petuyetlovekute

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên hiện nay : Luận văn ThS. Xã hội học
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Sinh viên
Xã hội học
Miêu tả: 107 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Xác định hiểu biết của sinh viên về các vấn đề sinh sản và tránh thai, tiếp cận với các nơi cung cấp các biện pháp tránh thai (BPTT); hiểu biết về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục; cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản (SKSS) nói trên. Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với việc nhận thông tin về các BPTT, đối với vấn đề QHTD trước hôn nhân. Tìm hiểu hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên thông qua hành vi QHTD và sử dụng BPTT khi QHTD. Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong vấn đề chăm sóc SKSS

Nội dung Trang
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT.................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU.................................................................................. 4
DANH MỤC ĐỒ THỊ ................................................................................................ 5
PHẦN 1: MỞ ĐẦU..................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 7
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................ 9
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 10
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 10
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 11
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết........................................................ 13
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................ 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................... 15
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ................................................................................. 15
1.1.1. Cơ sở lý luận triết học Mác – Lênin ......................................................... 15
1.1.2. Cơ sở lý luận xã hội học ........................................................................... 16
1.2. Các khái niệm công cụ .................................................................................. 20
1.2.1. Khái niệm hiểu biết, thái độ, hành vi........................................................ 20
1.2.2. Khái niệm sinh viên .................................................................................. 23
1.2.3. Khái niệm Sức khoẻ sinh sản và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành
niên......................................................................................................... 24
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài.............................................................................. 25
1.3.1. Một số chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến SKSS tại Việt
Nam........................................................................................................ 25
1.3.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu................................................................... 28
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu..................................................................... 322
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
CHĂM SÓC SKSS CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY............................................... 35
2.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát ........................................................................ 35
2.2. Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên
hiện nay .......................................................................................................... 39
2.2.1. Hiểu biết của sinh viên về SKSS và nguồn cung cấp thông tin về
SKSS ...................................................................................................... 39
2.2.1.1. Hiểu biết về khả năng sinh sản và thời khoảng thụ thai........................ 40
2.2.1.2. Hiểu biết và thông tin về các biện pháp tránh thai ............................... 44
2.2.1.3. Hiểu biết về HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục..... 53
2.2.1.4. Đánh giá kiến thức chung của sinh viên về SKSS ................................. 66
2.2.2. Thái độ của sinh viên đối với các vấn đề về SKSS ................................. 70
2.2.2.1. Thái độ đối với việc nhận thông tin về BPTT ........................................ 70
2.2.2.2. Trinh tiết của người con gái và QHTD trước hôn nhân........................ 75
2.2.2.3. Nạo phá thai và SKSS ............................................................................ 80
2.2.2.4. Thái độ đối với việc nhận thông tin về HIV/AIDS, người nhiễm HIV
và nguy cơ lây nhiễm HIV của bản thân................................................ 84
2.2.3. Hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên ................................................... 87
2.3.4. Nhu cầu nhận/được cung cấp những thông tin/dịch vụ chăm sóc
