suale455000

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5
1.3. Các loại hình dịch vụ và khách hàng của công ty 9
1.3.1. Các dịch vụ của công ty 9
1.3.2. Khách hàng của công ty 10
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của công ty 11
1.4.1. Công tác kế toán tại Công ty 11
1.4.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 11
1.4.1.2. Chính sách kế toán mà công ty áp dụng 12
1.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 13
1.4.3. Tình hình tài chính của công ty 14
1.5. Quy trình kiểm toán chung tại công ty 14
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG THỰC HIỆN. 17
2.1 Các công việc trước kiểm toán. 17
2.1.1 Gửi thư chào hàng kiểm toán. 17
2.1.2 Tìm hiểu khách hàng và đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. 19
2.1.3 Hợp đồng kiểm toán. 21
2.1.4 Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán 24
2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. 26
2.2.1. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng. 26
2.2.2 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý. 28
2.2.3. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. 29
2.2.3.1. Tìm hiểu hệ thống kế toán. 29
2.2.3.2. Tìm hiểu hệ thống KSNB. 33
2.2.4. Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính. 36
2.2.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 41
2.2.6. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể. 42
2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán trong kiểm toán tài chính. 45
PHẦN III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC 51
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN THĂNG LONG 51
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện lập kế hoạch kiểm toán tài chính tại Công ty. 51
3.2 Đánh giá thực tế lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty . 55
3.2.1 Các công việc trước kiểm toán. 55
3.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. 55
3.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán. 56
3.2.4 Nhận xét chung. 57
3.3 Hoàn thiện lập kế hoạch trong kiểm toán tài chính tại Công ty. 57
3.3.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. 57
3.3.2 Hoàn thiện việc tìm hiểu hệ thống KSNB. 58
3.3.3 Phân tích sơ bộ BCTC. 59
3.3.4 Thiết kế chương trình kiểm toán. 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, ở Việt Nam kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai. Điều này thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư, các doanh nhân, thương nhân và cả Nhà nước. Họ rất cần độ tin cậy cao của những thông tin kinh tế - tài chính để sử dụng, xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hay quyết định những vấn đề về kinh tế, tài chính, ngân sách của địa phương, Nhà nước. Và họ chỉ có thể yên tâm, manh dạn đưa ra các quyết định đó khi các thông tin do các nhà kế toán cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực bởi một tổ chức hay các chuyên gia hành nghề độc lập. Đó chính là các hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên thực hiện. Vì thế thị trường kiểm toán Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng với nhiều loại hình khác nhau trong đó nổi bật là Kiểm toán độc lập. Rất nhiều các công ty kiểm toán độc lập được thành lập và đi vào hoạt động đóng góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Để đảm bảo cung cấp cho khách hàng dịch vụ kiểm toán tốt nhất các công ty kiểm toán phải không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhất trong đó kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập một cách đầy đủ và chu đáo có vai trò quan trọng, là cơ sở để KTV và công ty kiểm toán bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu kiểm toán, phát hiện rủi ro và gian lận đồng thời thu thập bằng chứng có giá trị góp phần đưa ra nhận xét chính xác về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, tiết kiệm thời gian, chi phí cuộc kiểm toán.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là “Hoàn thiện quy trình lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện” nhằm tìm hiểu thêm về quy trình xây dựng và thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán tài chính ở Công ty CPKT Thăng Long.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm 3 phần như sau:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long.
Phần 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện.
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long thực hiện.
Để hoàn thiện được chuyên đề thực tập của mình, em xin chân thành Thank Th.s Trần Mạnh Dũng (CPA), Ông Lê Ngọc Khuê - Giám đốc công ty Cổ phần Kiểm toán Thăng Long cùng toàn thể anh chị em kiểm toán viên cùng các nhân viên phòng hành chính trong công ty đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em.
Hà Nội, tháng 4 – 2007.






PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
KIỂM TOÁN THĂNG LONG

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần kiểm toán Thăng Long được thành lập đầu năm 2002 theo giấy phép kinh doanh số 0103001491 do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 03/01/2002.
Trụ sở chính tại : 427 Nguyễn Khang – Cầu Giấy - Hà Nội
ĐT: (84-4)7670720/(84-4)7672429
Fax: (84-4)7670721
Email: [email protected]

Website:


