp
__________________________________________
Số tháng sử dụng
+ Phương pháp thứ hai: Công thức xác định:
Số tiền trích trước chi phí săm lốp
=
Định mức chi phí săm lốp cho 100km xe chạy trên đường loại 1
x
Số km thực tế xe chạy trong tháng
x
Hệ số tính đổi từ đường loại 1
- Để sử phản ánh tình hình trích trước chi phí săm lốp, kế toán sử dụng TK 335.
*) Căn cứ số liệu đã tính toán trích trước vào chi phí DVVT ghi:
Nợ TK 627 Số tiền
Có TK 335 trích trước
*) Khi thực tế phát sinh về chi phí săm lốp; kế toán ghi
Nợ TK 335 Chi phí săm lốp
Có TK 152, 111, 112
*) Cuối kỳ nếu khoản chi phí trích trước lớn hơn chi phí thực tế đã phát sinh, khoản chênh lệch được ghi giảm chi phí:
Nợ TK 335 Số chênh lệch
Có TK 627
Ngược lại, chi phí trích trước nhỏ hơn thực tế phát sinh, khoản chênh lệch được tính bổ sung.
Nợ TK 627 khoản chênh lệch
Có TK 142
*) Cuối kỳ, chi phí săm lốp tính vào chi phí vận tải được kết chuyển sang TK 154:
Nợ TK 154 chi phí săm lốp
Có TK 627
4) Kế toán chi phí vật liệu
Chi phí vật liệu trong vận tải ô tô bao gồm dầu nhờn, mỡ, xà phòng, giẻ lau và các phương tiện khác dùng để bảo quản xe
- TK sử dụng: TK 627. Cuối kỳ tổng hợp và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp.
*) Khi xuất vật liệu sử dụng chung cho các phương tiện thuộc các hoạt động khác nhau
Nợ TK 627 Trị giá nguyên liệu xuất dùng
Có TK 152
*) Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa ngay vào sử dụng:
- Đối với hoạt động dịch vụ chịu VAT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 627; Giá mua NVL chưa có VAT
Nợ TK 133: VAT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền theo giá thanh toán
- Đối với hoạt động dịch vụ chịu VAT theo phương pháp trực tiếp hay không thuộc đối tượng chịu VAT:
Nợ TK 627 Tổng số tiền theo giá thành
Có TK 111, 112, 331
*) Cuối kỳ, tổng hợp và phân bổ cho từng hoạt động vận tải theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý:
Nợ TK 154 chi phí vật liệu
Có TK 627
5) Kế toán khấu hao phương tiện
Trong doanh nghiệp vận tải ô tô, khấu hao phương tiện được tính trực tiếp theo từng xe và tổng hợp cho từng đội xe phù hợp với hoạt động vận tải.
- Để phản ánh tình hình tính toán và phân bổ khấu hao vào chi phí vận tải, kế toán sử dụng tài khoản 627.
Hàng tháng, căn cứ vào nguyên giá và tỉ lệ khấu hao của phương tiện để tính ra khấu hao phương tiện. Để đơn giản cho việc tính toán, chỉ cần xác định số khấu hao tăng, giảm trong tháng và áp dụng công thức:
Khấu hao phương tiện trích tháng này
=
Khấu hao phương tiện trích tháng trước
+
Khấu hao phương tiện tăng tháng này
-
Khấu hao phương tiện giảm tháng này
*) Căn cứ vào kết quả tính trích khấu hao và phân bổ khấu hao phương tiện
Nợ TK 627 Khấu hao phương tiện
Có TK 214
Đồng thời ghi: Nợ TK 009.
*) Cuối kỳ, kết chuyển khấu hao phương tiện theo từng hoạt động vận tải:
Nợ TK 1...