SKSS của sinh viên ............................................................................... 90
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 93
3.1. Kết luận .......................................................................................................... 93
3.2. Khuyến nghị................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 101
PHỤ LỤC................................................................................................................ 106
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCS : Bao cao su
Bệnh LTQĐTD : Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bộ GD-ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
BPTT : Biện pháp tránh thai
CĐ : Cao đẳng
CLB : Câu lạc bộ
CS SKSS : Chăm sóc sức khoẻ sinh sản
ĐH : Đại học
ĐH KHXH&NV : Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
ĐHBK : Đại học Bách khoa
ĐHSP : Đại học sư phạm
HIV : Vi rút suy giảm miễn dịch ở người
KHHGĐ : Kế hoạch hoá gia đình
QHTD : Quan hệ tình dục
SKSS/TD VTN : Sức khoẻ sinh sản/tình dục vị thành niên
SAVY : Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt
Nam
SV : Sinh viên
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Phổ thông trung học
TTĐC : Truyền thông đại chúng
TW : Trung ương
UNFPA
:
Quỹ dân số Liên hợp quốc (United Nations Population
Fund)
VTN&TN : Vị thành niên và thanh niên4
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Tên bảng Trang
Bảng 1: Tình hình nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
của Việt Nam phân theo tuổi, giới năm 2007
55
Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm HIV của Việt Nam qua các năm, phân theo
nhóm tuổi, (%)
56
Bảng 3: Phân bố ý kiến đánh giá mức độ cần thiết của việc nhận
thông tin về BPTT phân theo giới tính, năm học, khối
trường và tình trạng có người yêu (%)
72
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ sinh viên đánh giá mức độ dễ dàng của việc
nhận thông tin về BPTT theo giới tính, năm học và khối
trường (%)
72
Bảng 5: Phân bố đối tượng khảo sát theo ý kiến về những nhận
định đối với vấn đề nạo/phá thai (%)
81
Bảng 6: Phân bố đối tượng khảo sát đánh giá về khả năng lây
nhiễm HIV/AIDS của bản thân theo giới tính, năm học và
khối trường (%)
86
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Tên đồ thị Trang
Đồ thị 1: Phân bố mẫu khảo sát theo nơi ở hiện tại và theo khối
trường (%)
36
Đồ thị 2: Phân bố mẫu khảo sát theo mức độ tiếp cận các phương
tiện thông tin đại chúng (%)
37
Đồ thị 3: Phân bố đối tượng điều tra theo tiện nghi gia đình tại nơi ở
hiện tại (%)
39
Đồ thị 4: Tỷ lệ sinh viên có đài, ti vi và máy vi tính phân theo khối
trường (%)
39
Đồ thị 5: Tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng về khả năng thụ thai theo
giới tính, năm học và theo khối trường (%)
41
Đồ thị 6: Phân bố tỷ lệ sinh viên cho rằng từ kỳ kinh nguyệt này đến
kỳ kinh nguyệt sau có giai đoạn người phụ nữ dễ có khả
năng mang thai khi QHTD hơn những giai đoạn khác trong
chu kỳ kinh nguyệt (%)
41
Đồ thị 7: Phân bố đối tượng điều tra theo số BPTT hiện đại trước và
sau gợi ý (%)
45
Đồ thị 8: Phân bố tỷ lệ sinh viên biết về các BPTT trước và sau khi
đọc phương án trả lời (%)
45
Đồ thị 9: Phân bố đối tượng khảo sát theo hiểu biết về BPTT trong
điều tra sinh viên, SAVY 2003 và RHIYA 2006 (%)
46
Đồ thị 10: Phân bố tỷ lệ sinh viên nhận được thông tin về BPTT từ
các nguồn khác nhau trong vòng 6 tháng qua tính đến thời
điểm khảo sát (%)
49
Đồ thị 11: Tỷ lệ sinh viên đã trao đổi thông tin về BPTT với những
người khác trong 6 tháng qua tính đến thời điểm khảo sát
(%)
49
Đồ thị 12: Tỷ lệ sinh viên có câu trả lời “Có” đối với một số câu hỏi
trắc nghiệm về HIV/AIDS (%)
596
Tên đồ thị Trang
Đồ thị 13: Điểm đánh giá kiến thức của sinh viên về HIV/AIDS phân
theo giới tính, năm học, khối trường và theo số PTTT đại
chúng tiếp cận được trong tuần
60
Đồ thị 14: Phân bố tỷ lệ sinh viên nhận được thông tin về HIV/AIDS
từ các nguồn khác nhau trong vòng 6 tháng qua tính đến
thời điểm khảo sát (%)
63
Đồ thị 15: Tỷ lệ sinh viên đã trao đổi thông tin về HIV/AIDS với
những người khác trong 6 tháng qua tính đến thời điểm
khảo sát (%)
63
Đồ thị 16: Phân bố đối tượng khảo sát theo nhận thức về các chủ đề
SKSS trong những năm học phổ thông (%)
67
Đồ thị 17: Phân bố đối tượng khảo sát theo quan điểm đánh giá về
mức độ phổ biến của QHTD trước hôn nhân trong sinh
viên hiện nay (%)
77
Đồ thị 18: Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam qua các năm 2001-
2008
83
Đồ thị 19: Phân bố đối tượng điều tra theo BPTT sẽ sử dụng khi có
QHTD (%)
88
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CHĂM
SÓC SỨC KHOẺ SINH SẢN CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị Quốc tế về Dân số - Phát triển (ICPD – Internetional Conference on
Population and Development) lần thứ tư được tổ chức tại Cairô - Ai Cập năm 1994 đã
chỉ rõ cần quan tâm hơn nữa đến các nhu cầu về sức khỏe sinh sản (SKSS) và sức
khỏe tình dục (SKTD) của vị thành niên và thanh niên (VTN&TN) nhằm tạo ra sự
phát triển bền vững ở các quốc gia trên thế giới (UNFPA – ICPD, 1994) [29, tr.22].