Công ty CPKT Thăng Long là công ty cổ phần do các cổ đông tham gia góp vốn. Công ty được thành lập do ba cổ đông sáng lập. Công ty hoạt động với số vốn điều lệ 1,5 tỷ (VNĐ), trong đó 1 tỷ là số góp của cổ đông sáng lập, còn lại 500 triệu là số góp của các cổ đông tham gia. Công ty chính thức đi vào hoạt động ngày 16/01/2002.
Nhân viên của Công ty được đào tạo có hệ thống, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, có hiểu biết sâu rộng và đặc biệt các KTV đã trực tiếp tham gia kiểm toán và tư vấn đào tạo cho nhiều đơn vị thành viên của các Tổng công ty các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nhiều năm qua. Công ty CPKT Thăng Long có 42 nhân viên, trong đó kiểm toán viên quốc gia là 09 người, có 01 Tiến sĩ, 02 Thạc sĩ, 10 nhân viên đang theo học cao học và 29 nhân viên có trình độ đại học. Các thành viên sáng lập công ty đều là những KTV do Bộ Tài chính cấp chứng chỉ KTV (CPA) có từ 10 đến 15 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty kiểm toán có uy tín tại Việt Nam. Nhiều nhân viên trong công ty đã tham gia các khóa học cơ bản và nâng cao về chứng khoán và thị trường chứng khoán, được Ủy ban chứng khoán nhà nước – SSC cấp chứng chỉ hành nghề trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra công ty còn có nhiều nhân viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế, tin học, …
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm Công ty đã tạo ra cho mình chỗ đứng cao trên làng kiểm toán. Công ty cung cấp rất nhiều dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như:
- Kiểm toán BCTC.
- Dịch vụ kế toán.
- Tư vấn tài chính, thuế.
- Xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hoá cùng một số dịch vụ khác.
Công ty hiện đang hợp tác với hơn 18 công ty kiểm toán có uy tín thuộc 13 quốc gia khác nhau, kể từ năm 2006 công ty vinh hạnh được hiệp hội các công ty kế toán Đông Nam Á (ASNAF) bổ nhiệm làm thay mặt chính thức tại Hà Nội.
Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và để mở rộng thị trường công ty đã mở 2 văn phòng đại diện: Văn phòng thay mặt tại Quảng Ninh (địa chỉ: Tổ 1 khu 4A - phường Giếng Đáy - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh) và văn phòng thay mặt tại Thanh Hóa (địa chỉ: 757 Bà Triệu - Thành phố Thanh Hóa).
Thành lập trong điều kiện hoạt động kiểm toán tại Việt Nam còn rất non trẻ và nhiều khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo và toàn bộ đội ngũ nhân viên của mình, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Phương châm hoạt động của công ty là “Hoạt động với nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật số liệu của khách hàng, coi uy tín là chất lượng là yếu tố hàng đầu, phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận lợi nhất – sự phát triển của khách hàng là sự phát triển của công ty”. Phù hợp với phương châm đó, công ty luôn coi trọng việc cập nhật thông tin thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp, đảm bảo phát triển vững chắc trong cơ chế thị trường, thích ứng với môi trường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến từ trên xuống, nghĩa là các công việc hàng ngày của bộ phận thuộc trách nhiệm quản lý của các cán bộ quản lý bộ phận đó, nhưng các kế hoạch, các chính sách dài hạn phải tuân thủ theo kế hoạch và hướng dẫn thực hiện của công ty, để có sự phối hợp giữa các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khá chặt chẽ, thuận tiện cho việc quản lý và hoạt động có hiệu quả cao, bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòng ban.
Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông của công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông thông qua các vấn đề quan trọng như bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, quyết định việc sửa đổi điều lệ công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Hội đồng quản trị có quyền và nhiệm vụ như sau: Quyết định chiến lược phát triển của công ty, kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động vốn theo các hình thức; quyết định phương án đầu tư; quyết định giải pháp trên thị trường, tiếp thị và công nghệ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty; quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện…
Giám đốc công ty: Là người đứng đầu, quyết định các vấn đề về mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và hội đồng quản trị về các hoạt động của công ty, Giám đốc cũng đồng thời kiêm chủ tịch hội đồng quản trị.
Các Phó Giám đốc công ty: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc điều hành các hoạt động để thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty. Các Phó Giám đốc được phân công nhiệm vụ như sau: Phó Giám đốc 1 phụ trách về lĩnh vực tư vấn; phó Giám đốc 2 phụ trách các phòng kiểm toán.
Duới các Phó Giám đốc là các phòng ban thực hiện các hoạt động, nghiệp vụ trong công ty.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty:
+ Phòng tư vấn thuế: Là phòng chủ yếu thực hiện các công việc tư vấn, gồm các lĩnh vực sau:
Tư vấn về thuế: Lập báo cáo thuế, hướng dẫn xử lý các vướng mắc về thuế, xin miễn giảm thuế….
Tư vấn về tài chính và kế toán: Tư vấn xác định kết quả kinh doanh, tư vấn lập dự án khả thi, tư vấn cho doanh nghiệp cổ phần hóa, hỗ trợ việc lập và soát xét công tác kế toán…

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top