Thanh thiếu niên là lực lượng tiềm năng to lớn quyết định sự thịnh vượng của
mỗi quốc gia. Năm 2003, Thủ tướng chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược
phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010” – Văn bản thể hiện sự quan tâm của
Nhà nước đối với lực lượng thanh thiếu niên. Đây cũng chính là định hướng cho các
chương trình hành động vì sự phát triển của thanh thiếu niên trong giai đoạn công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ở Việt Nam, nhóm thanh thiếu niên ở độ tuổi từ
15-24 tương đối lớn, hiện (năm 2006) chiếm 19,6% tổng dân số, với số lượng tuyệt
đối lên tới gần 16,5 triệu người [33, tr.21]. Dự báo, lực lượng này sẽ tiếp tục tăng và
đến năm 2010 đạt gần 17,7 triệu người [35, tr.61]. Tuy nhiên, nhu cầu chăm sóc
SKSS/TD của VTN&TN ở nước ta cho đến nay hầu như bị lãng quên hay chỉ được
kết hợp trong các chương trình dành cho người lớn.
Nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, hiện có hàng loạt vấn đề về
SKSS/TD VTN&TN như: Thiếu kiến thức và thông tin về SKSS kết hợp với những
thay đổi về văn hoá, kinh tế-xã hội đã dẫn đến những hành vi có nguy cơ cao ở
nhóm đối tượng này. Thực tế cho thấy phần lớn số VTN&TN từng có quan hệ tình
dục (QHTD) trước hôn nhân đã không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai
(BPTT) nào. Hậu quả là trung bình hàng năm có hàng trăm nghìn ca nạo phá thai
(0,6 ca nạo phá thai/1 ca sinh mà 1/3 trong số đó là nạo phá thai ở những phụ nữ trẻ8
chưa kết hôn) (Bộ Y tế, 1999). Một nghiên cứu trên diện rộng gần đây nhất cũng cho
biết cứ trong ba nam thanh niên độc thân tuổi 22-25 thì một người đã từng có
QHTD (Bộ Y tế, 2004). Tỷ lệ VTN&TN nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình
dục (LTQDTD), viêm nhiễm đường sinh dục, đặc biệt là HIV/AIDS ngày càng tăng
do họ thiếu các kiến thức về vệ sinh thân thể và cách phòng tránh. Tỷ lệ người
nhiễm HIV ở lứa tuổi 20-29 đã tăng từ 15% năm 1993 lên 62% năm 2002 (NCADP,
2004) và 52,8% vào cuối năm 2007 [12, tr.147], QHTD không an toàn được dự báo
sẽ trở thành con đường lây nhiễm chủ yếu trong thời gian tới (Ruxrungtham, Brown,
2004) [29, tr.20].
Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, năm 2004, tính riêng số
người nạo phá thai lứa tuổi vị thành niên (10-19 tuổi) chỉ dừng lại ở con số 3-5% thì
lứa tuổi thanh niên (19-24 tuổi) lên tới 20-25%. Theo thống kê được công bố năm
2006 của Hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một trong ba nước có tỷ lệ nạo
phá thai cao nhất thế giới, trong đó 20% là lứa tuổi VTN. Trên phạm vi cả nước có
5% em gái sinh con trước 18 tuổi, 15% sinh con trước tuổi 20. Số trẻ em dưới 15
tuổi mắc các bệnh LTQDTD chiếm 1,16% (bệnh lậu) và 1,5% với các bệnh hoa liễu
khác. Đó là chưa kể tới số lượng những người đi nạo phá thai và chữa các bệnh phụ
khoa tại các cơ sở tư nhân. [42]
Theo khảo sát của Trung tâm Dân số và Công tác xã hội, Đại học Khoa học xã
hội và nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội tiến hành trên 300 sinh viên ở nội thành Hà
Nội, hơn 10% nam và 7,5% nữ đã từng có QHTD. Đáng chú ý, gần 40% số sinh
viên đã QHTD lại có quan hệ với người khác không phải là người mình đang yêu
(31% là nam và 8% là nữ) [43].
Những con số nêu trên đã phần nào phản ánh thực trạng chăm sóc SKSS
VTN&TN ở nước ta. Sinh viên là một bộ phận cấu thành nhóm VTN&TN. Nhóm
đối tượng này mang một số đặc điểm: tập trung ở lứa tuổi 18-24; đa số sống độc
lập, xa gia đình; có kiến thức nhất định về SKSS/TD, dễ tiếp cận với các nguồn
thông tin trên mạng Internet… (kể cả thông tin lành mạnh và không lành mạnh);
quan niệm sống “cởi mở” và “thoáng” hơn khiến họ dễ có nguy cơ đối với các vấn
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi9
đề SKSS/TD (như mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, nhiễm khuẩn đường sinh
sản, mắc bệnh LTQĐTD và HIV/AIDS…) [21, tr.245].
Số sinh viên ngày càng tăng do quy mô đào tạo cao đẳng, đại học ngày càng
lớn. Theo số liệu thống kê, năm 2008, cả nước có 393 trường đại học và cao đẳng
(322 trường công lập, 71 trường ngoài công lập) với tổng số 1675,7 nghìn sinh viên,
tăng 1,9 lần so với năm học 1999-2000 (899,5 nghìn sinh viên) [38, tr.553]. Sinh
viên hiện nay có hiểu biết, thái độ như thế nào đối với vấn đề chăm sóc SKSS? Và
hành vi chăm sóc SKSS của họ ra sao? Tất cả những câu hỏi đặt ra ở trên chính là
nội dung của luận văn Thạc sỹ “Thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc
sức khoẻ sinh sản của sinh viên hiện nay” (Qua khảo sát tại trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội và trường Đại học Bách
khoa Hà Nội).
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu nhằm vận dụng những phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên
cứu và các lý thuyết Xã hội học vào việc mô tả, giải thích về thực trạng hiểu biết,
thái độ và hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên hiện nay. Dựa trên những kết quả
thu được, nghiên cứu cũng mong góp phần làm giàu thêm tri thức xã hội học trong
lĩnh vực cụ thể là vấn đề chăm sóc SKSS/TD VTN&TN.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích một cách khoa học, chúng tui mong muốn nắm bắt kịp
thời những hiểu biết, thái độ, hành vi đúng đắn/sai lệch về SKSS của sinh viên và
những nhu cầu chăm sóc SKSS của họ. Từ đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến
nghị, giải pháp thiết thực cho việc nâng cao hiểu biết của sinh viên ở các trường Đại
học khảo sát. Trong một chừng mực nhất định những khuyến nghị đó có thể suy
rộng cho sinh viên các trường đại học nói chung về nội dung chăm sóc SKSS góp
phần nâng cao chất lượng Dân số.10
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần xác định thực trạng tương đối
cụ thể về hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên trên các
phương diện như: QHTD an toàn, sinh sản và phòng tránh thai, HIV/AIDS và các
bệnh LTQĐTD, các BPTT và nơi cung cấp các BPTT, hành vi tình dục...
Để đạt được mục đích nêu trên, nghiên cứu cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Xác định hiểu biết của sinh viên về các vấn đề sinh sản và tránh thai, tiếp cận
với nơi cung cấp các BPTT; hiểu biết về HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD;
nguồn cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan đến SKSS nói trên.
(2) Tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với việc nhận thông tin về các BPTT, đối
với vấn đề QHTD trước hôn nhân và trinh tiết của người con gái,...
(3) Tìm hiểu hành vi chăm sóc SKSS của sinh viên thông qua hành vi QHTD và
sử dụng BPTT khi QHTD.
(4) Đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và
hành vi của sinh viên trong vấn đề chăm sóc SKSS.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc SKSS
của sinh viên.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên năm thứ nhất đến năm thứ ba hệ chính quy của ba trường Đại học
trên địa bàn Hà Nội: Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH
KHXH&NV), trường đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSP) và trường đại học Bách
khoa Hà Nội (ĐHBK).
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trường ĐH KHXH&NV, ĐHSP và ĐHBK Hà Nội
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2008
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi11
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu có sẵn (Phân tích số liệu thứ cấp)
Trong nghiên cứu này chúng tui tiến hành phân tích một số tài liệu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu như sách báo, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu và một số
công trình nghiên cứu về nội dung liên quan đến SKSS đã xuất bản và công bố.
5.2.2. Phương pháp chọn mẫu (thu thập số liệu sơ cấp)
Để thu thập số liệu sơ cấp (thông tin ban đầu) cho nghiên cứu này, chúng tôi
sử dụng phương pháp chọn mẫu.
• Cỡ mẫu nghiên cứu
Trong khảo sát này, cỡ mẫu điều tra định lượng sẽ được xác định như sau:
Tại mỗi trường đại học được lựa chọn, cỡ mẫu được xác định dựa theo nguyên tắc
mẫu nghiên cứu cắt ngang mô tả với mức độ sai số cho phép (d) = 0,1 với độ tin cậy
thống kê đạt 95%.
Số đơn vị mẫu là sinh viên tại mỗi đơn vị nghiên cứu (trường) được tính theo
công thức:
Z2(1-α/2) . p (1- p)
N =
d2
Trong đó: . N: Cỡ mẫu nghiên cứu
. Z(1-α/2): Hệ số tin cậy ở mức 95% (α = 1,96)
. p: Tỷ lệ sinh viên được chọn (Để có số lượng mẫu lớn nhất
thông thường người ta chọn p = 0,5)
. d: Độ chính xác mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và
tổng thể nghiên (d=0,1)
Theo công thức tính trên, cỡ mẫu cần cho điều tra tại mỗi trường:
(1,96)2 . 0,5 . 0,5
N =
(0,1)2 = 9612
Nếu lấy tròn số thì N = 100.
Theo cách tính cỡ mẫu này, mỗi trường đại học sẽ có 100 sinh viên được
phỏng vấn. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng mẫu khảo sát là 306 sinh viên đại học
chính quy từ năm thứ nhất đến năm thứ ba của các trường ĐH KHXH&NV, trường
ĐHSP và trường ĐHBK Hà Nội (Chi tiết về cơ cấu mẫu điều tra xem Chương 2).
• Nguyên tắc chọn mẫu
Toàn bộ mẫu được chọn theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện
phân tổ cho đến khi lấy đủ số mẫu cần thiết. Ở mỗi trường, mẫu được chọn ngẫu
nhiên theo đơn vị lớp, từ 1-2 lớp/1 khoá sinh viên, đảm bảo nguyên tắc phân bố đều
số sinh viên theo giới tính (khoảng 50% nam và 50% nữ) và theo năm học (1/3 sinh
viên năm thứ nhất: 1/3 sinh viên năm thứ hai: 1/3 sinh viên năm thứ ba).
- Tại trường ĐHBK: chọn sinh viên của 3 khoa Điện tử - Viễn thông, khoa
Ngoại ngữ và khoa Dệt may thời trang.
- Trường ĐHSP: chọn sinh viên của ba khoa Sinh-Kỹ thuật nông nghiệp, khoa
Toán và khoa Vật lý.
- Trường ĐH KHXH&NV: chọn sinh viên khoa Triết học, khoa Ngôn ngữ và
khoa Du lịch.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn
5.2.3.1. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi thiết kế sẵn
Các thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu được thu thập theo phương pháp
phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng hỏi được thiết kế sẵn.
Việc thu thập thông tin tại mỗi trường được thực hiện theo cách
“cuốn chiếu”. Thời gian để hoàn thành mẫu điều tra ở mỗi trường là 5 ngày. Điều
tra viên thực hiện phỏng vấn gồm 04 người: bản thân tác giả luận văn và 03 điều tra
viên là sinh viên đã được tập huấn kỹ lưỡng về nội dung bảng hỏi. Việc tiếp cận đối
tượng được thực hiện vào giữa giờ ra chơi hay cuối buổi học với sự giúp đỡ của
cán bộ lớp. Điều tra viên và đối tượng sẽ hẹn thời gian thích hợp để thực hiện phỏng
vấn. Không gian lựa chọn để phỏng vấn yêu cầu đảm bảo tính riêng tư, không có sự
tham gia của người thứ ba.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi13
Để hạn chế tối đa sai sót, thông tin thu được từ điều tra thực địa được kiểm
tra thủ công ngay sau khi điều tra viên thu thập tại địa bàn. Sau đó, các phiếu đã
điền đầy đủ thông tin lại được kiểm tra về tính logic của các câu trả lời một cách thủ
công trước khi nhập vào máy tính. Toàn bộ thông tin được nhập bằng phần mềm
EPIDATA 2.1. Sau đó, số liệu được chuyển sang phần mềm SPSS 13.0. Việc phân
tích thống kê được thực hiện phù hợp với mục đích phân tích.
5.2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Nghiên cứu tiến hành 10 phỏng vấn sâu bao gồm 5 sinh viên nam và 5 sinh
viên nữ thay mặt sinh viên thuộc địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn sâu cá
nhân nhằm thu nhận những thông tin định tính về hiểu biết, quan điểm và thái độ
của sinh viên đối với các vấn đề liên quan đến SKSS của sinh viên nhằm bổ sung
những thông tin mà phương pháp định lượng không thực hiện được.
5.2.4. Phương pháp phân tích
Báo cáo chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích mô tả để trình bày các kết
quả nghiên cứu thu được thông qua các so sánh như kiến thức, thái độ và hành vi về
SKSS của nam sinh viên so với nữ sinh viên, sinh viên năm thứ nhất với năm thứ
hai và thứ ba, sinh viên trường ĐHBK với trường ĐH KHXH&NV và trường
ĐHSP Hà Nội… Những phép thử thống kê như χ2 và giá trị thống kê p (p-value)
được sử dụng để xem xét sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Như đã trình bày
ở phần phương pháp chọn mẫu, trong báo cáo này, chúng tui sử dụng mức ý nghĩa
nhỏ hơn 0,05.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
1. Kiến thức tổng hợp của sinh viên về SKSS chỉ ở mức độ trung bình. Các
yếu tố giới tính, năm học và khối trường có ảnh hưởng đến hiểu biết của
sinh viên về SKSS, cụ thể là hiểu biết về SKSS của sinh viên nữ tốt hơn
sinh viên nam; của sinh viên khối trường khoa học xã hội và sư phạm tốt
hơn sinh viên khối kỹ thuật và hiểu biết về SKSS của sinh viên tăng dần14
qua các năm, sinh viên năm thứ ba tốt hơn sinh viên năm thứ hai và thứ
nhất.
2. Nguồn cung cấp thông tin về SKSS cho sinh viên hiện nay chủ yếu là các
phương tiện truyền thông đại chúng, sách báo và bạn bè; nhà trường và gia
đình không phải là kênh cung cấp thông tin về lĩnh vực này cho sinh viên.
3. Nhìn chung sinh viên hiện nay vẫn giữ quan niệm truyền thống trong nhìn
nhận đánh giá vấn đề QHTD trước hôn nhân, vấn đề trinh tiết đối với
người con gái. Hầu như không có sự khác biệt giữa các yếu tố giới tính,
năm học và khối trường của sinh viên trong vấn đề này.
6.2. Khung lý thuyết
Bối cảnh kinh tế -
văn hoá xã hội
Hiểu biết
- Vấn đề sinh sản và
tránh thai
- Nơi cung cấp dịch
vụ KHHGĐ và các
BPTT
- HIV/AIDS và các
bệnh LTQĐTD
- Nguồn cung cấp
thông tin về chăm
sóc SKSS
Thái độ
- Nhận thông tin về
các BPTT và sử
dụng BPTT
- QHTD trước hôn
nhân
- Người nhiễm
HIV/AIDS
- Trinh tiết của
người con gái
Hành vi
- QHTD
- Sử dụng BPTT
Nhà trường Gia đình Cá nhân Truyền thông
đại chúng
Bạn bè
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi15
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Cơ sở lý luận triết học Mác – Lênin
Đề tài nghiên cứu lấy lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu trong
một bối cảnh lịch sử xã hội cụ thể và trong sự vận động biến đổi, tác động qua
lại của nó với các điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của ngành
giáo dục nói riêng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn các hiện tượng xã hội trong mối quan
hệ nhân quả. Theo đó, mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại độc lập mà luôn
tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, khi nghiên cứu bất kỳ một hiện tượng,
một vấn đề xã hội nào chúng ta cũng cần đặt chúng trong một bối cảnh xã hội cụ
thể, trong một môi trường xác định, nghĩa là cần xem xét hiện tượng, vấn đề xã
hội đó trong mối quan hệ tương tác với các hiện tượng, vấn đề xã hội khác.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn các hiện tượng xã hội trong một quá trình,
nghĩa là mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại một cách bất biến mà luôn
luôn vận động, có sự hình thành, phát triển và tiêu vong. Do đó, khi nghiên cứu
một hiện tượng, vấn đề xã hội nào thì cần xem xét nó trong một quá trình và đặt
nó trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Những nguyên tắc và quan điểm của xã hội học Mác - Lênin được xác định là
kim chỉ nam xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài, do đó nó trở thành phương
pháp luận của đề tài.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, vấn đề hiểu biết, thái độ và hành vi
chăm sóc SKSS của sinh viên được nhìn nhận trong mối quan hệ tác động qua lại
với các yếu tố của môi trường xã hội chung (gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè, các
phương tiện truyền thông đại chúng) và trong mối quan hệ với các yếu tố cá nhân
của sinh viên (giới tính, năm học, ngành học).


- Câu 305b: “sinh viên năm thứ mấy?” – mã thành 3 biến: sinh viên năm thứ
nhất, năm thứ hai và năm thứ ba.
- Câu 305c: Tên trường – mã thành ba biến: trường ĐHBK, trường ĐH
KHXH&NV và trường ĐHSP.
- Câu 109: “Đã bao giờ có người yêu chưa?” – Mã thành hai biến: Đã từng có
người yêu và chưa từng có người yêu.
- Câu 110: “Hiện tại bạn có người yêu không?” – Mã thành hai biến: hiện tại có
người yêu và hiện tại không có người yêu.
(2) Nhóm biến liên quan đến điều kiện sống của đối tượng khảo sát
- Câu 101: “Hiện tại bạn đang sống ở đâu?” - Mã hoá thành 4 biến như sau: hiện
tại đang sống ở nhà riêng cùng bố mẹ, hiện tại đang sống ở nhà người thân/người quen,
hiện tại đang sống ở nhà thuê trọ và hiện tại đang sống ở ký túc xá.
- Câu 102: “Hiện tại, bạn đang sống/ở cùng với ai?” - Mã hoá thành 6 cặp biến
như sau: Sống cùng bố mẹ và không sống cùng bố mẹ; Sống cùng chị/em gái và
không sống cùng chị/em gái; Sống cùng anh/em trai và không sống cùng anh/em trai;
Sống cùng bạn bè và không sống cùng bạn bè; Sống với người thân/họ hàng và không
sống với người thân/họ hàng; Sống một mình và không sống một mình.
- Câu 103A: “Trước khi đi học đại học, bạn sống ở khu vực nào?” - Mã hoá
thành 4 biến: sống ở thành phố, sống ở thị xã/thị trấn, sống ở nông thôn, sống ở miền
núi.
- Câu 103B: “So với những hộ gia đình trong khu vực gia đình bạn đang sống,
về mặt kinh tế, bạn tự thấy gia đình mình thuộc loại giàu có, khá giả, trung bình, cận
cùng kiệt hay nghèo?” – Mã hoá thành 3 biến: Giàu, trung bình và nghèo.
- Câu 104: “hiện tại, gia đình bạn (nơi bạn đang sống) có những vật dụng nào?”
được mã hoá thành 8 cặp biến như sau: Có đài và không có đài; Có ti vi và không có
ti vi; Có xe đạp và không có xe đạp; Có xe gắn máy và không có xe gắn máy; Có ô
tô/công nông/xe tải và không có ô tô/công nông/xe tải; Có điện thoại (cố định/di
động) và không có điện thoại; Có tủ lạnh và không có tủ lạnh; Có máy vi tính và
không có máy vi tính.40
- Câu 1061: “Cho biết trình độ học vấn cao nhất của cha?” được mã thành 3
biến: Dưới trung học phổ thông (THPT), THPT và Trên THPT (trung cấp/cao
đẳng/đại học/sau đại học).
- Câu 1062: “Cho biết trình độ học vấn cao nhất của mẹ?” được mã thành 3 biến:
Dưới trung học phổ thông (THPT), THPT và trên THPT (trung cấp/cao đẳng/đại
học/sau đại học).
- Câu 1071: “Xin cho biết nghề nghiệp chính của cha?” được mã thành 2 biến:
làm nông nghiệp và không làm nông nghiệp.
- Câu 1072: “Xin cho biết nghề nghiệp chính của mẹ?” được mã thành 2 biến:
làm nông nghiệp và không làm nông nghiệp.
- Câu 108: “Xin cho biết mức độ thường xuyên của bạn trong tiếp cận
(đọc/nghe/xem/ sử dụng) các phương tiện báo chí sau: sách/báo/tạp chí, đài, ti vi,
internet?” - được mã hoá thành 4 căp biến như sau:
+ Câu 1081: Nếu đọc sách/báo/tạp chí ít nhất 1 tuần 1 lần trở lên được mã hóa
thành biến có đọc báo. Còn nếu rất ít khi đọc sách/báo/tạp chí và không đọc sẽ được
mã hoá thành biến không đọc báo, tạp chí.
+ Câu 1082: Nếu nghe Đài/Radio ít nhất 1 lần trong tuần trở lên, được mã hoá
thành biến có nghe Radio. Còn nếu là rất ít khi nghe và không bao giờ nghe được mã
hoá thành biến không nghe Radio.
+ Câu 1083: Nếu xem tivi ít nhất 1 lần trong tuần trở lên được mã hoá thành có
xem tivi. Nếu rất ít khi xem và không xem được mã thành không xem tivi.
+ Câu 1084: Nếu sử dụng internet ít nhất 1 lần trong tuần trở lên được mã hoá
thành có sử dụng internet. Nếu rất ít khi và không bao giờ sử dụng được mã thành
không sử dụng internet.
Để tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến kiến thức chung về SKSS/TD của sinh viên,
chúng tui sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính (Regression -> Linear Regression), đưa
tất cả các biến độc lập đã được xác định ở trên và biến phụ thuộc là tổng điểm kiến
thức về SKSS/TD của sinh viên vào mô hình, sử dụng phương pháp Enter. Kết quả
như sau:
Hệ số tương quan bội R=0.405 phản ánh có mối liên hệ giữa các yếu tố thuộc
đặc trưng cá nhân và điều kiện sống của sinh viên và kiến thức về SKSS/TD VTN/TN
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi41
của họ, tuy nhiên mối liên hệ này không chặt chẽ. R2=0.164 cho biết mô hình trình
bày dưới đây chỉ giải thích được 16,4% sự biến thiên của kiến thức về SKSS/TD
VTN/TN của sinh viên.
Bảng 1: Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến đánh giá tác động của các yếu tố
thuộc đặc trưng cá nhân và điều kiện sống của sinh viên
đến kiến thức về SKSS/TD của họ

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu thực trạng đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán do công ty TNHH kiểm toán An Phú thực hiện Luận văn Kinh tế 0
B Tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông của Trạm khuyến nông huyện Đông Anh - Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
W Tìm hiểu thực trạng xóa đói, giảm nghèo tại huyện chợ mới, tỉnh An giang từ năm 2001 đến nay Kiến trúc, xây dựng 0
S Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về an ninh mạng và biện pháp khắc phục Công nghệ thông tin 0
T Tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của Trạm và định hướng trong tương lai Luận văn Kinh tế 0
A kiến thức đã tìm hiểu được trong thời gian thực tập tổng hợp - Thực trạng các Website đã và đang được thiết kế tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H Tìm hiểu thực trạng bảo hiểm xã hội ở Viêt Nam Luận văn Kinh tế 0
V Tìm hiểu về thực trạng công tác Bảo hộ lao động trong Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top